loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-05-2020

Câu hỏi:

Kể từ hôm viết thư cho thầy 15/5/2020 mô tả về cái “thực thể” con đã nhận biết và nhận được lời khuyên quý báu của Thầy, con thấy hoan hỷ vô cùng, đặc biệt là lời nhắc nhở con chớ vội vàng cho “nó” là gì, đó “là ta, tự ngã của ta hay của ta” hay gì gì đó, chỉ xem nó đúng như nó là như thế thôi.

Hôm qua con lại bắt đầu nghe lại Pháp của Thầy giảng về các cấp độ của nhận thức, rồi đột nhiên người con run lên khi nhớ lại một bài kệ Quán tưởng khi tụng kinh A-di-đà (trước đây vài năm con rất hay đọc, con là người Hà Nội nên bị ảnh hưởng nhiều của Đại Thừa, sau rồi con tự nhận thức thấy Kinh Đại Thừa mông lung đầy ảo ảnh nên con mới tìm đến Kinh tạng Nguyên thủy cho dễ hiểu). Hôm qua con lại nhận thức thấy bài kệ này rất trung thực, chứ không ảo ảnh tí nào. Thầy nói đúng quá, tất cả các con sóng (to, nhỏ, bình yên hay ồn ào, cuồng nộ…) thì bản chất vẫn là nước thôi, Phật đạo ở các tông phái khác nhau chỉ khác nhau bên ngoài văn từ, hình thức thể hiện thôi, bản chất vẫn chỉ về Một.

Bài kệ đó là (Bản tiếng Việt):
Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới Đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo toạ thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

Bản Hán Việt:
Năng lễ sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì.
Ngã thử đạo tràng như Đế châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung.
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
(Nguồn: http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/thuatngutrongquantuong.htm)

Cảm hứng quá, con có mấy ý thơ này tặng Thầy (con biết thơ của Thây rất hay và sâu sắc, nhưng con cứ mạnh dạn ạ), và nhân tiện Thầy cũng sửa cho con nếu chỗ nào trong ý thơ nhận thức còn chưa đúng ạ.

Vào ra sinh tử mới lo tu
Đắm trong kinh luận khác chi mù
Một rừng chữ nghĩa sao thấu tỏ
Ngay đây trực nhận pháp thiên thu

Con Thành kính tri ơn Thầy
Con chúc Thầy và các đạo hữu AN VUI!
Con: Toàn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thấy mỗi khi đau khổ chuyện gì, bản thân con nếu đem sự đau khổ ấy so sánh với người khác, nếu thấy họ còn khổ hơn mình thì liền cảm thấy dễ chịu. Sau rồi con thấy, mặc dù cách đó rất hiệu quả, nhưng có thể cũng chỉ là pháp đối trị, ở đó còn sự phân biệt sướng - khổ. Và thực sự không gíup ích gì cho việc nhìn ra sự thật nơi mình. Gần đây, con cũng mới mơ hồ hiểu được chút ít, vì sao hiểu ra chính mình mới là điều quan trọng nhất!
Mong được Thầy soi sáng ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, một người bị tâm si nặng hay tâm vô ký thì cách duy nhất là luôn trọn vẹn biết mình. Đến khi tánh biết nhờ thấy ra thân thọ tâm pháp mà được phát huy, khi tánh biết phát huy sẽ tự động hoá giải những tâm khí vô ký, si mê.
- Còn nếu dùng lý trí kiến thức mỗi khi những tập khí này xuất hiện thì cũng chỉ cạn cợt, hời hợt nên sinh ra phân vân nghi hoặc mà tập khí si mê, vô ký vẫn chìm trong tiềm thức.
- Đối với người nặng về nghiệp si mê, vô ký chỉ cần buông lung là lập tức bị sai sử đi làm điều xấu, nếu đã lỡ làm và bị đau khổ thì qua đó học ra bài học nhân quả do chính mình, tự chính mình chịu trách nhiệm cho dòng nghiệp của mình đúng không ạ?
- Con thấy rằng người càng suy nghĩ nhiều, luôn dùng lý trí kiến thức lại là người có tâm si nặng, điều này do chính con trải nghiệm ở mình. Có những sự việc con càng cố dùng lý trí để giải thích thì càng rắc rối, có những việc khi con làm con nhận ra những suy nghĩ khởi lên mà do con không làm chủ được như có một tập khí suy nghĩ nào đó tự trồi lên. Nên con thấy ra trong lúc làm công việc tay chân nếu như chánh niệm trọn vẹn thì không hề khởi lên suy nghĩ gì mà tâm vẫn chú tâm trong công việc đó.

Những điều trên nếu Thầy thấy điều nào chưa đúng xin chỉ dạy lại giúp con để con tiếp tục con đường tu tập, bản thân con là người mang nặng nghiệp si. Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2020

Câu hỏi:

Bạch Sư,
Tình cờ gần đây có người bạn cũ giới thiệu một pháp thoại của Sư, và sau một vài bài pháp thoại khác, những điều Sư giảng đều giống như những gì tôi tự tìm ra qua những khổ đau, khốn khó trong suốt cuộc đời. Khổ đau liên tục đến, nhưng mỗi khổ đau dường như chỉ để giới thiệu một bài học gì đó. Chừng nào bài học chưa rõ hiểu, thì khổ đau cứ tiếp diễn, hoặc lặp đi lặp lại. Sau mỗi bài học, khổ đau sau càng sâu hơn, phức tạp hơn, tinh tế hơn.
Nay khổ đau có đến thì tâm chỉ lặng lẽ ngắm nhìn và xem bài học nào đang ẩn kín trong đó. Tất nhiên, khổ đau đến trong đời sống hàng ngày, chẳng phải là khổ đau tự tạo hay tưởng tượng. Điều lạ là, sau mỗi khổ đau, sau mỗi bài học, cuộc sống dường như đổi sang giai đoạn khác.
Từ thời còn thơ ấu, đôi khi có những khoảnh khắc chợt đến khi tâm đột nhiên trong vắt, lặng lẽ, mọi vật dường như liên đới thành một thực thể, mọi vật đều rõ tận mọi chi tiết chi li; có khi mọi vật như sáng rực, bừng chiếu; có khi chỉ là lặng lẽ như ánh trăng đêm trong rừng vắng. Âm thanh hoặc mọi chuyển động vẫn như bình thường, nhưng đồng thời dường như chẳng có gì thay đổi, chuyển biến. Có lúc, chỉ còn sự vắng lặng, không có cảm giác gì về biên giới, giới hạn; không có cả tâm luôn, chỉ có cái biết, cái thấy.
Những khoảnh khắc này đột nhiên đến, không thể nào biết trước. Hiện tại, đời sống vẫn đầy lo toan, tất bật, nguy khốn từng ngày. Nhưng đó là cuộc đời, không thể trốn chạy; cái gì đến thì tùy nhân duyên đó mà giải quyết. Câu hỏi ở đây là, có gì sai sót trong cuộc sống hay không?
Mong Sư chỉ giáo. Nếu Sư quá bận không thể có thì giờ cho câu hỏi này, thì cũng không sao, xin Sư đừng bận tâm. Xin kính chúc Sư pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu.
Chân thành đảnh lễ,
Huyền Nguyên Vô Tịch

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, dù là dính mắc vào bất kì điều gì, bị chi phối hay khổ đau với bất cứ ảo tưởng nào, nếu như mong muốn thoát ra thì lại càng dính mắc, càng vùng vẫy thì lại càng đắm chìm. Còn ngược lại buông xuôi để mọi thứ tự trôi lăn để rồi mãi trầm luân, trôi lăn trong đáy thẳm. Chỉ có một cách duy nhất đó là nhẫn nại, chịu đựng trước khổ đau dày vò, trầm tĩnh, bình thản, sáng suốt trước những uất ức để THẤY mà trong đó không có bất kì ý muốn nào cho đến khi pháp tự hoá giải. Con xin cám ơn sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Phân vân rất nhiều, con mới dám mạnh dạn viết gửi Thầy vì con biết rất nhiều người khác đang cần sự hướng dẫn của Thầy hơn con, mà con thì cũng không biết viết cho Thầy như thế nào, nhiều khi con định viết hỏi Thầy rồi lại tự tìm câu trả lời, rồi lại phân vân và cứ như vậy. Một phần con tự thấy xấu hổ vì còn phạm giới (nghiện thuốc lá và hay uống rượu khi tiếp khách làm ăn kinh doanh), không xứng là đệ tử của Thầy.
Duyên con biết đến Phật đạo một phần do bản tính tò mò, muốn tìm hiểu cái lạ, cái mới (từ máy móc, thiết bị… cho đến mọi sự vật hiện tượng, đến các hiện tượng tâm linh); phần khác do mẹ con bị bệnh tim (rung nhĩ), lên cơn tim đau đớn (dù đã can thiệp ngoại khoa); lúc đó có một vị thầy đông y bốc thuốc và khuyên mẹ con đọc tụng Chú Đại Bi – lời Việt. Thấy mẹ con đau mà còn phải tụng đọc âm Hán Việt của bài Chú nên ngắc ngứ, khổ sở quá, nên con lên mạng tra cứu tìm hiểu nghĩa tìm cách giúp mẹ dễ dàng đọc tụng hơn... và con là người đọc tụng rất nhiều thay mẹ mong mẹ đỡ đau. Thật may mẹ con giờ không đọc tụng gì cả nhưng sự đau đớn giảm rất nhiều, thỉnh thoảng chỉ còn cảm giác mệt nhẹ và hơi khó chiu.
Cuộc sống của con rất bình thường, không nổi trội, cũng không thấy gì khổ đau hay sung sướng quá, từ bé con không tôn thờ hình tượng ai hay điều gì. Rồi cứ thế, sự tò mò của con vể Phật đạo từ lịch sử, các tư tưởng, trường phái… rồi thấy thích thú khi đọc về Danh, sắc… trong Cẩm nang nghiên cứu Thắng Pháp của Ngài Sayadaw U Silananda. Nhưng càng đọc càng thấy sao Phật đạo phức tạp quá vậy, tính con thiếu kiên trì mà lại luôn khởi sinh tư tưởng phản biện mỗi khi định quyết tâm làm gì đó… Tuy nhiên, hành trình đã qua cho con thấy được hình tượng mình tôn thờ, đó là Bậc Đạo sư có trí tuệ Vô Biên, Đức Hạnh Tròn Đầy, Vô lượng Từ Bi, Đức Phật Gotama. Quan trọng hơn nữa Đức Phật, Ngài là một con người bình thường, bằng xương bằng thịt. Con quay lại tìm hiểu những điều cơ bản nhất trong Phật đạo, và con nghĩ cách đơn giản nhất là thực hành.

Con tự học Pháp, hành Pháp và thực hành thiền qua những tài liệu con có được trên mạng internet. Một lần thiền, con bị rơi vào trạng thái không trọng lượng, hụt hẫng, nhưng sáng dậy rất khỏe và tỉnh táo. Một lần thiền khác, con thấy một mặt trời sáng lòa, mãnh liệt (nhưng rất dễ chịu, không chói mắt) từ trên đỉnh trán rồi từ từ hòa tan vào trong người với cảm giác rung động nhẹ dễ chịu, mát mẻ trong một một khóa thiền Niệm Ân Đức Phật - Araham do một vị Thiền sư - tiến sĩ ở Sri Lanka tổ chức. Con thấy ích lợi của thiền nên hướng vợ, con trai và con gái thực hành (may là vợ con rất tín tâm, ủng hộ). Con thấy những phương pháp đã thực hành có điều gì đó chưa thỏa đáng hoặc chưa phụ hợp với mình, con tiếp tục mày mò tìm hiểu Phật đạo để thực hành, tình cờ hơn một năm trước con có đọc một bài Pháp của Thầy, và cứ thế con cứ lẽo đẽo âm thầm theo Thầy ngày càng nhiều từ bấy đến giờ.

Nghe và đọc Pháp của Thầy giảng và trải nghiệm thực hành trong đời sống, con nhận thức được một điều, ngôn ngữ thật khó mà nói đúng, diễn tả đúng với sự thật, càng khó để diễn đạt những điều mà các bậc Giác ngộ đã trải nghiệm, dù đó là ngôn ngữ nào chăng nữa. Những lời gần gũi nhất mà Thầy đã cố gắng truyền đạt còn khó cho chúng con thực hành huống hồ thứ ngôn ngữ chúng con xa lạ. Bố mẹ con rất hiền hậu nhưng lại tỏ vẻ cái gì cũng biết và không muốn nghe những điều con hiểu được và nói ra trong Phật đạo; từ ngữ, lời nói sao mà khó diễn đạt được những thứ con cảm nhận được đến thế.

Khoảng 5 tháng trở lại đây con chủ yếu chỉ còn đọc và nghe Pháp của Thầy và thực hành ứng dụng trong công việc, xã hội, gia đình… Con thấy ra được vài điều trong đời sống nhưng thực sự thì con chưa trải nghiệm thực tế nào đáng kể để có thể lồng ghép được với các danh từ mà thầy đã chế định như “Rỗng lặng, trong sáng hay định tĩnh trong lành…”, nhưng con thường xuyên quan sát thân tâm trong mọi tình huống, bối cảnh (trừ những lúc thất niệm).

Do nghe và đọc Pháp qua mạng từ Thầy nhiều và đặc biệt là trong mấy ngày cách ly do dịch Covid, nên cứ hễ ngồi buông xả, nhắm mắt lại là con lại thấy mình tự tâm sự với Thầy, hỏi han các vấn đề khúc mắc trong thực hành với Thầy. Rồi trong một bài Pháp, Thầy đã dạy, hãy quên hết lời Thầy đi, thế là cả 1 tuần con chỉ xem phim (con thích phim khoa học dựa trên các luận thuyết của các nhà khoa học về không-thời gian), không nghe Pháp nữa.

Tuần trước, tình cờ trong một lần ngồi thư giãn buông xả trước khi đi ngủ (chúng con hay làm việc này trước khi ngủ), con mới lơ mơ trải nghiệm thực tế được một “thực thể”. Con xin mô tả vì con không biết đặt tên nó là gì ạ. Trạng thái lúc đó là con như mơ, như tỉnh. Mơ vì thấy thấy thân tâm lắng xuống, dịu nhẹ. Tỉnh vì vẫn thấy phóng tâm (các hình ảnh, ý nghĩ liên tục sinh diệt, thay đổi), các cảm giác ở cơ thể (tê, mỏi...), sự chuyển động của cơ thể khi thở, tình trạng hơi thở lúc ngắn lúc dài, lúc nhanh, lúc chậm… Thế rồi như có ai đó nhắc nhở “bạn đang tìm gì vậy và đang làm gì vậy…?” ở trong đầu, con nhận ra có một “thực thể” vẫn ở đó dõi theo mình. "Thực thể” này không có hình, không có tướng, không mùi, không màu… chẳng có gì cả, chẳng là ai cả; “thực thể” này rất vô cảm đúng theo nghĩa đen, nó chẳng làm gì cả, chẳng tác động gì khi thấy tình trạng thân tâm của con lúc đó (lúc đó con vẫn thấy cảm giác ở thân tê-mỏi, sự thở và chuyển động cơ thể qua sự thở… sự phóng tâm - vẫn đang diễn ra nhưng rất nhỏ… và các cảm giác xung quanh). Tuy nhiên, “Thực thể” này lại bao trùm tất cả, “nó” biết hết và chẳng làm gì cả, những sự thay đổi, lăng xăng chuyển động của thân tâm giờ đang nằm trong “nó” bé nhỏ và rất yếu ớt; tất cả lúc đó chỉ là một thứ gì đó duy nhất. Rồi các suy nghĩ trong đầu con phát sinh như sau: “Thực thể” này tồn tại mọi lúc, mọi nơi, mọi không gian, mọi thời gian... hay nói cách khác đối với “nó” không có gì gọi là không gian hay thời gian cả, chỉ có điều mình có nhận thức được “nó” hay không mà thôi và con còn cảm nhận thấy “Thực thể” này còn có thể biết nhiều hơn nữa ngoài thân tâm con. Cảm nhận của thân con lúc đó cũng hơi mát mát, nổi da gà nhẹ chứ không mãnh liệt như cảm giác “mặt trời” hòa vào mình như lần trước.
Kính mong thầy cho con lời khuyên về nhận thức và các hiện tượng con đã trải qua để con không bị sai đường ạ!
Khi nào hội đủ phước duyên, con mong được gặp Thầy!
Con thành kính tri ơn Thầy!
Con: Tô Toàn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con có 1 vấn đề thắc mắc xin thầy chỉ bảo giúp con ạ. Đêm qua khi ngủ vai bên phải của con đau nhức chịu không nổi, nhức ở trong xương tủy, còn đầu thì cũng nhức. Con thấy khó chịu vô cùng, sau một hồi con chợt nhớ đến lời thầy dạy là phải trở về trọn vẹn với cái đang là, cảm nhận nỗi đau chứ không phải chống đối lại. Vậy là con buông lỏng người ra để cảm nhận cái đau, con buông lỏng chỉ vì mong muốn cho hết đau thôi. Sau đó con lại nhận ra mình làm như vậy cũng chưa đúng vì còn có ý đồ muốn hết đau, mình chỉ buông lỏng, cảm nhận trọn vẹn cái đau đang diễn ra chứ không được có ý muốn gì vào hết. Con chợt nhớ đến lời thầy dạy là phải tự nhiên và vô tâm. Thưa thầy con suy nghĩ và hành động như vậy đã đúng chưa ạ, xin thầy hoan hỷ giải đáp giúp con ạ. Và thầy ơi, cơn đau hôm qua thật không dễ chịu chút nào ạ. Sau khi cơn đau lắng dịu xuống trong con có cảm nhận là cơ thể này sao mỏng manh nhỏ bé thế. Con xin thầy từ bi khai thị giúp con ạ. Con kính xin đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Sau thời gian dài học Phật và chiêm nghiệm, quan sát thân - thọ - tâm - pháp, tối hôm qua con chợt nhận ra:

Tâm thế gian gọi là tâm “bình thường” thì giống như là tâm đang nằm mộng.
Tâm thế gian gọi là tâm “giác ngộ” thì thực ra là tâm bình thường. Vì “bình thường” nên thấy rõ mọi sự, vì “bình thường” nên đã đầy đủ không còn tham vọng gì thêm.

Con thấy vậy có đúng chưa ạ? Nhờ Thầy chỉ dẫn giúp con.
Con cám ơn Thấy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy ! Con xin trình Pháp và chiêm nghiệm bản thân của mình thấy ra .Thầy thường dạy ''quay về chính mình, nương nhờ vào chính mình'' Cuối cùng con cũng phát hiện ra là từ bấy lâu nay chính cái Ta ảo tưởng (ẩn nắp sau cái Ta ảo tưởng chính là Bản Ngã Tham, Sân,Si….) tưởng nhầm tất cả chúng là Ta, biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp rồi chính cái Ta ảo tưởng này đã đồng hóa với cái Ta thật (cái Ta thật chính là cái đang là và nó chính là con người thật của mình), mà ta đã đánh mất từ vô lượng kiếp đến ngày hôm nay nó không thể đánh lừa được nữa, bộ mặt thật của cái Ta ảo tưởng đã bị phát hiện rồi và kể từ đây nó không tạo tác sinh. Khi nó khởi lên liền biết nhưng cứ để cho nó tự sinh tự diệt bằng cách THẬN TRỌNG CHÚ TÂM QUAN SÁT VÀ TINH TẤN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC mà Thầy đã dạy. Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay con thấy mọi chuyện đến với bản thân nói riêng và con người nói chung đều là biến đổi khôn lường, mà trong cái ập đến đó sẽ có cái làm cho ta chịu khổ rất lớn, khi nỗi khổ đó lặp đi lặp lại đến đúng thời điểm sẽ như đòn bẩy đẩy ta đến cái mốc là có ai đâu để thoát khỏi cái trói buộc này, không có ai hết để chịu khổ cả, vậy đó là vô ngã. Cái thấy về vô thường, khổ, vô ngã của con hôm nay là như vậy.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »