loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, một người khi giác ngộ có phải sẽ buông bỏ bản ngã mong muốn thay đổi mọi thứ cho tốt đẹp theo ý mình mà hoàn toàn chấp nhận mọi pháp đến với mình nhưng vẫn sáng suốt thấy rõ tâm có tham sân si hay không đúng không ạ? Cho nên vì vậy như Thầy nói là dù ở Bĩ hay Thái thì vị này vẫn Thái Cực.
Khi pháp đến với mình một cách tự nhiên dù là hoàn cảnh thuận hay nghịch cũng đều để mình thấy ra bản thân có phản ứng tham sân si trong đó hay không, còn nếu bản thân mình muốn pháp thay đổi theo ý mình mà sự thay đổi này được đúng ý sẽ làm cho mình bị trói buộc hoặc tự mãn trong đó. Nhưng bản chất cuối cùng thấy ra sự thật vô thường khổ vô ngã để không còn nắm bắt điều gì ở đời, con hiểu như vậy có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con xin trình pháp ạ.
Theo cái thấy của con thì Tinh tấn chính là cùng ý nghĩa với “con đường trung đạo”.
Tinh tấn là không phóng dật, không chạy theo cái ta tham, sân....là buông mọi ý đồ tạo tác của bản ngã, chỉ để yên mà thấy.
Để yên mà thấy không có nghĩa là chỉ ngồi không không làm gì, chỉ ngồi nhìn. Bởi vì như thế gọi là làm biếng thì đúng, không phải tinh tấn.
Tinh tấn cũng ngược lại với giải đãi. Ngược lại với giải đãi không phải là nỗ lực cố gắng để chống lại giải đãi. Trong trường hợp này thì phải tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Nếu lúc nhận ra đang giải đãi là lúc đang nghỉ ngơi không có gì cần giải quyết thì chỉ cần quan sát lại xem giải đãi nó đang như thế nào, nếu không được thì chỉ cần thấy đang giải đãi là được. Nếu đó là lúc có việc cần giải quyết thì phải tuỳ mức độ cần cố gắng của công việc đó để cải thiện bằng nhiều cách, như con thì con thường đi pha cà phê uống để tăng thêm sự tỉnh táo.
Như vậy Tinh tấn chính là trung đạo, không thiên bên này, cũng không thiên bên kia. Vậy nên sẽ không bị mắc vào bờ này hay bờ kia.
Nếu con có chỗ nào sai xin Thầy chỉ ra giúp con ạ.
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra được vấn đề của con trong cuộc sống này. Con đã có thể tự mình tu tập mà không cần phải nương nhờ vào ai khác kể cả những bài pháp thoại của thầy. Con đến với Đạo Phật là để học cách ứng xử với những bất toàn trong đời sống mà không bị rơi vào phiền não khổ đau hay sai lầm trong đối nhân xử thế. Đó là mục đích rất cụ thể. Thầy dạy tu là để thấy ra vô thường, khổ, vô ngã. Thầy cũng dạy Đức Phật trở nên hoàn toàn là vì ngài giác ngộ ra sự bất toàn của đời sống. Sự sống nơi mỗi người thì đã hoàn hảo rồi, không có bất toàn gì cả. Trước đây con nghĩ những tai nạn, hiểm nguy, thất bại, nợ nần... là sự bất toàn. Nhưng thực ra nó đến và đi theo đúng nguyên lý vận hành của pháp cho nên nó hoàn hảo. Bất toàn chỉ là những ý niệm tâm lý của con người khi nhận thực về hạnh phúc và khổ đau theo quan niệm chủ quan mà thôi. Người ta cho rằng hạnh phúc là thế này, thế kia và để có hạnh phúc thì phải hành động, phải tập hợp các điều kiện cần và đủ để đạt được mục đích đề ra. Nếu đạt được thì người ta cho đó là hạnh phúc, là ý nghĩa đời sống. Nếu xảy ra trở ngại để không đạt được thì họ gọi đó là bất toàn. Nếu đạt được rồi nhưng lại bị mất hoặc sợ mất thì họ gọi đó là bất toàn. Như vậy bất toàn mà nhiều người thường nghĩ nó xảy đến tất yếu khi họ muốn và hành động để có hạnh phúc về gia đình, con cái, sự nghiệp, địa vị… Đây là chỗ để cái khổ sinh lên nhằm nhắc nhở mọi người rằng: “Thấy ra chưa, không như ý muốn ngươi đâu”. Một tập khí trồi lên đã mang khuynh hướng trở thành rồi, nói chi là thái độ tạo tác trở thành. Phiền não khổ đau là điều tất yếu.
Giác ngộ ra sự bất toàn chính là giác ngộ ra cái ta ảo tưởng. Chính là thấy ra tập đế, khổ đế. Chính xác là Tánh biết phát hiện ra tập đế, khổ đế. Như vậy trong thực tánh pháp không có sự bất toàn, bất toàn chỉ là sản phẩm của cái ta ảo tưởng, bất toàn không có thực. Theo con thấy thì cao nhất của con người là sống tùy duyên thuận pháp. Những khuynh hướng chia sẻ đạo bây giờ phần nhiều là hướng Phật tử đến mục tiêu tìm kiếm sự hoàn hảo trong cuộc đời. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thấy lập trình hoàn hảo của pháp là đưa đến giác ngộ nên họ tưởng khổ đau là sai lầm của pháp nên họ cố gắng sửa sai bằng cách chỉ cho Phật tử tìm kiếm an vui trong đời. Cái đó chỉ kéo dài luân hồi sinh tử và thọc gậy bánh xe pháp.
Khổ đau là manh mối đầu tiên để một người có thể giác ngộ ra sự thật. Thông qua khổ đau mà mình mới có thể tìm về nguyên nhân thực sự đưa đến khổ đau là gì và cũng đồng thời thấy ra đâu mới thực sự là giác ngộ giải thoát.
Con thấy ra được nguyên lý của câu nói: “Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu”. Đây không phải là rèn luyện để có một nội tâm đặc biệt khác thường để không động không sầu. Mà đó là tâm bậc thánh đã vắng bóng cái ta ảo tưởng. Cảnh giới tâm của bậc thánh thì thấy việc đến đi như thực, không có ta, của ta, tự ngã của ta thì tất nhiên là không tham ưu, dính mắc cho nên không động là đương nhiên chứ không phải gồng lên để tâm chánh niệm tỉnh giác miên mật. Miên mật là cố nắm giữ cái mình cho là tốt đẹp được luôn hiện hữu.
Tóm lại: Một người nếu không muốn khổ sở vì những bất toàn trong đời thì đừng cố sửa sai vận hành của pháp bằng những phương pháp nghe rất thiền như Vipassana, minh sát tuệ… Mà phải trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại để học ra bài học mà pháp đem đến.
Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Khi con trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm khi tương giao với ngoại cảnh. Con thấy trong cái thấy chỉ thấy mà không kết luận thì tự nó đã hội tụ đủ bát chánh đạo trong đó rồi, phải không thưa thầy? Sau đây, con xin trình bày về thực nghiệm của bản thân và kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con!

* Ví như khi có người họ mắng con làm cho con nổi sân nhưng ngay đó con chỉ thấy sân mà không xen bản ngã vào phán xét hoặc cố kìm nén cái sân đó,... thì ngay đó con sẽ không bị cái lời nói đó cuốn vào, không nghĩ đến đối tượng mắng mình làm mình sân và không tìm cách để trả thù, hại họ (Chánh tư duy). Chính vì vậy mà con cũng không dùng những lời nói để đáp trả lại họ (chánh ngữ) rồi con cũng không làm những hành động tạo tác để đem lại đau khổ cho họ như lần sau đợi họ có sai lần gì rồi mắng lại họ hoặc gây mâu thuẫn chia rẽ rồi mượn một người khác để mắng họ (chánh nghiệp). Và cũng nhờ đó mà con không làm tổn hại đến tính mạng họ, con vẫn sống đúng tốt (chánh mạng). Chính vì con thấy được lợi ích trong cái thấy chỉ là cái thấy như vậy nên con tinh tấn phát huy (chánh tinh tấn). Khi trong cái thấy chỉ là cái thấy mà con không xen bản ngã vào để phán xét, định đoạt, lấy bỏ, chấp vào thì đó là (chánh niệm) trở về trọn vẹn với cái thấy đó. Cũng từ đó mà con có (chánh định). Nếu như khi người ta mắng con làm con sân mà con không trở về trọn vẹn với cái sân đó, với người họ đang mắng mình đó thì khi họ mắng mình giữa đám đông thì mình sẽ mất bình tĩnh, thấy bị xúc phạm,... Vậy chánh niệm luôn phải có trong tinh tấn và định phải không thưa thầy? Tinh tấn thuộc về động, định thuộc về tịnh. Cho nên, nếu không có chánh niệm thì con tinh tấn lại thành ra buông lung thất niệm, rồi khi định mà con không có chánh niệm thì thành ra qua mất bên ngoài, ngưng trụ tâm mà không thấy ra được tính chất vô thường, khổ, vô ngã của các pháp.

* Tất cả các "Pháp hữu vi" đều là vô thường, cho nên dù con có thấy trăm lần, nghìn lần đi chăng nữa cũng chỉ là mới thấy. Trong tu tập cũng vậy, dù cho con có đạt được an mà con bám víu vào thì cũng thành ra đau khổ. Vì con biết có những an lạc nó chỉ là do duyên sinh, tưởng sinh hoặc định sinh mà đã có sinh thì ắt phải có diệt (thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt). Đặc tính của tâm chỉ là thấy biết, nếu con bám víu vào tất cả một trạng thái nào đó thì thành ra tâm đã bị trụ vào đó, đúng không thưa thầy? Mà các pháp thì vô thường, vô ngã vậy con lấy gì để mà bám vào đây hay chỉ là cái ta ảo tưởng tầm cầu giải thoát an lạc? Đúng là trong thấy chỉ thấy mà không kết luận.
Con kính dâng thầy bài thơ:
"Không nỗ lực tác thành
Theo vô minh-ái dục
Trở về cái đang là
Ngay đó mà thấy ra."
Con kính tri ân thầy
Con TT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con xin được trình bày những trải nghiệm gần đây của mình.
Do tính chất công việc đang làm, con luôn phải đối mặt với việc phải tranh luận, thậm chí đôi khi là tranh cãi quyết liệt. Bình thường con rất ôn hoà nhưng khi gặp phải vấn đề nào đó mà con cho là người khác sai, còn mình là đúng, con thường bị cuốn vào những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Tuy nhiên, gần đây sau khi hành theo lời Thầy dạy, con bắt đầu nhìn thấy mình sau những lần tranh cãi. Có lúc tham sau mỗi lần cãi thắng, có lúc sân sau những lần bị phản bác. Mặc dù những lúc đó con không cản được tâm tham hay tâm sân, nhưng có lẽ ít nhất con đã bắt đầu "phát hiện" ra nó, chứ không còn hoàn toàn bị lôi kéo. Rồi sau những lần như vậy con thấy cái bản ngã của mình nó thật ghê gớm, khi gặp đối tượng là nó bắt đầu lao vào phân tích, đánh giá, bình luận, thích, ghét, giữ, bỏ,... nhưng rồi nó cũng theo quy luật sinh diệt.

Bây giờ con coi môi trường công việc đó như bài học của Pháp dành cho mình, tuy trong tục đế con không thể tránh được việc phải tranh luận, nhưng từ đó con rút ra được bài học trong chân đế. Con thành kính tri ân Thầy đã cho con thấy sự vi diệu của Pháp.

Lặn ngụp sóng gió cuộc đời,
Nghe lời Thầy giảng đất trời bình yên.
Thầy dạy thuận Pháp tùy duyên,
Như hoa, như lá chân nguyên vốn là.

Con,
Tâm Chính Trực

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thực ra khi đau khổ, vui sướng hay bất cứ việc gì trong đời, ta chỉ cần im lặng là đủ. Khi cần thì nói với tâm thành thực và hợp lí tốt cho sự giác ngộ của người nghe. Chứ có cần thêm gì đâu thầy phải không thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Thời gian qua con luôn tinh cần tinh tấn thực hành theo những lời thầy dạy, khi có sự thì thận trọng chú tâm quan sát, khi vô sự thì sáng suốt định tĩnh trong lành. Sau đây, con xin trình bày sự thực nghiệm của con và kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con.
* Hôm trước, trong lúc con đi kinh hành, bỗng trong tâm con nhắc nhở: "Chỉ có thấy và thấy thôi, đừng xen bất kì một thứ gì vào", ngay lúc đó con liền buông thả một cách nhẹ nhàng và cũng ngay đó sự trong sáng, tĩnh lặng thường xuất hiện trong tâm. Thưa thầy, trong suốt 5 tháng nay, ngày nào con cũng vậy, con không hề cố gắng giữ giới mà tất cả mọi hoạt động của thân hành con thấy đều rất thanh tịnh, rồi con không khởi lên bất kì 1 niệm nghi ngờ nào về con đường mà mình đang thực hành, khi có phiền não tham sân khởi lên, con không hề đối kháng vì con biết do chánh niệm của mình chưa đủ nên con tiếp tục thận trọng chú tâm quan sát. Bây giờ, trong mọi việc con đều thấy bản ngã tách rời khỏi danh sắc nên khi con để cho Pháp vận hành theo đúng quy luật của nó mà không xen cái ta ảo tưởng vào phán xét, lấy bỏ. Mặc dù, nhiều lúc nó cứ xen vào rất tự nhiên, có lẽ là do sự dính mắc của bản ngã với ngũ uẩn từ rất lâu đời rồi, phải không thưa thầy? Hiện tại con thấy rất rõ ràng là mình vừa bước ra khỏi một cái gì đó, giống như con đã vào trong nhà, còn người ta vẫn đứng ở ngoài đường, như thể là con đã sang một thực tại khác nhưng mà nó vẫn không ngoài thực tại bây giờ, con không biết dùng lời nào để diễn tả nữa ạ!

* Khi trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm trong tương giao với ngoại cảnh, con giật mình hóa ra mình đang sống trong Niết Bàn vậy mà cái bản ngã vô minh-ái dục cứ chạy đi tìm cầu. Trước đây, khi con ngồi yên lặng lắng nghe nội tâm, rồi ngay lúc đó có tiếng chim hót bên tai, rồi tiếng gió thổi, tiếng xe cộ đi ngoài đường,... những thứ đó cùng xuất hiện một lúc, lúc đó con cũng chỉ thấy và nghe, cũng không nắm bắt một thứ gì, cũng không chạy theo bên ngoài mà quên mất bên trong. Thật kì lạ, đến bây giờ con mới biết được đó chính là chánh định trong "bát chánh đạo" mà Đức Phật đã đề cập đến. Khi định mà tâm không trụ, khi động mà tâm không loạn, có gì xảy đến thì cứ tùy duyên thuận pháp mà ứng tiếp.
Thật là một điều tai hại sau mấy năm tu tập sai lầm cuối cùng con buông xuống được để quay về với cái mà con đã trình bày với thầy như trên. Đúng là người làm sai mà biết mình sai vẫn tốt hơn người làm đúng mà không biết mình đang làm đúng, phải không thưa thầy?
Tận đáy lòng con thành kính tri ân thầy và kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và Phật sự viên thành ạ!
Con TT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2019

Câu hỏi:

Con thành kính dâng Thầy!

THẦY

Con chọn đường đau khổ
Thầy cũng chỉ lặng thinh
Ai cũng cần trải nghiệm
Để nhận ra chính mình.

Khi con cần thưa hỏi
Thầy chỉ dạy tận tình
Khổ đau ai tránh khỏi
Chỉ cần biết rõ mình.

Một ngày con sám hối
“Con sai rồi thầy ơi!...”
Thầy cũng chỉ biết vậy
Khi con thấy lẽ đời.

Được lắng nghe, chấp nhận
Vô lo, dễ biết mình
Tàm, quý sinh đoạn giảm
Từ bỏ, thoát vô minh.

Con Tâm Thiện Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2019

Câu hỏi:

Thưa sư! Con xin đảnh lễ Sư!
Hôm giữa tháng con có viết thư hỏi về sự thực tập chánh ngữ, Sư dạy con nên nghe các pháp thoại trong website thật kỹ để có chánh kiến, chánh tư duy thì sau đó sẽ biết chánh ngữ là gì.
Con về nghe toàn bộ bài giảng trong khóa tu số 4, Mi Tiên vấn đáp và có chút hiểu biết như sau, con xin trình pháp để Sư chỉ dạy thêm:
1. Cơ bản là con người sẽ gồm 6 phần: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
2. Nếu tách rời từng phần này thì chức năng của mắt chỉ là để nhìn, tai chỉ để nghe âm thanh, v.v….
3. Vấn đề ở đây là cái ý. Trong ý có sự phân biệt: ưa thích hoặc không ưa thích. Từ đó tạo nên tâm tham lam, sân hận hoặc si mê.
Khi con hiểu như thế này thì mỗi khi tâm có sự sân hận hoặc tham lam nổi lên, con biết ngay đó là con còn chấp ngã và dành thời gian để quan sát rằng mắt chỉ để nhìn, tai chỉ để nghe mà không có sự phán xét thì con thấy bản thân con bình tĩnh hơn và sáng suốt hơn trong lựa chọn hành động và lời nói.
Con muốn hỏi là sự bình tĩnh đó– có phải chính là sự định tĩnh, trong sáng mà Sư hay nhắc đến trong các Pháp thoại không ạ? Xin Sư chỉ dạy thêm.
Con cảm ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Mặc dù Đức Phật là người khai thị đầu tiên, và ngày nay chúng con may mắn được tiếp xúc với công nghệ nên dễ dàng để tiếp cận với Kinh điển và sách của các vị Thầy cũng như các clip chia sẻ Pháp trên youtube. Đó cũng là cái Phước của những ai biết tìm đến Phật Pháp và thực hành theo.
Nhưng điều quan trọng mà hôm nay con muốn nhắc lại. Đó là nếu không có Thầy khai thị cho chúng con, thì chúng con vẫn không bao giờ biết thế nào là trở về trọn vẹn, vẫn không bao giờ thật sự hiểu về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, không bao giờ nhận ra Tánh biết sẵn có nơi mình, chỉ cần trọn vẹn trở về để thấy ra. Mà cứ tưởng phải cần mẫn miệt mài, phải nỗ lực phấn đấu hàng tỷ kiếp mới đạt được giác ngộ. Sẽ chẳng bao giờ biết, chẳng bao giờ tin rằng không cần phải qua thời gian, chẳng cần nỗ lực phấn đấu. Thậm chí càng nỗ lực phấn đấu chỉ càng tạo điều kiện cho bản ngã phình to ra mà thôi.
Trước đó con cứ tưởng giác ngộ là cái gì đó xa vời, cao siêu và chỉ có ở tương lai. Đâu biết giác ngộ thậm chí đơn giản chỉ là ngắm một bông hoa dại một cách trọn vẹn chú tâm và nhận ra bông hoa dại nhỏ bé ấy đẹp một cách lạ thường.
Đây là lần thứ hai trong đời con có Phước lành được chúc mừng Thầy nhân ngày 20/11. Con xin chúc Thầy luôn khoẻ mạnh, luôn bình an, và chuyến hoằng Pháp được thành tựu viên mãn.
Từ nơi xa, xin Thầy nhận của con 3 lạy!
Con: TĐH.

Xem Câu Trả Lời »