Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 16-05-2016
Câu hỏi:
Con kính chào thầy. Hôm nay cho con hỏi thầy thêm một vài điều nữa: <p>
Con đã thư giãn, buông xả, không nỗ lực theo dõi sự thở lúc ngồi thiền. Đến đây con lại thấy có hai hướng đi. <p>
- Theo dõi, ghi nhận về thân, thọ, tâm, pháp theo tứ niệm xứ. <p>
- Theo dõi, ghi nhận cái nào là sắc pháp cái nào là danh pháp (con đọc trong sách của Ngài Hộ Pháp) <p>
Vậy, hai hướng trên có khác nhau không thưa thầy? Mong thầy chỉ cặn kẽ cho con rõ thêm về hướng thứ 2.
Ngày gửi: 15-05-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, lúc trước con ngồi thiền thường chú tâm vào sự vào ra của sự thở nên ít bị vọng niệm hơn nhưng do con bị ảo tưởng vào việc hành thiền để được giải thoát nên vẫn còn dính mắc trong lý tưởng tương lai, nhưng may thay được thầy khai ngộ. Nay con cũng ngồi thiền mỗi ngày 1h-1h30. Nhưng con thấy tâm tự nhiên thoải mái, nó không muốn tập trung vào sự thở, mỗi lần quay qua sự thở là không được thoải mái lắm (con biết là do dính mắc nên buông). Còn trong sinh hoạt hàng ngày con vẫn quan sát thân tâm đến đi bình thường và con đang từng bước nhận chân và buông bỏ tham sân si. Con xin hỏi thầy lúc con ngồi thiền buông xả tự nhiên và chỉ quan sát cảm thọ trên thân, tâm như vậy có được không? Vì con được biết định tuệ song song, mà con hành như vậy e không có định thì sẽ khó mà soi chiếu được. Con mong thầy giải đáp. Con xin chân thành cám ơn thầy. Con xin chúc thầy sức khỏe và bình an.
Ngày gửi: 28-04-2016
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy,<p>
Hôm trước tết con có về Việt Nam tìm pháp môn Phật để tu. Con đã đến chùa và gặp thầy lúc buổi chiều và may mắn gặp được vị cư sĩ đã thức tỉnh con. Những lời vị cư sĩ đó nói cũng chính là hoàn cảnh của đa số cư sĩ sống tại gia như chúng con. Giờ thì con hiểu được phần nào thiền định và thiền tuệ. Lúc ngồi thiền có lúc ánh sáng trắng tràn ngập, con biết là đây là thiền định chứ không phải thiền tuệ thì tự nhiên ánh sáng đó mất. Giờ con cũng chẳng ham thích gì cảm giác nhẹ nhàng mát mẻ toàn thân nữa. Con cũng đang tập chánh niệm tỉnh giác (thầy thường gọi là thận trọng chú tâm quan sát) nhưng con chưa thuần thục. Phần nào con hiểu lời thầy dạy. Con cảm tạ ơn thầy và đặc biệc biết ơn sâu sắc đến vị cư sĩ con gặp buổi chiều hôm đó.
Ngày gửi: 28-04-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, có những lúc hành Thiền, con ở trong trạng thái mờ đục, bị xoáy vào một cái gì đó, không nhận biết được rõ ràng sự tương tác với các pháp dù tâm không khởi ý niệm, con phải nên làm gì ạ? Con đã theo khoá tu thiền Vipassana 10 ngày của ngài Goenka, họ dạy về quán những cảm giác trên thân theo một trình tự nhất định từ đầu tới chân, nhưng khi nghe thầy giảng thì thân thọ tâm pháp, khi nào khởi cái gì thì quán cái đó, vậy khi có quá nhiều cái khởi lên cùng một lúc thì cái phải quán như thế nào? Trong phần pháp thoại con có thể tìm được những bài giảng nào nói rõ về việc cách quán này không? Kính mong thầy hoan hỉ giải thích giúp con.
Ngày gửi: 25-04-2016
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thưa thầy xin thầy giải đáp cho giùm con thắc mắc sau:<p>
Con mới học Thiền Vipassana và con nghe thầy giảng trong các bài pháp thoại rằng Thiền không chỉ là ngồi mà Thiền trong mọi hoạt động đời sống. Hôm qua con đi bộ 40 phút hành thiền cũng là đi thể dục, khi con thấy đủ mệt và con đi lên nhà. Vì nhà không có thang máy nên con đi bộ lên 4 lầu. Khi leo cầu thang con nhận ra các bắp chân căng ra, hơi thở dồn, tim đập nhanh, hai chân bước rất tự nhiên và hòa hợp.. Khi đó con nhận ra rằng cơ thể con hoàn toàn độc lập với cái gọi là Con (Tôi). Rõ là nó đang làm tất cả để đưa cơ thể leo cầu thang, thấy các tế bào đang đòi hỏi oxy, phổi tự làm việc nhanh hơn, mồ hôi tự rịn ra… Con – Tôi không hề điều khiển điều đó. Hơn nữa đáng ra phải thấy mệt và thường sẽ suy nghĩ là giá có thang máy… thì cái Tâm con trống không, nó thậm chí còn thanh thản và cổ vũ cho cái Thân đang làm việc một cách thoải mái. Tự dưng con thấy hình như xuất hiện ở đây 3 Thứ : Thân – Tâm và Tôi. Mà Tôi chỉ đứng ngoài để xem Thân và Tâm làm việc của mình. <p>
Con về nhà và lúc sau ngồi chơi đàn. Con lại thấy một cảm giác rằng rõ là ngón tay con chơi đàn không phải là Con muốn nó chơi nó nhớ các vị trí đó theo một trí nhớ của Tâm con đưa ra, khi âm thanh từ đàn vang ra thì tai nghe, to nhỏ, mạnh yếu… rồi cảm thụ rằng đúng sai nhưng con không kiểm soát mà Tâm con kiểm soát và nó sai khiến Thân con nghĩa là các bảo các ngón tay chơi nhanh chậm hay cho đúng. Con lại có cảm giác con đang quan sát Thân và Tâm con đang chơi đàn chứ không phải cái Tôi của con đang chơi. <p>
Tuy nhiên khi quan sát có hiện tượng như trên con thấy một cảm giác chung là rất thanh thản và mọi việc thực hiện cũng rất nhẹ nhàng bình yên và hiệu quả. <p>
Con muốn hỏi thầy rằng điều này có phải con đánh mất bản thân và không kiểm soát được bản thân, hay bản ngã của con bị mất đi thoáng chốc, hay là con bị tẩu hỏa nhập ma? Xin thầy chỉ bảo cho con! Con xin thành kính cám ơn thầy!<p>
Ngày gửi: 22-04-2016
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thưa thầy, xin thầy hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con về việc định sinh ra tuệ ạ. Và nếu định không sinh ra tuệ thì định có đúng là định nữa không ạ. Con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 21-04-2016
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Con có một chuyện phân vân không biết là có nên hỏi thầy không? Từ khi được gặp thầy, con chú trọng tỉnh thức trong giây phút hiện tại dù con làm bất cứ việc gì. Con cảm thấy an lạc, và thư thái mặc dù không hành thiền. Tuy nhiên, con lại hay thấy những ánh sáng màu tím nhạt và xanh lục, hiện lên đủ hình thù hoài nên làm con phân vân từ mấy tháng nay (mà con vốn sợ ma); con cũng mới kiểm tra sức khỏe thấy cũng không có vấn đề gì lớn cả. Tối hôm qua bị thức giấc giữa chừng không biết lý do gì nhưng con thấy cặp mắt của con như cái máy chiếu (phim) nó chiếu các hình ảnh, mở mắt hay nhắm mắt thì hình ảnh đó vẫn hiện ra, màu chủ đạo là xanh lục. Con thấy kỳ lạ hết sức nhưng vẫn tự nhắc rằng bất cứ cái gì đến rồi nó sẽ đi, đừng để dính mắc vào. Lại nữa, thỉnh thoảng con nhìn cái gì lại thấy vật đó giống như mặt hồ vì có những gợn sóng, hoặc có khi nó phản chiếu cái bóng của nó, hoặc là con thấy nó rõ hơn như là có ánh điện, hoặc mắt bị mờ đi, hoặc các vật con nhìn dường như phản chiếu vào trong mắt luôn… mỗi lần như vậy con cứ tự nhủ nhìn chỉ là nhìn. Con xin lỗi thầy vì viết dài dòng. Con xin cảm ơn thầy đã đọc thư. Cầu mong thầy được nhiều sức khỏe an lạc và hạnh phúc. Cầu cho tất cả bạn đồng tu được an lạc, hạnh phúc và tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trên con đường tu hành. Con cũng rất mong muốn được thầy được thầy quy y và đặt pháp dan khi nào có nhân duyên. Chân thành cám ơn thầy. HP
Ngày gửi: 20-04-2016
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, xin thầy phân biệt giúp con sự khác nhau giữa "tưởng tri", "thắng tri", và "liễu tri" mà Phật đã nói trong Kinh Căn Bản Pháp Môn.
Con thấy Sư Giới Đức và một số thầy khác còn hay nhắc đến "tuệ tri" và "thức tri" nữa. Vậy "tuệ tri" và "thức tri" này nằm trong "tưởng tri", "thắng tri" hay là "liễu tri" mà Phật nói ạ? Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 17-04-2016
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy! Xin Thầy giảng cho con hiểu điều này, trong các bài pháp thoại, Thầy có nói đến từ TƯ khi liên hệ vào ngũ uẩn (không biết con có hiểu nhầm không) thay vì là HÀNH. Vậy xin Thầy cho con biết ý nghĩa khác nhau của từ TƯ và HÀNH khi đặt trong NGŨ UẨN. Con cám ơn Thầy! Kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc.
Ngày gửi: 11-04-2016
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Con kính bạch thầy! <p>
Sau khi nghe pháp của thầy, con có sự liễu tri và thực hành ứng dụng cho mình trong đời sống sinh hoạt. Và con có đôi lần trình pháp với thầy qua mạng như thế này. Tuy là đôi lần trình pháp ấy thì con chỉ trình bày được sự thông hiểu của mình mà thôi. Đến nay, con cũng vẫn chỉ là ở sự thông hiểu thôi ạ. Nhưng con cũng không mong muốn ở mình phải nhanh hay chậm ở sự đạt được gì cả, sự việc đến tâm con vẫn còn sự dính mắc và phiền não chi phối. Ừ phiền não thì biết phiền não, sân thì biết sân thôi không chạy theo cơn sân để dẫn đến hành động không hay, dừng lại, "nhẫn" một bước trời yên biển lặng, thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Thay vì trước đây con sẽ tìm mọi cách để chiến thắng lại đối phương nhưng nay thì con biết quay về để tự thắng mình hơn (thắng cái bản ngã sợ thua người). <p>
Kính thưa thầy! Con có suy tư một điều mong thầy chỉ dạy cho con! Theo con, tâm chúng ta không lúc nào ngừng nghỉ cả, luôn có "niệm" hoạt động liên tục từ thô đến tế. Con xin ví dụ: khi có một niệm sinh khởi con quán thấy đang có một niệm thì niệm đó dừng lại, ngay giây phút ít ỏi đó, theo con là tâm tĩnh lặng. Vì lúc đó có sự tỉnh giác biết có vọng niệm sinh khởi và thấy nó và thấy tâm lúc ấy cũng bình lặng lại, yên lặng lại. <p>
Nhưng con có suy tư thì ở sự quán thấy đó cũng là đang niệm (niệm của sự thấy), nhưng ở đây cái thấy ấy vượt ra khỏi sự dính mắc vào cái niệm sinh diệt kia thôi. Và theo sự quán sát của con với tự nhiên bên ngoài thì tất cả các sự vật đều là một thể hoạt động liên tục không ngừng. Ví dụ như gió, gió luôn hoạt động mà mình chỉ thấy khi nó có sự tiếp xúc với cây cỏ, hoa lá,... Theo con suy luận thì tâm cũng vậy, cũng hoạt động không ngưng, liên tục liên tục, nó vốn là sự vận động của "niệm". Nhưng khi không trụ vào "niệm" tức là tỉnh giác (kể cả "niệm thấy", thấy chỉ biết thấy rồi nó qua đi). Thì đó có phải là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" không thưa thầy? Đây là sự hiểu và lý luận của con. <p>
Như thầy từng khuyến khích con đôi lần trình pháp trước thì con cần hiểu đúng trước rồi từ từ sẽ có sự thực hành. <p>
Con mong thầy phân tích cho con được hiểu tường tận. Con xin cảm ơn thầy! Con kính chúc thầy sức khỏe và an vui, là người thầy kính mến của chúng con trên bước đường học đạo.