loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ điều con đã thấy để mọi người cùng tham khảo.
Con xin chia sẻ về vấn đề: Ta, của ta, tự ngã của ta.
Nghe thầy giảng con cũng hiểu đại khái nhưng rất mơ hồ, phải tự mình thấy ra thì mới rõ ràng vấn đề.
- Cái Ta là một chủ thể ảo tưởng không có thật. Không có thật vì tự nó không thể thể hiện ra bên ngoài là một pháp thực. Nó không thể chứng minh nó như thế nào. Cái bàn, cái ghế, cái tay, cái chân thì có thật nhưng cái ta như thế nào thì không thể mô tả được, vì nó không có thực.
- Mặc dù cái ta không có thực nhưng nó lại ảo tưởng là nó có thực cho nên nó phải kết hợp với đối tượng bên ngoài có thực hoặc không có thực để tự nó khẳng định chính nó. Ví dụ như kết hợp với thân thì nó cho là thân ta. Kết hợp với khái niệm không có thực (danh dự) thì nó cho là danh dự của ta. Khi một người thấy mình khổ quá thì trong thực kiện này có 02 vấn đề: Một là cái gì đó của ta bị tổn hại, hai là ta đang chịu cái hậu quả đó. Cả hai cái này đều là ảo cho nên cái khổ phát sinh từ tư tưởng này cũng ảo luôn. Nên gọi là khổ ảo.
- Tự ngã của ta là khi tư tưởng về ta lý luận mình là chính mình, là tánh biết không sinh diệt… Nó đặt tên tánh biết có sẵn trong trời đất này ứng hiện trên thân tâm này là ta. Tức là nó cho Tánh biết (pháp thực) là chính nó.
Tóm lại: Lúc đầu nó không biết nó là gì, nó chấp cái này cái kia là của nó, là của nó. Cuối cùng nó nhận tánh biết là chính nó. Nhưng thực sự nó không hề có, nó chỉ là ảo tưởng tầm gửi. Một người đang trong tập đế, khổ đế thì về hiện tướng là các ảo tưởng đang sinh sinh, diệt diệt. Còn về cái chất là cái ảo tưởng cho rằng mình đang thế này, thế kia. Cái chất ảo tưởng về ta này luôn đi với cái sinh sinh diệt diệt cho nên nó như là không sinh diệt. Lúc động cũng có nó, nó cho là nó đang động. Lúc tịnh cũng có nó, nó cho là nó đang tịnh.
Khi không còn bị cái ta ảo tưởng che lấp thì đó chính là trả pháp lại cho pháp. Bát chánh đạo chính là thái độ nhận thức và hành vi (thái độ sống, sự sống) của một người khi chấm dứt cái ta ảo tưởng nơi thân tâm người ấy. Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Suốt ngày tâm con cứ hành hạ Thiền!
Bỗng một ngày con đọc được lời Thầy:
"Ta không biết đâu suối nguồn An Lạc,
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa.
Ta không biết đâu bến bờ Diệu Giác,
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa".

Ôi! Trong sáng, trọn vẹn trong từng hành động giản dị.
Thì ra:
"Chỉ là mưa vẫn cứ rơi
Chỉ là lá rụng tơi bời trước hiên
Chỉ là chẳng ngộ, chẳng Thiền
Chỉ là tâm chẳng đảo điên kiếm tìm".

Thật nhẹ nhàng làm sao!
Ồ! "Mưa ơi, cứ mưa đi..."
Cho con được cúng kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Con kính lễ thầy,
Dạ thưa thầy, con cám ơn thầy rất nhiều vì đã nhắc con rằng con cũng là viên ngọc quý, đọc được lời thầy con như có thêm sức mạnh. Vừa qua ở lễ dâng y tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng, khi nghe thầy truyền Tam quy ngũ giới con cảm nhận trong giọng nói của thầy có tâm từ rất lớn làm con rất xúc động, cộng thêm lòng tín tâm của mọi người thực sự làm con rất hoan hỉ. Cầu mong thầy luôn được bình an mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-10-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy cho con trình pháp,

Những ngày gần đây con có những cái lóe rõ hơn của tuệ giác: Thường ngày con quán thân thọ tâm pháp qua một màn mờ tư tưởng bao bọc, hỗn loạn đủ thứ chuyện. Nhưng những ngày gần đây có những khoảnh khắc tâm bỗng nhiên rỗng lặng, xuyên thủng qua, thoát ra được tấm màn đó, và thực sự hoà đồng với "tâm vũ trụ", với cảnh vật xung quanh.

Con không biết phải dùng ngôn từ để diễn tả thế nào, nhưng cái biết như thoắt một cái buông hết những tư tưởng này, đồng nhất chính mình với cảnh vật bên ngoài, và cảm nhận mọi thứ xung quanh rất đỗi yên bình, những khái niệm trong khoảnh khắc đó không còn nữa, nó không còn kìm kẹp cái biết nữa, có lẽ lúc đó kéo dài hơn cái chớp mắt, lâu hơn bình thường một chút xíu.

Con chợt nhận ra sự buồn chán của con người là do tâm tạo ra mà thôi: Khi mà sự kích thích bên ngoài giảm bớt cường độ so với những kích thích mà bản thân đã trải nghiệm (bớt vui), tâm sẽ tạo nên trạng thái u mê buồn bã bao bọc lấy bản thân, hay gọi là chán nản. Đây là lý do tại sao người ta phải duy trì những kích thích mới mẻ một cách thường xuyên để duy trì sự chú ý, lôi cuốn và niềm vui để kích thích tâm, tránh cho nó khỏi rơi vào trạng thái buồn chán, và cảm giác buồn đó thì đa số mọi người thường không chịu được (như tạo ra các mặt hàng mới, hay các trò giải trí, ca hát mới...). Còn thực chất các pháp xung quanh vẫn chỉ như vậy, tất cả chỉ là quan niệm của con người mà thôi.

Mặc dầu vẫn còn việc phải làm, nhưng hôm nay con thấy rất xúc động khi cái thấy đó bỗng chợt lặp lại những ngày trước. Hành trình khám phá vẫn còn nhiều điều thú vị đang chờ đợi đúng không thưa Thầy.

Con cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy vợ con hỏi thái độ sống với thực tại là như thế nào. Con xin chia sẻ đạo trên nguyên lý mà con đã thấy.
Sống với thực tại là sống với cái thực. Sống với cái thực có 2 phần: Phần nhận biết và đối tượng của sự nhận biết. Phần nhận biết chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đối tượng của sự nhận biết là tất cả, kể cả tâm. Như vậy trong khi đi mà trọn vẹn tỉnh thức với cái đi tức là trọn vẹn tỉnh thức với những cái thực đang có, đang diễn ra. Đó là vận động của thân, cảm thọ của thân, mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh… Đó là những cái có thực, đang diễn ra. Như con thấy khi nội tâm thanh tịnh không có những tạp niệm, vọng niệm thì chỉ còn tánh biết cùng với cái đang diễn ra là một trong một sự vận hành. Cho nên cũng không có ai đang chánh niệm tỉnh giác. Mà sự chánh niệm tỉnh giác bây giờ có thể tạm nói là thay thế cho buông lung, thất niệm, bất giác.

Tuy nhiên luôn có một sự ngăn che trở ngại cho thái độ chánh niệm tỉnh giác xuất hiện đó chính là sự sinh khởi của bản ngã. Cái hay mà pháp đã sắp đặt đó là bản ngã thì không bao giờ có thể trọn vẹn được với thực tại. Nó muốn hiện hữu thì nó phải khởi lên (Thiền định cũng là một hình thức khởi lên rồi tự đóng băng). Mà khi nó khởi lên thì nó sẽ xuất hiện dưới dạng pháp ảo (hình ảnh, ý niệm về một sự việc, con người gì đó chẳng hạn) những cái này biểu hiện rõ nhất là tập khí. Hoặc nó chớp nhoáng phản ứng trên những thông tin mà mắt thấy, tai nghe thu nhận được. Tóm lại toàn bộ những cái mà được nhận biết thông qua hoạt động của bản ngã là cái bóng chủ quan của pháp chứ không phải là pháp thực. Tánh biết thì trọn vẹn với cái thực đang là còn bản ngã thì ngược lại khởi lên, nhận biết, đánh giá, ghi nhận rồi diệt đi, cái này nối tiếp cái kia sinh sinh, diệt diệt.
Tóm lại: Lấy một ví dụ là dễ hiểu nhất. Khi không có việc gì làm, buông xả, thư giản thì tánh biết sẽ tự động trọn vẹn trên cái cảm nhận về thân đang là, những cảm thọ đang là, hoặc có tâm khởi lên nhưng tâm cũng chỉ là một pháp sinh diệt giống như những cảm thọ vậy thôi cho nên tâm cũng đang là. Khi tâm không còn khởi lên sinh diệt, che lấp nữa thì tánh biết sẽ tự động trọn vẹn với pháp thực đang là.
Lưu ý: Khi có một cảm thọ đau khởi lên và nhận biết đó là đau chân hoặc là một cái đau đang khởi thì đó cũng là nhận thức qua khái niệm của lý trí rồi. Cứ để yên cho tánh biết thuần túy quan sát sẽ thấy ra là có một cái ta đang nhận biết về một cảm thọ đang xảy ra. Còn nếu là tánh biết thuần túy biết thì nó đang như thế nào thì nó như vậy không cần phải khởi lên, đặt tên, nhận biết gì cả. Mở rộng ra trên thân thọ tâm pháp thì là sống với thực tại. Về nguyên lý con cũng chỉ thấy tới đây thôi. Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2019

Câu hỏi:

Mô phật con bạch thầy.
Con thực hành chánh niệm tỉnh giác trọn vẹn với thực tại. Nhưng con thấy thực tại có nhiều thứ lôi kéo tâm con quá. Ví dụ như con ăn, con cũng muốn trọn vẹn với việc ăn, nhưng trong lúc ăn không chỉ có ăn không thôi mà mắt con vẫn thấy sắc tai vẫn nghe ý vẫn khởi lên lôi kéo khiến con không trọn vẹn được hoàn toàn, mà con cảm nhận mùi vị thức ăn một vài giây rồi có âm thanh gì bắt tai tâm con lại duyên theo.... Hoặc con có ý nghĩ hay có điều băn khoăn trong cuộc sống nên ngay cả khi ăn tâm con cũng bị ý niệm đó khởi lên kéo đi. Có thầy nói thiền minh sát tuệ là lấy mọi đối tượng làm đề mục quan sát chứ không cần phải ép mình tập trung vào đối tượng bắt buộc nào cả. Nên con nghĩ có phải là lúc ăn nếu vị giác là đối tượng nổi bật thì mình thấy ngay trên đó, còn khi ăn mà có âm thanh nổi bật lên mình vẫn biết trên nó luôn chứ không cần ép mình phải ở lại cái với việc ăn. Tức là cứ để nó đi đâu thì đi nhưng nó đi đâu mình biết nó ở đó là đc. Hay ý đang có suy nghĩ nào quá mạnh thì mình cứ nghĩ nhưng nghĩ trong cái biết chứ ko nghĩ miên man mê mờ thì cũng đc. (nhưng lúc nghĩ thì con lại quên việc con đang ăn rồi ạ) không biết con hiểu thế có đúng ko. mong thầy chỉ cho con biết rõ hơn ạ
Và điều thứ hai con muốn hỏi. Mắt tai mũi lưỡi thân ý, pháp đến thì thấy biết rõ ràng. Nhưng đó là những lúc mình thụ động theo cảnh tự nhiên. Nhưng trong cuộc sống có những suy nghĩ những quyết định và những lựa chọn cần suy nghĩ thấu đáo mới quyết định được. Thì những lúc đó con nên sử dụng cái thận trọng chú tâm quan sat như thế nào để không bị đi lầm vào vọng tưởng. Ví dụ con cần suy nghĩ để quyết định giữa hai sự lựa chọn con cần phải nghĩ xem nếu mình chọn lam điều A thì sự việc sẽ diễn ra như này như này... Còn nếu chọn làm điều B thì mình sẽ như này... Nhưng con không biết dùng cái thận trọng chú tâm quan sát như nào cho đúng. Tức là con không biết khi suy nghĩ con đang thận trọng chú tâm quan sát hay là đang bị cái ảo tưởng của bản ngã vẽ ra cho con. Thưa thầy mong thầy khai thị cho con hiểu
Con thành kinh tri ân thầy. Con chúc thầy sức khỏe ạ
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, cũng gần 1 năm biết đến trang web này, con thấy mình tiến bộ rất nhiều. Bây giờ con không dùng bản ngã để tinh tấn chánh niệm tỉnh giác nữa mà để tự nhiên vô tâm, nhiều lúc cũng mất chánh niệm thì Pháp điều chỉnh để con tự thấy ra và chánh niệm trở lại. Trước đây con còn bu bám vào một điểm sáng cuối đường hầm mà con gọi là điểm vô ngã để con giữ thăng bằng trong cuộc sống, hành xử cho thuận pháp. Nhưng bây giờ thì con để tâm ứng tự nhiên hoặc thấy biết khi nào là bản ngã khởi sinh tạo tác miễn răng không hại người hại mình. Con thấy ra tất cả chúng ta là sản phẩm của tự nhiên cũng giống nước, không khí...thấy được điều này nên tâm con ít còn vọng tưởng về tục đế và đầu óc trở nên nhẹ nhàng hơn. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Kính trình thầy,

Trò chơi sanh tử đã bao đời
Hơn thua, giỏi dở nào đâu dứt
Chỉ chạy vòng quanh thêm mệt mỏi
Mấy ai hiểu thấu tận đáy lòng?
Đêm khuya nằm vắt tay trên trán
Ngẫm lại cuộc đời ôi bể dâu
Tiền tài danh vọng có chi đâu
Chẳng mang vật gì theo ta cả
Chỉ có núi nghiệp mãi kề bên
Rồi lại đi vào vòng sanh tử
Khổ mãi bao đời đã mệt nhoài
Trong vòng nhị biên chỉ tương đối
Mở mắt nằm mơ mà chẳng biết
Một cơn trường mộng của muôn loài
Chợt giật nảy mình ta tỉnh giấc
Cuộc đời dâu bể chỉ hóa hiện
Mộng liền tan biến vào hư vô
Mái nhà xưa cũ nay vẫn vậy
Quanh quẩn tìm cầu nào đâu thấy?
Lặng lẽ ngồi nhìn bỗng nhận ra
Nó hằng sáng soi nào sinh diệt
Ra ngoài nhị biên lẫn tương đối
Không sanh không tử chẳng đến đi
Ngay nơi đầu mũi mấy ai biết
Cùng khắp pháp giới ở nơi nơi
Thật quá nhiệm mầu từng sát na.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2019

Câu hỏi:

Lạy Thày, khi đang lăng xăng mà chợt nhận ra quay về soi sáng lại mình thì cái chợt nhận ra đó có phải tính biết không ạ? Vì con hiện giờ luôn đan xen giữa những lúc lăng xăng không biết mình và lúc quay trở lại biết mình chứ chưa duy trì liên tục được. Con biết là đang đi, rồi thấy đang thở, tiếp đó lại thấy có cái biết là đang đi đang thở đó, rồi con ngồi con biết và cũng biết trước ngay đó là không hề có suy nghĩ sẽ phải ngồi xuống, rồi con biết có ý muốn nhắm mắt để tịnh tâm hơn, nhắm mắt lại thì con biết mình thở toàn thân ra sao, rồi suy nghĩ lại đến con biết thì nó lại dừng lại và trở về với thở, rồi suy nghĩ đến là cứ đơn giản thế này sao không thấy có mầu nhiệm gì, thì con nghĩ biết là đấy là tâm mong cầu và nó lại dừng lại, con lại quay về thân tâm rỗng lặng. Con thực tập như vậy có đúng không, nhờ Thày chỉ dẫn dùm con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2019

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Bạn con bị ốm nằm liệt trên giường, con mới hướng dẫn bạn con quan sát các cảm thọ trên thân vì đây chính là cơ hội tu tập tứ niệm xứ rất tốt. Sau ba tuần bạn con nói là thấy rất nhiều người, con hỏi thấy ai thì bạn con nói: cái tay này, cái chân này, cái đầu này... đều không phải là mình. Lúc đó con cười và nói quan sát tiếp đi. Ngày tiếp theo bạn con nói thấy rất nhiều người mà chẳng có ai bệnh cả, chẳng ai chết cả, hiểu được câu anh mình nói "làm gì có ai chết" rồi, là tính vô ngã đó. Ngày tiếp theo con hỏi thấy gì không thì bạn con nói thấy lại bình thường đây là thân mình không phải là tổ hợp nữa, và bạn con lạc quan hơn trước rất nhiều.
Thưa Thầy! Cái thấy của bạn con đúng không ạ? Con là người hướng dẫn bạn con tu tập nhưng bây giờ con đành cười trừ để chờ Thầy giúp đỡ. Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy để bạn con tiếp tục tu tập ạ.
Con thành kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »