Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 22-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con có câu hỏi về 16 bậc thiền tuệ nhờ Thầy giải đáp. Khi hành giả thực hành Thiền Minh Sát sẽ trải nghiệm tuần tự 16 bậc hay có thể không theo thứ tự ạ?
Ngoài ra, con xin kể một số trải nghiệm của con như sau: khi chánh niệm tỉnh giác thì con chỉ thấy pháp đến đi, không thấy cái ta và của ta. Có thời điểm con thấy pháp sinh diệt rất nhanh, qua ngày hôm sau lại không thấy gì nữa. Khi gặp duyên bên ngoài thì phiền não khời sinh, nhưng lại diệt rất nhanh. Không rõ con thấy như vậy có gì sai sót nhờ Thầy giải đáp giúp. Con cảm ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 09-10-2016
Câu hỏi:
Thầy kính yêu!
Con có điều chưa rõ mong được Thầy khai thị ạ. Thưa Thầy, trong một thời điểm không thể có 2 tâm, tâm này diệt, tâm kia sinh, tâm sau biết tâm trước, nhưng trong một tâm có thể có nhiều niệm không?
- Khi con nổi sân trong 5 phút thì 5 phút đó là "một tâm sân kéo dài 5 phút" hay rất nhiều tâm sân nối tiếp nhau?
- Khi một người đồng thời làm nhiều việc thì lúc đó tâm thế nào ạ? (VD có người mắt xem tivi, tay vẫn đan len, miệng thì nói chuyện... khi đó họ có mấy tâm ạ?).
- Lại có người có thể viết cả hai tay, mỗi tay viết một chữ khác nhau thì lúc đó Tâm vận hành thế nào?
Thưa thầy, nếu những điều con thắc mắc không có ích cho việc tu học cũng xin thầy nhắc nhở để con biết ạ. Con xin cảm ơn Thầy, chúc Thầy thân tâm thường an lạc!
Ngày gửi: 25-09-2016
Câu hỏi:
Kính Sư Trưỡng Lão.
Trong lúc quán hơi thở, tâm của con đột nhiên chuyển đổi thành ra suy tư lời nói của Phật trong kinh.
Kinh xin thầy chỉ bảo:
Suy tư lời dạy của Phật trong lúc hành thiền Vipassana là vọng niệm hay là quán tâm?
Ngày gửi: 03-09-2016
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy! "Như lý tác ý" và "Vipassana" là đồng nghĩa phải không ạ? Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 02-08-2016
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. Con cũng thường xuyên vào Trung Tâm Hộ Tông đọc những câu hỏi và các câu trả lời của thầy ạ. Hôm nay con có điều băn khoăn mong muốn hỏi thầy để thầy tháo gỡ giúp con.
Thưa thầy gần đầy con thấy khi con quan sát cảnh và các hiện tượng bên ngoài thấy nó sinh diệt, đồng thời lúc đó con cũng quan sát tâm bên trong thấy tâm không khởi niệm. Khác với trước kia, nếu như con quan sát như vậy càng lâu thì trong tâm con sinh hỉ lạc càng lớn, nhưng giờ con vẫn quan sát như vậy mà tâm bình thường (thấy cảnh là cảnh ở bên ngoài, tâm là tâm - mà tâm này không hề lay động, tâm bình thường). Và con cứ quan sát như vậy thì tâm con không có vọng tưởng nữa. Do có sự hiểu biết nông cạn và sự thực hành còn hạn hẹp nên con chưa rõ lối thực hành của mình đã đúng hay chưa, con xin thầy chỉ dạy cho con. Con kính chúc thầy sức khỏe. Con cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 29-07-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Thầy cho con hỏi
"CHỈ" (Samatha) có phải là Thiền Định thuộc Chánh Định không ạ? Con đọc sách thấy mấy thầy nói Chỉ là Thiền Định, Quán là Thiền Tuệ. Chỉ không đưa tới giải thoát, Quán đưa tới giải thoát.
Con thấy trong trong Tăng Chi Bộ, Ngài Anan nói có 4 phương pháp đưa đến sự giải thoát trong đó có Quán trước Chỉ sau, Chỉ trước Quán sau, Chỉ đi cùng với Quán,... vài 1 loại không có chỉ và quán thì phải. Vậy thầy có thể cho con biết Thiền Minh Sát thuộc loại nào và phương pháp thầy giảng cho chúng con tu theo thuộc loại nào ạ?
Ngày gửi: 16-07-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, mong Thầy từ bi chỉ cho con cách quán chiếu cảm thọ vedanā do nghiệp gây ra. Đây là cảm thọ khổ con bị lặp lại liên tục cả ngày lẫn đêm mà con không biết cách nào để thoát ra. Con đã dùng đủ cách là quan sát, theo dõi, bỏ lơ... nhưng vô tác dụng.
Con xin cám ơn Thầy. Mong Thầy luôn an lạc và khoẻ mạnh!
Ngày gửi: 10-07-2016
Câu hỏi:
Con cảm ơn vì lời nhắc nhở quý giá của Thầy.
Trả Kinh lại cho Kinh
Về chiêm ngoạn chính mình
Không tìm cầu mong đợi
Thấy pháp vốn vô sinh.
(Lời của Thầy)
Ngày gửi: 05-07-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy.
Ngày hôm nay tình cờ con phát hiện ra điều này rất thú vị, con xin thưa với Thầy, đó là niềm vui khi ngồi thiền. Làm thế nào có thể nhìn được tâm mình, có thể nhìn được khi ngồi thiền trong lúc rảnh rỗi. Khi tâm thiện lành trong sạch biết là có tâm thiện lành trong sạch, khi tâm an vui biết là có tâm an vui, khi tâm phiền não sân hận biết có tâm phiền não sân hận, có một cái tâm đang nhận biết cái tâm kia. Cái tâm có lúc thiện lành trong sạch phiền não kia là tâm ai và cái tâm đang nhận biết là tâm ai?
Con biết rằng cái tâm đang nhận biết chỉ thấy được sự thật đang diễn ra của cái tâm kia và muốn biết bạn đang như thế nào thì chỉ cần ngồi xuống để nhìn thấy, vui lắm. Cho đến một ngày, khi ngồi xuống, chỉ thuần thấy có một cái tâm hân hoan trong sáng, và gì là sau đó, từng trạng thái tâm lần lượt xuất hiện ngoài sự tưởng tượng của con, lạ lùng lắm, và việc của con bây giờ là chỉ thuần nhận biết thôi, vui lắm.
Con xin thưa với Thầy trạng thái tâm con hôm nay, xin Thầy dạy con thêm!
Ngày gửi: 05-07-2016
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy tôn kính.
Thưa thầy như con thấy cuộc đời mỗi người có 3 vị thầy và một người học trò.
1. Vị thầy thứ nhất là cuộc sống mà tâm điểm là luân hồi sinh tử phiền não khổ đau, nhờ có vị thầy này mà mỗi cá nhân trên trái đất này đến một lúc nào đó sẽ nhận ra mình không thể cứ tiếp tục chạy theo cuộc sống tưởng chừng như hạnh phúc mà sự thật lại là vô thường và phiền não khổ đau.
2. Vị thầy thứ 2 là những bật giác ngộ, ví dụ như Thầy chẳng hạn, nhờ có thầy chỉ dẫn nên con đường trở về với sự thật nhanh và chính xác. Nếu không có những vị thầy này thì không biết mỗi người phải mày mò đến bao lâu và không biết đến bao giờ mới hiểu ra được những bài học kỳ diệu mà pháp mang đến.
3. Vị thầy thứ 3 là bản ngã ảo tưởng nơi mỗi người. Tánh biết nhận ra sự thật là nhờ thấy ra bàn ngã ảo tưởng, thấy ra sự lầm lạc của bản ngã, thấy ra bàn ngã 100% là giả, nhờ vậy mà tánh biết nhận ra thế nào là vô ngã.
Người học trò mà con muốn nói chính là tánh biết.
Thầy dạy cho con rất nhiều về việc thấy pháp bằng thái độ vô ngã thông qua các bài giảng ở mục pháp thoại. Con xin trình bày thêm về đề tài “thấy’
Thấy pháp hay thực chứng pháp là điểm khởi đầu cho cuộc sống quay về, một cuộc sống hoàn toàn mới. Tiến trình thấy pháp với con có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn tánh biết thấy pháp nhưng vẫn có bản ngã chen vào, giai đoạn này là giai đoạn mang tính giáo dục bản ngã để bản ngã nhận ra sai lầm và xác định chính xác bản ngã là nguyên nhân gốc rễ của phiền não khổ đau chứ không phải đối cảnh bên ngoài.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn tánh biết có thể độc lập thấy vận hành của bản ngã, ở giai đoạn này bản ngã dễ dàng bị phát hiện, bản ngã dần nhỏ nhoi và nhường chỗ cho tánh biết hoạt động. Khi tâm thực sự định tĩnh thì chỉ còn lại là tánh biết thấy các pháp và thấy bản ngã sinh, diệt. Con nhận thấy hoạt động đời sống là hoạt động tự nhiên, bản ngã chỉ chen vào đánh lạc hướng trong một phạm vi nào đó chứ bản ngã không bao trùm hết đời sống của bất kỳ ai, dù người đó không biết tu hay đang phiền não khổ đau. Ví dụ như một người đang đi thì hoạt động đi thực chất là hoạt động vô ngã, bản ngã chỉ chen vào gây ra chút rắc rối, vì vậy cho nên ít ai có thể chánh niệm trên hoạt động đi. Tóm lại khi bản ngã vắng mặt thì mọi hoạt động đời sống không hề thay đổi, chỉ có thái độ thay đổi, cho nên lúc này pháp tự vận hành và không có tôi hoạt động… Chánh niệm không phải là một nỗ lực quan sát thân, thọ, tâm, pháp mà chánh niệm là không có bản ngã chen vào, khi không có bản ngã chen vào thì tất yếu sẽ chánh niệm, tỉnh giác và đương nhiên là chánh niệm tỉnh giác trên thân, thọ, tâm, pháp vì thế giới của mỗi người chỉ có vậy.
Con xin cảm ơn Thầy vì đã đọc trình pháp hơi dài của con. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe.