loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-01-2020

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy, thầy có trả lời phật tử là khi trở về với thực tại, các mức độ thấy ra (tuệ tri) từ “nông” tới “sâu” như sau:
1/ Vô thường
2/ Sinh diệt
3/ Duyên khởi
4/ Vô ngã
5/ Như nó đang là
6/ Tâm không
7/ Niệt bàn…
Con thấy đề tài này rất hay. Các Phật tử tu học từ sự hướng dẫn của thầy thường là tự mình soi sáng lại chính mình, không có phương pháp, không có tổ chức. May mắn là thầy còn sống nên con thấy cần thiết sẽ hỏi thẳng thầy để tránh tình trạng hiểu sai, hành sai, ngộ nhận về trình độ thấy pháp của chính mình.
Đứng trên phương diện lý trí thì con có cảm giác là mình thấu suốt được 6 mức chỉ trừ Niết-bàn. Mức nào mình cũng có thể giải thích được. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Muốn biết thực tế này cũng dễ thôi. Tự mình xóa hết những thông tin từ những bài pháp mà thầy đã giảng. Tự dưng thấy mình chẳng hiểu vô thường, sinh diệt,… gì cả. Chứng tỏ con chưa thực chứng những mức độ trên. Cái cảm giác học bài, hiểu bài từ sự nghe pháp rất dễ bị ngộ nhận về những gì mình đã thực chứng.

Về phần con thì bắt đầu hiểu tuệ tri là gì. Tuệ tri chính là thái độ trọn vẹn và biết mà như không biết thực tại thân, thọ, tâm, pháp. Cái biết không qua khái niệm, tất nhiên là không qua khái niệm vì lúc tánh biết xuất hiện thì cái ta lý trí tạm thời chìm xuống. Cái biết này có một năng lực kỳ lạ. Ngay lúc tánh biết xuất hiện thì biết rất rõ tập khí sinh diệt, trọn vẹn với tập khí sinh diệt. Nhưng qua rồi thì thôi hoàn toàn không lưu lại gì trong bộ nhớ. Khi trở về với đời sống ý thức thì những cái lăng xăng từ tập khí khởi lên đoạn giảm rất nhiều. Còn về phương diện đời sống ý thức thì thấy ra được khi không có bản ngã chen vào hoạt động tương tác giữa thân, tâm, cảnh thì hoạt động này diễn ra chính xác và bình lặng hơn nhiều khi có cái ta chen vào sử dụng pháp theo ý đồ chủ quan của nó. Nếu tiếp tục trình bày con có thể lý luận về vô ngã nhưng đó không phải vô ngã mà thầy đã khai thị, đó chỉ là sản phẩm tư duy của cái ta lý tri mà thôi. Con xin dừng lại.
Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Bao năm qua với Tâm hân hoan đón chào trải nghiệm mới, thấy biết mới, trên thực tại nơi tự thân, con buông ngôn từ ngữ nghĩa học hiểu, thay vào đó Con mở trang kinh vô tự nơi Cuộc Sống với sự dẫn dắt của Thầy, con luôn thấy mình rất may mắn đã thoát ra khỏi sự tu mù, buông kinh điển nhưng không phải xa rời lời Phật lời Thầy. Hôm nay duyên cớ mà con trình với Thầy là về cách đây ít tháng có một vị Sư trẻ tặng con cuốn sách "Hợp tuyển những lời Phật dạy từ kinh tạng Pali" do ngài Bhikkhu Bodhi biên soạn cuốn sách khổ lớn trên 600 trang con đã đọc xong, đọc như nuốt từng chữ từng câu, đọc đến đâu con tỏ rõ và hoan hỷ đến đó như sự phản chiếu soi sáng, từ xưa đến nay con chưa từng có những phản chiếu soi sáng hoan hỉ khi đọc kinh sách như vậy tuy có những điều con phải xếp lại và nghiệm tiếp. Nếu cuốn sách này đến với con từ mấy năm về trước thì con cũng chỉ thêm thắt chữ nghĩa và rồi vẽ rắn thêm chân Bản Ngã to ra. Lành thay! đúng như Thầy nói "Pháp không phụ ơn người muốn nghiệm bài học của Pháp, Thuận pháp pháp hộ trì" khi thấy biết chân chính, dẫn đến hành động, nói năng, suy nghĩ chân chính. Hoan hỉ thay! Duyên Lành suốt thời gian gần 8 năm trôi qua con buông ngôn từ ngữ nghĩa rỗng tuếch và thay vào đó con ứng dụng lời Thầy đưa Tứ Diệu Đế lời Phật dạy vào cuộc sống đời thường, đâu là khổ, đâu là nguyên nhân gây khổ, đâu là sự diệt khổ và đâu là con đường đưa đến sự Tận Diệt của khổ, để rồi biến thực tại Cam Go thành an vui Niết bàn.
Bây giờ lại một lần nữa duyên cuốn sách đã phản chiếu trong con phơi bày một sự thật về chân lý sinh, già, bệnh, chết, ngay thân ngũ uẩn này, nơi hiện tại đây. Thấy biết với con lúc này không còn nằm nơi sự học hiểu nữa. Đúng là sự học hiểu và thể nhập pháp khác nhau xa Thầy nhỉ. Thời gian qua Thầy dạy con tuy không thấy phật phật trời trời thánh thánh, không có quá nhiều ngôn từ ngữ nghĩa kinh điển nhưng Thầy đã thiện xảo uyển chuyển trong trí tuệ, Thầy đã giúp con thấm nhuần lời Phật dạy bằng cách con phải tự bước bằng đôi chân của chính mình ngay nơi thực tại của chính con và đúng như vậy. Ngày trước khi chưa gặp Thầy con đã thuộc Tứ Diệu Đế cái thấy biết không đầy đủ, thực hành cũng vậy, lát gừng lát tỏi đôi khi chân dưới đất mà đầu trên mây, ngã mạn cống cao mà mình không hay, gặp Thầy rồi cái ngã xẹp dần khi mỗi lần dọn rác trong tâm. Thầy ơi điều này con hoan hỉ lắm, thi đậu bài học này lại tới thi bài khác trên pháp đến đi, để thấm nhuần Lời Thầy không phải một sớm một chiều phải có bề dày chiêm nghiệm nơi tự thân trong cọ xát nơi mọi hoàn cảnh môi trường trong mọi oai nghi cũng như nơi cảm xúc, cảm giác, cảm thọ, pháp hành mà Thầy chuyển trao vô cùng Thậm Thâm Vi Diệu!
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con xin trình bày sự thực nghiệm của con trong thời gian qua và kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con.
Con luôn nhắc nhở mình quay trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với những gì đang diễn ra. Lúc vô sự thì sáng suốt, định tĩnh, trong lành; khi có hữu sự thì thận trọng, chú tâm, quan sát. Một thời gian con thấy bản ngã tách rời khỏi sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho nên đau khổ phiền não không kéo dài triền miên như trước nữa. Thế rồi hàng ngày con luôn tinh cần tinh tấn không đánh mất mình khi thân tâm tương giao với ngoại cảnh, nếu có quên thì con lại nhắc nhở mình quay trở về.
Rồi như thế sau một thời gian con thấy rằng: Thực ra chẳng có cái ta nào cả, trên thực tế đó chỉ là ảo tưởng mà mỗi người tự dựng lên cho mình. Trước đây, những hiện tượng đến đi con chỉ thấy và thấy, qua đó thấy được sự sinh diệt của chúng. Nhưng sau một thời gian, những hiện tượng đến đi đó con lại thấy nó không có sinh diệt mà chỉ thấy mọi thứ như nó đang là, mặc dù nó vẫn có đến và đi. Bây giờ, những gì đang xảy ra con không hề tác ý, không tưởng tượng hay phân tích mà giờ đây chỉ thấy như thế nào thì thấy đúng như thế.

Thưa thầy! Đúng là sống trọn vẹn tỉnh thức với những gì đang xảy ra mới chính là năng lực cao nhất của tâm. Khi sống như vậy con không hề dùng bất cứ một sự dụng công nào cả mà tự nhiên GIỚI ĐỨC được tự hiển bày, ĐỊNH cũng tự nhiên mà vào, TRÍ TUỆ cũng từ đó mà phát huy. Giờ đây tham sân trong con đang dần đoạn giảm, con cũng không còn nghi ngờ gì về con đường mà mình đang đi nữa, con cũng không nương tựa vào bất kì một hình thức hay một phương pháp nào để được bình an nữa.

Con thưa thầy! Nhiều lần con đang đi trong một sat-na tự nhiên sự thật được hiển bày, những thắc mắc mà trước đây con không lý giải được thì cũng tự nhiên sáng tỏ và cách đây khoảng mấy tháng khi ngồi giữa đám đông, trong một niệm con hòa vào sự thanh tịnh trong sáng thấy tâm con và mọi người đều sáng suốt như nhau, lúc đó con thấy chẳng có thiện ác, đúng sai,... gì cả. Con thường nghe người ta nói "Thời gian qua rồi thì không thể lấy lại được tức thời gian VÔ SỞ TRỤ" phải không thưa thầy? Vậy con sẽ tiếp tục chiêm nghiệm sự sống mà không dừng lại ở bất cứ đâu cả.
Những điều con trình bày có gì còn vướng mắc, kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con.
Tận đáy lòng con thành kính tri ân thầy và kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe!
Con TT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông hai ngày qua con có trải nghiệm cảm giác tự nhiên vô tâm, sáng suốt định tĩnh trong lành, thấy biết tự nhiên. Con thấy lần này con làm khá tốt, con đi kinh hành để tâm rỗng lặng, cảm nhận bước chân, xúc chạm của chân trên đường, cảm nhận gió xúc chạm qua da, tai nghe tiếng chim hót, tất cả đến tự nhiên và con nhận biết tự nhiên. Ngôn ngữ cũng it khi khởi, có khi khởi lên con chỉ chú tâm hơn một chút quan sát nó thì nó tự nhiên hết mà con không có ép buộc đè nén nó. Khi con đi ngoài chỗ có ánh đèn thì sự chú tâm của con bình thường nhưng khi đi vào bóng tối thì sự chú tâm lắng nghe của con tự điều chỉnh thận trọng hơn (vì cảm giác sợ sự nguy hiểm trong bóng tối) khi đi bình thường con cũng chú tâm bình thường, chỉ biết mình đang đi nhưng khi có người đi ngược chiều lại gần thì con cũng tự điều chỉnh sự chú tâm để tránh họ.
Tuy vậy nhưng cũng có ngày con thấy sự thấy biết lại không được như vậy, có khi con lại dễ xao lãng mất tập trung hơn, nhưng con cũng không phiền não mà con hiểu rằng thân tâm mình nó vô thường như vậy đó. Có ngày tâm sẽ dễ dàng trong sáng chánh niệm, có ngày lại không được như thế vì bản chất thân tâm mình là vô thường, vì vô thường thay đổi liên tục nên nhiều khi cũng sinh bức bách khó chịu nhưng nhìn kĩ lại nó không có chủ thể nhất định mà do nhân duyên hội tụ như do thời tiết khí hậu, sức khỏe tâm sinh lý hay do mắt thấy tai nghe điều gì đó mà tác động đến trạng thái thân tâm như vậy, dù trạng thái thân tâm có thay đổi thì cái thấy vẫn thấy đúng cái trạng thái đó, mệt thấy mệt, khỏe thấy khỏe, định tâm thấy định tâm mà tán loạn thấy tán loạn. Cứ thấy đúng vậy thôi.
Nhưng thưa sư ông, nhiều khi mình làm việc hay đi học, nó có hạn về thời gian mà mình phải làm ngay cả lúc mình không muốn làm. Vậy mình nên thương lượng với cái tâm chán nản buồn chán như thế nào khi mình cần phải làm việc cho kịp thời gian ạ? Con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, nếu thời gian không phù hợp và Thầy bận quá thì Thầy cứ bỏ qua câu hỏi này của con.

Thầy ơi, con lớn lên trong sự so sánh hơn thua mà phụ huynh áp đặt lên. Con học hành trong sự kỳ vọng của thầy cô, thậm chí có nhiều người đặt hết niềm tin vào giúp đỡ. Con học hành cũng không hoàn toàn là suông sẻ, nhưng vẫn tốt nghiệp đại học hạng ưu ở một trường quốc tế đắc đỏ. Về việc học của con, cha mẹ phải bán đất, lấy ra tiền dành dụm.

Vậy mà ở năm cuối đại học, con lại có ý định đi tu. Tốt nghiệp thì con muốn xuất gia luôn, nhưng lúc đó con còn ràng buộc, con không thể bỏ lại cha mẹ. Cho đến giờ con nghĩ quyết định ở lại với cha mẹ là một quyết định đúng đắn, vì con học được rất nhiều bài học từ cuộc sống.

Cuộc sống cũng đã dạy con nhiều điều khi con cố phấn đấu lập nghiệp, "làm một cái gì đó", nhưng dần dần con thấy mọi cố gắng nổ lực đều vô ích. Chỉ có trở về "thời vị trung chính" mới là đúng nhất, đôi khi con cũng vui vẻ trong chân đế. Nhưng về tục đế thì con không biết làm sao cả. Nhà con có chút tiền, con lại được cha mẹ cho thừa kế một khoản, nên bây giờ con và cha mẹ cũng áo cơm không lo, chỉ lo ở nhà có gì làm được cho cha mẹ thì làm.

Chuyện thị phi ở đời, chuyện người khác đã từng đặt kỳ vọng vào con, đều làm cho con ngợp thở. Sắp đến Tết rồi, con cũng không có bao lì xì gì. Con không có việc làm, không thành công ở lĩnh vực nào. Con sợ ánh mắt kì thị, khinh thường của người khác, lại là sự tiếc nuối mỗi khi ông con nhắc đến con. Con sợ ánh mắt những đứa trẻ ngây thơ khi hỏi cha mẹ nó về con, rồi vòi vĩnh lì xì. Trong dòng họ, anh chị em với nhau, họ đều "bình thường" và thành công, lại thích hưởng thụ cuộc sống nên có thật nhiều đề tài để nói, để đi chơi, con thì không có gì, có chăng chỉ xã giao bắt chước họ cho vui vậy thôi. Con nhìn người khác mà cảm thấy con như vịt con xấu xí vậy.

Con không biết làm sao sống được ở tục đế cả. Dù biết rằng trong đời này, bài học về cái ngã của con cũng chừng đó, nhưng mà sao khó quá. Chỉ khi trở lại chân đế thì mọi đau khổ mới chấm dứt, mà khi đụng chuyện với người khác thì lại bị quy chuẩn ràng buộc, áp đặt. Nhưng tục đế vẫn là như vậy. Con xin phép được hỏi Thầy và xin lời khuyên từ Thầy. Con xin tri ân Thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Cũng đã lâu rồi con không viết thư trên trang, Thầy vẫn khỏe chứ ạ và việc Phật sự chắc vẫn rất nhiều, bận rộn phải không ạ?
Thời gian trước, sau một thời gian nghe pháp thoại, đọc kinh, thực hành thì con thấy tương đối thông suốt. Con nhận thấy rằng dù Pháp Phật, lời thầy dạy là mênh mông, chìa khóa cũng là gói gọn trong chữ hiện tại. Chỉ cần sống được trong hiện tại là đủ hết rồi, chứ không phải làm thêm gì nữa. Và trong hiện tại đó con chỉ cần thận trọng, chú tâm, quan sát là được rồi. Con thấy như thế có đúng không thưa Thầy?
Rồi khi mà đã thông suốt được điều đó, con gác những cuốn kinh, những bài pháp thoại để trở về đời sống thực. Nói là gác lại nhưng thực ra con vẫn nghe pháp thoại nhưng ko nhiều như trước và chỉ nghe như một món giải trí, yêu thích hay cho dễ ngủ. Hoặc có khi bận quá cũng ko nghe. Con dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động sống thực, công việc, nấu ăn, chơi với trẻ con, học thêm chuyên môn nghề nghiệp. Những công việc mà trước đây vài năm khi thời gian có biến cố đến trong cuộc sống của con, con đã chán ngán không còn muốn đụng vào nó nữa thì giờ con đã lấy lại được những niềm vui sống khi làm nó, giờ với con những hoạt động sống, nghề nghiệp, va chạm con xem nó là những cơ hội để học ra những bài học cuộc sống, học bài nộp bài, trả bài rồi học lại và con muốn học đến khi nào thuộc bài thì thôi.
Trong mỗi hoạt động sống đó, giờ con ưa thích được sống trọn vẹn cùng nó. Con thấy việc cứ đến đi, người này đến đi như một pháp đến đi trong bài học của con. Mỗi giây phút sống, làm việc, học tập đó con cũng ko nhắc mình cần phải như thế nào nhưng rồi nó cũng tự chuyên chú, trọn vẹn trong đó, càng làm con càng thấy sản sinh nhiều niềm vui và nhẹ nhàng, chứ ko thấy mệt là bao. Còn khi đi thì bước chân còn non kém trong chánh niệm tỉnh giác nhưng con cũng thấy tự động tâm con chuyển đến vị trí cảm nhận sự xúc chạm của chân với mặt đất, cũng rất là hỷ lạc thưa Thầy.
Nhưng có điều, sao giờ trong niềm tin của con với Tam bảo nó không như trước. Con xin lỗi vì đã nói như vậy. Nhưng trước đây con vô cùng kính ngưỡng, tin tưởng sự nâng đỡ của Tam bảo thì nay con vẫn tin, vẫn kính ngưỡng Phật Pháp Tăng nhưng con lại thấy không tin vào thứ gì cả, mà chỉ là tin ở chính bản thân mình, rằng trong những bài học cuộc sống, nhờ khả năng học bài và điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình sao cho bớt sai xấu, dần đúng tốt hơn thì dần dần mình sẽ càng có khả năng sống tùy duyên thuận pháp, mỗi một ngày tâm sẽ động, sầu ít dần đi.
Và thêm nữa con trở nên hay cười hay khóc như trẻ con hơn, có những chuyện khó buồn quá con cũng đau vật vã. Nhưng xong lúc đó là thôi, con thấy rất nhẹ nhàng. Trước đây con tu tập con thường cứ giữ hết vào bên trong, buồn hay đau đớn gì còn tránh vào một góc nhiếp tâm vào hơi thở như lời vị thầy trước của con đã dạy nên ai thấy con cũng bảo con bình an nhưng tâm con có khi vẫn có sóng trào tích tụ. Nhưng giờ con lại muốn sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc, từng niềm vui, nỗi buồn. Chỉ khi nào tâm quá là động loạn con mới niệm phật hoặc hướng tâm có chủ ý vào hơi thở nhưng hầu như là rất hiếm khi vì khi còn khả năng thì con không lựa chọn phương pháp đó, mà con sẽ quan sát tâm bất an của chính mình, quan sát tim của mình đang đập nhanh hồi hộp thế nào, thân căng thẳng thế nào. Đôi khi có xung đột thậm chí con không cố giữ im lặng quá như trước mà con cũng nói ra, xong rồi có khi lại đi xin lỗi và thấy có lỗi. Nhưng con lại thấy không sao cả vì nó cho con được học ra nhiều bài học và những chuyện đã qua thì để nó qua thôi, cũng không vướng bận, gây nội kết gì trong tâm con, rồi con cũng quên lãng nó đi.
Có người bạn đồng tu của con nhận xét: sao giờ con tu tập kém quá vậy? Tu tập gì mà hay khóc, buồn, tầm thường, thật kém xa nhiều người tu khác, luôn vui vẻ bình an.
Con thì con thấy gặp chuyện buồn quá thì con khóc cũng là lẽ thường, khóc xong thì con lại vui thôi, chứ ko có gì. Nhưng lời bạn nhận xét khiến con ko biết mình có đang thực hành sai gì không ạ? Vì càng ngày con càng thấy mình tầm thường đi và sống lặng lẽ hơn.
Kính mong Thầy soi sáng giùm con về sự thắc mắc trong thực hành mà con vừa trình bày để con kịp thời điều chỉnh lại nhận nhận thức và hành vi sai nếu có.
Vì sự thực hành của con còn non kém nên thư con viết có sai sót gì trong sử dụng ngôn ngữ, con mong thầy lượng thứ cho con ạ.
Con kính tri ân Thầy! Con chúc Thầy thường mạnh khỏe, công việc Phật sự hanh thông!
Con kính chào Thầy!
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2019

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy,
Con xin muôn vàn cảm ơn những gì Thầy đã và đang chỉ dạy cho chúng con. Con nghe và tư duy những lời Thầy dạy rất nhiều. Buổi sáng hôm nọ, con ra đứng trước sân nhìn áng bình mình và tự động con thấy, con nghe trong tâm, trong không gian, con thấy từ trong áng bình minh đó, con nghe vọng lại từ nơi nào "đừng lỗi hẹn với hiện tại" (tựa tựa như đừng lỗi hẹn với người yêu, đừng lỗi hẹn với cha mẹ, đừng lỗi hẹn với ngày đi thi, đừng lỗi hẹn với từng sát na, v.v... và v.v...). Nước mắt chảy dài. Bừng tỉnh trong con một trong sáng, một đơn giản thực tại hiện tiền. Con xin thành kính tri ân Phật, tri ân thầy với lòng biết ơn sâu xa.
Hạnh phúc thay đức Phật ra đời
Hạnh phúc thay giáo pháp rạng ngời
Hạnh phúc thay Tăng Đoàn hòa hợp
Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu.

Con xin được chia sẻ với bạn đồng tu là cứ kiên nhẫn nghe những gì thầy chỉ dạy, tư duy về những lời dạy của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy. Con xin trình pháp Thầy và kinh nghiệm chư huynh đệ đồng đạo.
Trước giờ con cứ nghĩ Đạo là một cái gì đó xa xôi. Cứ cố gắng làm việc, đọc sách rồi nghe giảng Pháp để tỏ tường ra. Nhưng ngày một căng thẳng và nặng nề. Thế rồi một ngày con đi làm. Quan sát anh em làm cùng, nhất là anh em miền Trung trạc tuổi con hoặc hơn con chừng 5,7 tuổi, đang thế hệ trẻ dẻo dai cống hiến, tự hỏi sao họ làm việc tốt và bền bỉ thế? Quan sát nề nếp, tác phong, cách họ làm việc, sắp xếp cơ quan, nơi ở. Hỏi xem anh em có dự định gì cho tương lai không? Các cấp học sau Đại học, chứng chỉ chuyên môn tay nghề? Con nhận được câu trả lời bất ngờ không như con nghĩ: "Không biết. Trước mắt cứ làm đi cái đã" của anh em trẻ. Hình như người ta chả biết có học Đạo gì không mà còn làm tốt hơn mình, sống Đạo còn hơn mình.
Rồi con đọc lại cuốn "7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" - Sean Covey - cuốn này không phải là bên Đạo. Có nói đại ý rằng. Hãy chăm sóc tâm hồn mình (có lẽ cũng tựa như Tâm bên Đạo Phật) như một vận động viên Olympic chăm sóc cơ thể anh ta. Hãy chăm sóc vệ sinh nó hàng ngày, cẩn thận còn không hãy tiết chế nó trước những thứ độc hại như rượu, cà phê, thuốc lá cũng như những thông tin không tốt cho nó.
Thế là con nghĩ ra một ý là thôi thì quay lại làm công việc nhà, rồi công việc. Nhà con trước giờ cũng rất sạch sẽ mà con vẫn lau dọn thường xuyên. Nhưng chỉ khác trước là mình dọn như bổn phận bắt ép phải làm, mặc dù là tự giác, làm như giải quyết chướng ngại, rồi cau có ngầm với người nhà như không ý thức. Làm xong cho sạch để nằm đó hưởng. Nay con làm như là một bổn phận đơn giản nhưng ý thức được rằng nó giúp mình vệ sinh dọn dẹp môi trường và bản thân, tốt hơn qua từng công việc, cho cả mọi người (chắc là Từ Bi rồi đó). Mình ngồi ở nhà, xốc vác, thường xuyên, mỗi ngày một ít (chắc là Tinh Tấn rồi đó), quan sát, sâu sát, có đôi chút cẩn thận (chắc là Chánh Niệm rồi đó). Rồi con cũng lên Chùa Viên Không xin quý Thầy cho vác đá xây chùa mà làm như thể đạt mục đích gì đó thì cũng như không.
Rồi dần dần có lẽ con sáng Đạo ra, mà chắc là như vậy. Con cảm nhận như là Đạo chẳng có gì xa xôi chỉ là xốc vác những công việc hàng ngày vậy thôi.

Hơn là trước con làm cho xong việc rồi về ngồi Thiền nghe Pháp gì đó cho nó xa xôi để rồi sáng Đạo, rồi ra ý nghĩa, mục đích cuộc đời, cống hiến xây dựng được gì cho quê hương thì nó quá xa xôi mà "vận công" mãi không ra.

Cứ làm tốt, xốc vác công việc hàng ngày lau chùi, lau dọn, nói vui là chăn trâu cắt cỏ gì đó cho tốt đi. Ngồi Thiền học Pháp gì đó ít ít thôi. Từ đó sáng Đạo ra, rồi mục đích cuộc đời từ đó cũng ra nhờ biết sống xây dựng và thấu hiểu bản chất cuộc sống, ngồi tu Đạo chút ít thôi.
Con rất thích bài kinh 38 Pháp Hạnh Phúc và bài Kinh người sống thế nào là không hoang phí cuộc đời - phó vương Vitasoka vấn đạo ngài Sangharakhitta.
Rồi con cũng hiểu ra dần rằng sao trước Thầy mắng con tập ngồi Thiền mà Cha Mẹ kêu ăn cơm sao không dọn cơm mời Cha Mẹ ăn.
Rồi có lần có Duyên gặp được Thầy. Thầy dạy "Chỉ cần giơ tay lên biết mình giơ tay lên là đủ"
Dạ con xin trình Thầy vậy. Có gì sai sót mong thầy Từ Bi chỉ dạy con thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Kính trình thầy,

Đã hằng sa kiếp mê mờ
Phút giây bừng tỉnh ai ngờ ngay đây
Xưa kia tìm kiếm đông tây
Ngày nay tỉnh giấc tan ngay mây mù
Đến đi trong cõi phù du
Hồn nhiên tự tại cho dù nơi đâu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy xem câu trả lời của Thầy con vô cùng hoan hỉ đọc đến đâu tỏ rõ đến đó không chút nghi ngờ mà phản chiếu soi sáng. Vâng "đồng hồ sinh học" mấy năm qua con thường nhắc nhở mình mỗi khi thân mệt đau bệnh, thân đau mệt bệnh là cảm giác về thân thôi, tâm không được đau mệt bệnh đâu nha, và con thầm ý ôi thật là dễ chịu và thoải mái có chút xíu à đau gì đâu, mỗi khi nhắc mình như vậy "miệng con cười trước tâm cười sau" Thế là nét mặt con trở nên rạng rỡ, sự thở nhẹ nhàng và trạng thái hỉ lạc khinh an xuất hiện con lại nhắc tiếp đau không dính mắt rồi hỉ lạc khinh an cũng kệ nó nha không phải thêm thắp hay lấy bỏ gì cả. Cứ như vậy ngày qua ngày tháng qua tháng trong tiếp duyên đối cảnh con cũng nhắc nhở mình như vậy. con là người mang thân nhiệt mát nên con không cần bật quạt đi đâu mọi người bật quạt con thường đưa tay lên ngực một cách vui vẻ tự nhiên, mọi người bật quạt bao nhiêu lâu con cũng không bị lạnh và rồi vài lần có bạn tới thăm và ngủ lại, con Thuận Pháp bật quạt cho bạn ngủ khi đang ngủ say trong con tự có thầm ý nhắc nhở "phòng hộ đi" lúc đó con tỉnh liền và thấy tay mình đặt trước ngực rồi, thấy người lạnh, con để tay đó một lúc người liền ấm trở lại. Nhiều lần khi con bệnh đau lúc đang ngủ cũng có những thầm ý tự nhắc hít thở đi, dễ chịu đi và mỗi khi tự thầm nhắc con đều tỉnh ngay và thấy cảm thọ của thân là đau mệt rồi sự thuyên giảm rất nhanh, khi con đang trọn vẹn cùng sự thở lắng nghe dễ chịu, tâm đang Thọ lạc và bình yên thư thới.
Dạ thưa Thầy do một duyên khoảng hơn một năm gần đây con bị một "chấn động" từ sự dính mắc mà sinh phiền não, từ đó khi mắt thấy tai nghe cho tới thân cọ xát con thường chỉ phóng ra nghe nhìn tới đối tượng bao nhiêu phần trăm đó thôi và ngay đó sự phản chiếu vào trong nơi cảm xúc cảm giác cảm thọ vì vậy lời Thầy dạy trong lành, định tĩnh, sáng suốt. Thận trọng, chú tâm, quan sát. Tinh tấn, Chánh niệm, tỉnh giác mỗi ngày như thấm nhuần trong con và an vui nơi thực tại khi pháp đến đi. Lâu lâu có thi rớt bài của Pháp nhưng con liền tha thứ cho mình và sống An Nhiên sai đâu sửa đó, từ sự điều chỉnh nhận thức hành vi những thực nghiệm nơi tự thân con thấy biết một cách trung thực, đâu là khổ, đâu là nguyên nhân gây khổ, đâu là sự đoạn diệt của khổ. Giờ này đây con viết những dòng trình bày pháp hành lên Thầy mà lòng dâng trào cảm xúc niềm tri ân sâu sắc.
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính đảnh lễ tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »