loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi con xin mạn phép hỏi thầy về một vấn đề mà con băn khoăn rất nhiều thời gian gần đây, con không biết tâm sự với ai hay ai có thể cho con một lời khuyên đúng đắn, con xin thầy từ bi chỉ dẫn. Thưa thầy con sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hà Nội, gia đình con luôn sống và noi theo chánh pháp... Con năm nay đã 30 tuổi, về sự vô thường khổ vô ngã cũng đã có ít nhiều tự trải nghiệm qua, đã từng may mắn được đến được xứ Phật...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Bạch sư, con thường nghe sư giảng pháp trên youtube mà chưa hữu duyên đảnh lễ Sư. Theo lời sư dạy con hoan hỷ thực hành thiền minh sát. Xin sư từ tâm chỉ dạy con ạ vì con đang rối.
Con thực hành quán sát hơi thở ra vào. Hơi thở ngắn biết ngắn. Hơi thở dài biết dài. Trong lúc thiền ngồi tâm con cũng chạy theo các suy nghĩ, âm thanh... rồi con lại thức tỉnh kéo tâm trở về với hơi thở, nhiều lần như vây. Con thường ngồi thiền khoảng 30 đến 60 phút. Trong sinh hoạt hằng ngày khi con chánh niệm thì nhận biết đươc hơi thở ra vào. Tuy nhiên con rất phân vân vì khi ngồi tâm con không định vào hơi thở. Lúc thì thấy phồng xẹp bụng. Lúc thì thấy hơi thở ra vào ở mũi, lúc thì thấy thân mình đang thở, rồi thấy tâm lăng xăng phóng đi...
Bạch sư, con hành thiền mà không cột tâm vào hơi thở có sai không ạ. Tâm nó cứ chạy nhảy như vậy tức là con không định tâm đươc phải không ạ. Con có cần phải hướng tâm vào hơi thở để vào định không. Xin sư chỉ day giúp con hành như thế nào cho đúng ạ. Kính chúc sư thân tâm an lạc. Con chân thành cảm ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Khi đứng giữa lựa chọn đọc sách và không đọc sách, con nhận ra mình đang đối mặt với một phiền não phát sinh do việc lựa chọn này. Khi ở lại kham nhẫn với phiền não ấy, thân vẫn sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, trong tâm thì phiền não không ngừng dậy sóng cồn cào dữ dội. Nhưng có một cái gì đó bên trong cứ lắng dần, lắng dần, vững chắc và đầy sức mạnh, như muốn quả cảm thốt lên rằng "Phiền não, ngươi có giết chết ta ngay tại đây cũng được". Bằng cách nào đó, bản ngã lộ diện sau trận cuồng phong phiền não đó, đó là một bản ngã ham muốn an lạc, muốn thôi đọc để an lạc, muốn đọc cũng là để an lạc (muốn đối diện phiền não phát sinh do đọc để đoạn diệt nó). Bản ngã lộ diện, tâm tự động buông và trả lại tất cả (trả lại những lo lắng, sợ hãi, nghi hoặc, chọn lựa, tham muốn) -> nhẹ tênh như vừa trút bỏ được một gánh nặng. Sau tất cả, chỉ còn lại một tâm bình an đang trọn vẹn với các pháp. Lúc này, hỷ lạc đến và bao trùm khiến con mất ngủ...
Con vẫn đang đúng hướng phải không thưa Thầy?
Con mong Thầy thân tâm an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Con thưa sư Ông
Con nghe Pháp của sư ông và hành theo “khi làm việc thì thường biết mình”, khi tu tập thì “không mong cầu, tâm rỗng lặng trong sáng”.
Lúc con làm việc và ngồi thiền đều buông xả nhưng vẫn còn buông lung. Con chỉ dùng cái biết để biết mọi chuyện nhưng vẫn luôn có cái gì đó lảm nhảm trong đầu con, nó hùa theo những vọng tưởng, đôi khi nó ủng hộ đôi khi nó không ủng hộ. Khi con dùng cái biết nhìn nó thì nó im nhưng cũng không thường xuyên lắm, nhiều lúc còn theo nó nữa. con vẫn biết và thường kiểm tra lại mình, con không biết những thứ lảm nhảm đó là gì mà con không thể dừng lại được.
Thời gian gần đây con ngủ rất nhiều, trong giấc mơ con thường mơ những cảnh ái dục và tham lam. Con biết cái tâm của con rất dễ sợ nếu mình không thường biết như vậy. Nhưng khi ý thức khởi lên thì những lảm nhảm đó đi theo và không ngừng thì thầm, suy diễn, tưởng tượng trong đầu con. Con không thể biết một cách tự nhiên được, thỉ thoảng con sân và và rơi vào tình trạng hối quá.
Kính xin sư Ông giúp đỡ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy,
Thầy khai thị giúp con 2 câu hỏi ạ.
1. Cách đây hơn 2 năm, con nhớ sau khi nghe pháp thoại của thầy khoảng 2 tuần con thử nằm thiền. Khi đó con rơi vào trạng thái nửa ngủ nửa tỉnh, là lúc đó con vẫn nhận biết được thân tâm nhưng lại như là ngủ con rất khó diễn tả ạ. Khi con tỉnh lại thì thấy rất khỏe, thấy mọi thứ xung quanh sáng bừng. Hồi đó con có hỏi thì thầy trả lời là cứ thấy vậy thôi. Con trước khó ngủ nên con thường nghe pháp của thầy và nằm thiền thì đợt này con dễ ngủ hơn. Tuy nhiên con lại rất hay rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ, lần thì vài phút lần thì hơn 10 phút. Khi đó con vẫn cảm nhận được thân tâm, mà có cái rất lạ là khi đó con cảm nhận con thở rất rất chậm so với khi bình thường. Có lúc hình như con còn không cảm nhận được hơi thở. Như vậy là con rơi vào trạng thái gì vậy thầy, con có thực hành gì sai không ạ. Con hỏi để cho biết chứ không cố gắng hay tham đắm gì lặp lại trạng thái đó.

2. Sau một thời gian con thực hành nằm thư giãn buông xả. Con tập thực hành trong đời sống. Con cảm nhận khi bị dính mắc là cơ thể và đầu óc mệt mỏi. Khi con nhận ra điều này thì con có thể chủ động buông được ra. Là khi con nhận ra con có thể buông được ngay, con chủ động như vậy không biết đã tự nhiên chưa. Và khi con buông ra, con cố để tâm dính mắc trở lại cũng không thể được, con thử rồi. Và khi buông ra vẫn suy nghĩ như lúc dính mắc nhưng không thấy mệt. Hiện tượng như vậy là con buông đã đúng chưa thầy?

Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Thầy kính, ngồi ngắm nghía nỗi buồn và niềm vui một hồi con nghĩ suy cho cùng thế giới cũng không hẳn là ảo giác, mà nó là trùng trùng điệp điệp của những tư duy ẩn hiện thôi. Chỉ có điều nó quá mạnh đến nỗi nhiều khi mình bị cuốn theo nó. Còn cái biết thì vẫn biết, khi nào nó bị che lấp thì bị cuốn theo dòng thác tư duy và cảm xúc thầy ạ. Còn tại sao khởi tư duy vậy thì nó cứ tự nhiên nó khởi, chắc do tích luỹ qua bao nhiêu kiếp thì hình thành kinh nghiệm vậy thôi. Có điều ngồi quan sát nó cũng vất vả thầy ạ, thả cho nó vui đến tột đỉnh, và buồn khổ đến tận cùng để quan sát và cũng phải kiên nhẫn lắm, nhiều khi nó hành hạ mình ra trò. Không thích nhất là trạng thái tâm nặng trịch, khi nào cũng thấy đời bế tắc âm u, trạng thái này nó cứ bao bọc lấy con, nhìn mãi mới phát hiện được.

Tâm con giờ cũng ít ham thích những gì ở đời, nhưng cũng không thấy u phiền khi mình không còn ham thích gì như ngày xưa. Thấy rỗng rang khá thoải mái. Không sợ mất mát ý niệm gì lắm nữa. Chẳng thấy đời có ý nghĩa gì, cũng chẳng thấy đời vô nghĩa.

Thưa thầy con quan sát vậy không biết có bị lệch lạc gì không? Định của con cũng vẫn còn yếu, nên không phải lúc nào cũng trong sáng nhẹ nhàng được. Con có cần làm gì nữa không thưa Thầy? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy!
Thời gian gần đây con có được duyên nghe các bài Pháp của Thầy và thấy vỡ lẽ ra được nhiều điều mà bấy lâu nay con cứ loay hoay đi tìm. Con rất cảm kích và kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ để tiếp tục trên con đường Hoằng Pháp lợi sinh.
Con có một điều muốn xin thầy chỉ dạy. Con cũng tìm hiểu về Thiền thời gian cũng đã lâu nhưng do chắc cơ duyên chưa tới nên chưa tìm được lối hành thiền nào hiệu quả. Đầu năm rồi có duyên lành con có được tham gia một khoá Thiền ngắn của Sư Cô Hương Thiền hướng dẫn. Sư cô hướng dẫn Thiền bốn bước: sau khi ngồi yên và lưng thẳng thì bước đầu Tập trung vào bên trong, bước hai quay về với hiện tại, bước ba thả lỏng thư giãn từng bộ phận cơ thể theo phần lớn và sau đó là các phần nhỏ, bước bốn đến quán sát hơi thở. Khi thực hành tới phần thư giãn cơ thể thì chỉ được một lát là đầu óc con lại suy nghĩ linh tinh, có những hôm khi xả ra mà chưa thả lỏng hết được phần mặt và phần ngực thì thời gian đã trôi qua gần 1h đồng hồ, con có thử theo phương pháp khác là khi vào hít thở ba hơi thật sâu sau đó phình bụng và thót bụng mạnh như phương pháp của Thầy Tuệ Hải hướng dẫn, lấy cực động hoá tịnh và sau đó theo dõi hơi thở thì thấy có hiệu quả hơn một chút nhưng sau vài hơi thì con có cảm giác mình điều khiển hơi thở thì đúng hơn là theo dõi nó. Con vẫn hành đều và cũng không kỳ vọng hay tham muốn gì mỗi giờ hành thiền như vậy. Vậy con xin hỏi Thầy với những chướng ngại như vậy thì con nên làm gì để có thể đi đúng hướng. Con cảm tạ Thầy, kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Khi tâm luôn sống trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thì các thiện nghiệp đã đầy đủ, hay vẫn cần phải cố gắng tạo nhiều thiện nghiệp như bố thí, cúng dường, từ thiện... để những kiếp vị lai có quả lành tu tập tốt hơn. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin chia sẻ những điều con thấy ra như sau trong thời gian qua:
Khi bất lực trước hoàn cảnh, khi không còn niềm tin và hy vọng cứu vãn tình thế, nỗi sợ xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm trí hành hạ đủ kiểu... thậm chí có thể điên loạn, hoàn toàn mất kiểm soát - hoàn toàn mù trước thực trạng. Vậy phải sẽ ứng xử ra sao đây? Đó là câu hỏi mà có lẽ ai cũng muốn tìm lời giải đáp.
Thông thường nếu chưa tới mức điên loạn mất mình hoàn toàn, ta hay tìm tới THA LỰC, loay hoay và hoài nghi với TỰ LỰC.
- Trải nghiệm thấy rõ diễn biến trên thân, trên tâm những giây phút, khoảng khắc sợ hãi hoang mang, bất hạnh, buồn đau, lo lắng bệnh tật... quan sát chiêm nghiệm con thấy khởi lên ý nghĩ:
1- Theo vật lý ở mọi thời điểm - hay trong hiện tại mọi lực tác động tương hỗ đều bằng 0 - Theo cách nói của Phật giáo: Pháp luôn thanh tịnh. Điều đó có nghĩa là: tôi - chúng ta và cả vũ trụ là MỘT. Đã là MỘT thì vô cùng vững chắc, vô hạn về năng lượng và năng lực - Ta đã có tất cả đầy đủ và hoàn hảo ở đây và bây giờ.
2- Archimede đã từng nói, “nếu cho tôi một điểm tựa tôi có thể bẩy cả trái đất...” Điểm tựa để lật đổ mọi gánh nặng, vượt qua mọi thử thách cuộc sống, đó chính là Mình trong sự tịch tịnh - là toàn thể vũ trụ, khi chúng ta là MỘT thì đó là điểm tựa vững chắc nhất. Điểm tựa đó xuất phát từ NIỀM TIN nơi TAM BẢO là vậy và đó cũng chính là lời dạy của Đức Phật: nơi nương nhờ vững chắc là chính Mình.
Tóm lại, trong hiện tại, khi ta luôn Bình thản - Thanh tịnh, vững tin nơi Tam Bảo, nơi chính mình thì cả vũ trụ - bất kỳ ai, bất kỳ cái gì đều là điểm tựa, là nguồn năng lượng năng lực vô hạn giúp chúng ta từng bước vượt qua mọi thử thách cuộc đời.
Tìm ra câu trả lời, thấy ra được sự thật mới chỉ là giác ngộ về mặt tâm lý, tinh thần thoát khổ về tâm. Để chuyển hoá được về mặt thân vật chất còn phải kiên nhẫn thực hành - trả nghiệp nữa phải không Thầy?
3- Con quyết định bỏ mấy ngày đi chơi, không điện thoại mặc dù công việc mọi thứ xung quanh vẫn sục sôi đòi hỏi... nhưng con nghĩ nếu chưa có giải pháp cụ thể rõ ràng thì mọi suy nghĩ, lời nói, hành động vội vàng hấp tấp chỉ có hại mình hại người thêm mà thôi. Cho dù mình có mang tiếng chậm trễ, vô trách nhiệm... thì mình sẽ chịu trách nhiệm về quyết định đó nhưng sự tĩnh tâm sáng suốt mà không có thì còn vô ích và nguy hiểm hơn. Con chỉ biết gửi thông điệp yêu thương, cảm thông, xin sám hối tha thứ và biết ơn từ tâm đến những người có bị ảnh hưởng trong mối quan hệ với con và chúc phúc, bình an thành đạt cho họ.
Con mong Thầy chỉ dạy.
Con hết lòng thành kính và biết ơn vô hạn đến Thầy cùng toàn thể! Chúc Thầy khỏe mạnh và Bình An vô lượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Con thưa sư, sư cho con hỏi:
"Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh".
Vậy ở đây, tỳ kheo ấy ly dục ly bất thiện pháp là có bắt buộc phải ly trước khi ngồi thiền định không? Hay là mô tả trạng thái trong khi đang nhập được sơ thiền rồi ạ? Và diệt tầm, tứ ở đây là diệt bằng cách như thế nào hay là tự tầm tứ sẽ mất đi để từ trạng thái sơ thiền tiến sâu vào nhị thiền?
Con thành kính đảnh lễ sư & cám ơn sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »