loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-03-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, con cầu xin sự giúp đỡ của thầy. Bố con đã qua đời cách đây 4 năm. Từ đó đến giờ con không ngừng đau khổ vì cái chết của bố. Cùng với thời gian nỗi đau vì mất người thân không hề giảm đi, nó hành hạ con mỗi ngày. Con không hiểu tại sao khi bố con mất, hơi ấm lại đọng ở chân, như vậy có phải bố con bị đọa vào súc sanh không? Bố con là người hiền lành, tử tế, tốt vô cùng, lúc nào bố con cũng nghĩ cho người khác, con cầu xin thầy giúp con!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con thật lòng chia sẻ pháp hành của mình với các bạn đồng đạo vì con thường xuyên hầu như mỗi ngày con đều lên trang web của Thầy để đọc hôm nay con thấy có bạn đạo dường như đã khởi sanh tâm bất mãn về con đường tu tập của mình con thấy thật đáng tiếc quá. Con nghĩ các bạn chưa thấu hiểu được nguyên lý và ý nghĩa Thầy chỉ bày, nên các bạn còn chạy tìm cái gì đó cao siêu hơn mà quên mất đi chính mình. Theo con thì con đường Thầy chỉ thật đơn giản và dễ hiểu chứ đâu có gì mất công phải tốn sức tìm kiếm cái gì đâu. Thận trọng, chú tâm quan sát, là những yếu tố sẵn có trong mỗi người chúng ta. Từ điểm ấy chúng ta chỉ cần đơn giản trở về với chính mình, soi sáng lại thân tâm mà thôi. Khi tiếp xúc với cảnh tâm sanh lên như thế nào chỉ cần thấy như thế không thêm không bớt cũng không cần khởi tâm loại trừ. Nếu khởi tâm loại trừ thì sẽ sinh ra điều gì, nó sẽ sinh ra đau khổ, khi thấy đau khổ thì chúng ta tự điều chỉnh lại hành vi của mình cho đúng pháp để giảm bớt khổ đau trong hiện tại. Ví dụ khi thân đang bệnh "nhức đầu" chẳng hạn, thì ngay lập tức khởi sanh lên tâm đối kháng lại cái đau nhức khó chịu ấy, khi khởi sanh lên như thế chỉ càng làm khổ thêm khổ chứ không giải quyết được vấn đề gì, thôi thì mình buông ra và quan sát cái đau ấy như nó đang là thì chỉ có đau nhưng không khổ..., vì qua nhiều trải nghiệm mà con thấy được nguyên lý của Thầy là chỉ thẳng vào những cốt lõi đích thực của các hành giả đang hành và đang bị mắc phải. Trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, trong xúc chỉ có xúc tất cả các pháp như thế nào thì thấy, nghe như vậy không thêm bớt gì là được rồi quan sát lại thân tâm mình như thế nào chỉ đơn giản vậy thôi. Khi thấy mà tâm khởi sanh lên sân hay bất an thì thấy sân hay bất an như nó đang là chỉ thế thôi rồi pháp sẽ tự điều chỉnh cho thích hợp. Khi căng thẳng thì trở về thư giãn buông xả 1 chút thì thân tâm sẽ tự điều hòa trở lại. Thưa Thầy con muốn thật lòng chia sẻ chút ít pháp hành của mình để giúp các bạn cùng tiến bước trên con đường tu tập. Con đường nào cũng gian nan cả nhưng qua đó thấy ra chính mình thì mới hay. Chúng con rất may mắn đã có Thầy khai thị toàn bộ nguyên lý trên pháp hành rồi giờ chúng con chỉ tự đi bằng đôi chân của mình thôi. Không có gì sợ cả, sai thì sửa. Điều quan trong là phải thấy ra cái sai của mình. Con xin cám ơn Thầy cho con chia sẻ pháp hành của mình với các bạn đạo. Có chỗ nào sai kính mong Thầy hoan hỉ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-03-2016

Câu hỏi:

Hôm nay chủ nhật, rảnh rỗi nên con muốn tâm sự với Thầy ít điều. Sau một thời gian học và hành Phật pháp, tới giờ là được 7 năm rồi kể từ lúc con học lớp 10 con thấy Phật tổ Thích Ca thật vui tính. Ngày mới học Phật thì con sợ mấy cái quyển truyện nhân quả báo ứng nào là địa phủ có đầu trâu mặt ngựa tra khảo, nào là vạc dầu sôi đun người xấu, nào là cắt lưỡi xẻ thịt kẻ ác. Khi gặp được Phật học cơ bản thì sáng tỏ nhiều điều hơn nhưng nhiều khái niệm và phân biệt thiện ác quá, mặc dù nhân quả lúc này khoa học và chân chính hơn mấy quyển truyện hù dọa con nít kia. <p>
Rồi tiếp đến con chết chìm trong những luận văn kiến giải của mấy vị "biết" Phật pháp. Những lí luận của mấy vị "trùm lí luận" với đủ thứ trên trời dưới đất mới nghe qua thì hay lắm mà ngẫm lại chắc chắn chả có ai trong số đó có kinh nghiệm thực chứng, giờ nhìn lại con thấy họ như bị thần kinh dạng nhẹ. Cái khoảng thời gian chết chìm này khá dài. <p>

Sau đó con gặp Thiền tông, con chuyển sang thực hành chứ không lí luận siêu hình không thể kiểm chứng nữa. Mới đầu con Thiền kiểu ức chế, kìm hãm vọng tưởng không cho nó sinh để đầu óc trống không. Cái kiểu thiền này cũng có chút lợi ích nhất thời vì nó giải tỏa được phần nào stress, tiêu được ít tập khí và ngộ được ít điều. Khi đấy con lại bị dính mắc vào kiểu thiền đó. Cứ như vậy cho tới khi con lạc vào "khẩu đầu thiền" khi mới thực hành được có chút ít kết quả. Năm nhất đại học con gặp được Thiền Phái Trúc Lâm, "Chỉ thẳng chân tâm" của Thiền Sư TT. và Kinh Lăng Nghiêm. Lúc này con vỡ lẽ và tỉnh táo hơn, có thể gọi là trở về mới Thiền tông chân chính, sống chậm, giản dị và "nhìn thủng được nhiều điều hơn cả trong đạo lẫn ngoài đời. Dù vậy trong lòng vẫn còn dính vào danh từ "Phật, Pháp, thiện-ác, nhân quả, duyên nghiệp, vô thường, vô ngã, có-không, chân tâm, kiến tánh,...". Tuy thân tâm có nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhưng vẫn có cái gì đó đau đáu chưa thể giải tỏa, con tiếp tục lên mạng tìm hiểu, nghe các bài giảng của các vị Thiền Sư như Ngài AC, TH, NH,... kết bạn với các nhóm Phật Pháp trên Facebook, trao đổi với người bạn đã xuất gia nhưng trong lòng con có gì đó không thể thông suốt mặc dù các Bậc Hòa thượng bên trên khai ngộ cho con rất nhiều. Tâm tuy tịnh và an lạc được nhiều nhưng sâu trong lòng con biết mới chỉ được phần da của Phật và Thiền, còn cách cửa Đạo xa vời vợi.<p>

Rồi con lại đi tìm, tìm mãi tìm mãi thì con gặp được website trungtamhotong của Thầy. Con đọc các câu hỏi và câu trả lời của mọi người cũng như của Thầy. Thầy chỉ toàn khuyên người ta nghỉ ngơi, lâu lâu thì "tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha", lâu lâu thì thức tỉnh trọn vẹn. Con cũng tham vấn ít câu với Thầy. Sau đó con gặp 2 trận bệnh lớn, nó làm con tiêu điều, điêu đứng, suy nhược trầm trọng, con có gắng dùng tâm thiền quan sát nó chứ không đè nén nữa, nhưng rồi thân thể kiệt quệ quá con chìm vào giấc ngủ say sưa, sâu thẳm lúc nào chả hay, mệt người quá nên con cũng bỏ bê Phật Pháp, Thiền chỉ-quán, rồi cả trungtamhotong. Con nghi ngờ Phật Tổ và Phật Pháp. Cứ thế cũng cả tháng rồi, bỗng một ngày tập Thái cực quyền thì con sáng tỏ (tạm miêu tả với Thầy là sáng tỏ chứ kỳ thực con cũng không biết diễn tả thế nào). Phật Thích Ca cũng chẳng thật là Phật, Phật dạy chúng sinh tu Phật cũng chỉ là thuốc giả trị bệnh giả, Thầy trả lời các câu hỏi cũng chỉ là tạm dùng "câu trả lời giả" dẫn dắt mọi người. <p>

Diễn tả con lúc này thật khó quá. Hè có nhiều thời gian con sẽ tới thăm Thầy và chùa. Kể lan man với Thầy thế thôi chứ nội dung hôm nay con muốn nói chỉ là "Ơn Phật, Ơn Thầy, Ơn Thiền Sư Thanh Từ, Tuyên Hóa, Ajah Chah, Giới Đức, Nhất Hạnh, Đạt ma Sư Tổ, Lục Tổ con sẽ khắc cốt ghi tâm và giúp mọi người để báo ân Phật và các Thầy". Thôi hôm nay chủ nhật con viết cho Thầy ít dòng, bây giờ con đi ngủ tí chút dậy học bài. Con chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi con trở về quán sát nơi thân thọ tâm pháp thì con thấy pháp có vô thường, có vô ngã, nhận diện các pháp như nó đang là, chứ con không thấy có khổ, như vậy có phải con bị thiếu một yếu tố (vô thường, khổ, vô ngã). Xin Thầy khai thị, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin phép được chia sẻ và bày tỏ về con đường tu tập thời gian qua của mình. Nếu đó là một cầu thang dài đăng đẳng thì cứ mỗi lần con bước lên một bậc thang mới để ngộ ra sự việc gì thì ngay sau đó con lại điêu đứng vì trở ngại, làm con thụt lùi mấy bước về phía sau. Nhưng cứ mỗi lần khó khăn qua đi, con lại bước lên nấc thang cao hơn trước kia, học ra bài học của mình và mở rộng hơn tâm trí mình. Thầy ơi con đường tu tập thật là khó, nhưng con cảm thấy vô cùng may mắn vì có pháp ở bên, và những lời chỉ dạy của thầy những khi con khó khăn và bế tắc. Con vô cùng thành kính tri ân thầy. Hiện giờ nếu sự tỉnh giác của con được ví như ngọn đèn thì nó lúc tỏ lúc mờ, chập chờn chớp tắt rất kì lạ, vì tinh thần mệt mỏi, lạnh lẽo và bản ngã xen vào, con lại gặp khó khăn mà mấy hôm nay chưa vượt qua được. Con sẽ cố gắng tinh tấn hơn. Con xin cảm ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! Con có thắc mắc không liên quan gì đến Thiền cả, nhưng con vẫn muốn được Thầy trả lời ạ: <p>
Có người lần đầu niệm chú Đại Bi, tự dưng thấy xúc động, rồi khóc. Hiện tượng này là sao ạ?<p>
Con xin cảm ơn Thầy!
Kính chúc Thầy mọi điều tốt lành ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con có một tật rất tai hại là đãng trí. Sự đãng trí khiến cuộc sống của con lúng túng và công việc của con không hiệu quả. Có quá nhiều việc đời bất lợi ập đến khiến tâm con rối loạn bất an. Con đã làm theo lời thầy trong các băng giảng là "thận trọng, chú tâm, quan sát" vậy mà vẫn cứ đãng trí. Thân thể con rất mệt mỏi, sức lực cạn kiệt, làm không kịp công việc hiện tại. Thầy nói chắc chắn là có nhân duyên hiện tiền, nhưng con không biết chắc nhân duyên của trạng thái này là chỗ nào, đã chỉ cho con là buông xả, thư giãn, con làm hết rồi vẫn vậy. Xin thầy chỉ dạy cho con giờ con phải làm sao? Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con được đọc qua câu hỏi của người bạn về Thiền Định và câu trả lời của Thầy. Con xin phép được chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống liên quan đến việc này. <p>
Thú thật con cũng xin được sám hối với Thầy vì trước kia con cũng có những hiểu lầm về cách dạy của Thầy cho nên suốt mấy mươi năm con vẫn lang thang kiếm tìm bến cũ mà quên đi cố thổ nơi này. <p>

Con có trải nghiệm qua về Thiền định nên con hiểu thế nào là sự an lạc của nội tâm khi tạm thời không bị những giao động của 5 Triền cái và xem đó như một sở đắc của người tu. Cộng thêm sự học hỏi Kinh và Vi Diệu Pháp nên con rất vững tin (chấp thủ!) con đường của mình. Nhưng khi Vô thường đến, con không còn điều kiện để đều đặn ngày 2 bữa công phu, không có phương tiện đi dự những khóa Thiền dài hạn ở những nơi yên tịnh, không có thời giờ đến chùa vào những ngày lễ lớn hoặc những ngày trai giới. Lần lần tinh thần con xuống dốc, một cảm giác trả nghiệp làm nặng nề tâm con và con cảm thấy hụt hẫng chơi vơi. <p>

Từ một Phật tử thuần thành (như con đặt ra) như vậy bây giờ con như số không. Thiền định mất đi như mất bảo vật và con cố gắng ráp nối mong tìm lại trạng thái an lạc ấy nhưng càng tìm càng đau khổ và chán chường với hiện tại. Để tròn bổn phận con sống như 2 mặt. Con xem gia đình như chướng ngại nhưng vì tình thương con cố gắng chịu đựng và làm tốt mọi việc. Dường như đã đúng nhân duyên nên con nhớ lại "Thư thầy trò" của Thầy thủa nào và vào mục hỏi đáp để xem nghe và cuối cùng vỡ lẽ ra sự thật khổ đau nơi mình. <p>

Khi thấy biết được nguyên nhân và sự sai lầm cố chấp do bản ngã điều khiển để kiếm tìm sự toàn hảo, một cảnh giới Thánh thiện và sở đắc lý tưởng thì tự động những gánh nặng mà bấy lâu ôm giữ bỗng biến đâu mất... Bây giờ đây cũng hoàn cảnh này, cũng những công việc đây, nhưng không còn là những trở ngại nữa. Con thấy cuộc sống trôi chảy bình thường và khi lặng ngắm thân tâm với những đổi thay sinh diệt liên tục theo từng cảm xúc của căn trần thấy vui vui ngộ ngộ làm sao cho dù nó đang tĩnh lặng hay đang muốn nổi cơn sóng gió. Và từ đó con cũng cảm thông vô cùng những ai đang trong tâm trạng như mình nên không chống đối hay tranh cãi nữa. Những mơ ước trở thành thế này hay thế nọ đã trả về cho quá khứ. Bây giờ cái gì đến thì con ứng xử phù hợp, cái gì đi thì cho đi, nếu nó chưa chịu đi thì cho ở tạm ít lâu để thưởng thức không rầy rà đuổi xô hay ôm ấp. Dạ chỉ có vậy thôi! <p>
Con cám ơn Thày đã để cho con chia sẻ. Điều nào cần chỉ dạy xin thầy chỉ dạy thêm cho con, người học trò mới quay đầu. <p>
Kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và an lạc.
Kính Thày. Con TN.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, Cuối tháng này con có dịp ở Huế, con rất muốn xin vào chùa ở vài ngày, làm công quả và theo nếp sinh hoạt của quý sư. Thầy có biết chùa nào không ạ? Phải có người giới thiệu chùa mới cho ở không ạ?
Ở Huyền Không Sơn Thượng có cho phật tử nữ ở không ạ?
Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đọc trong Kinh Phân biệt về sự thật (số 141 Trung Bộ Kinh) có đoạn ngài Sariputta nói về chánh tinh tấn như sau: "Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì
chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến
cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy
gọi là chánh tinh tấn". <p>

Thưa thầy, con nên hiểu những câu như "khởi lên ý muốn cho sinh khởi, khởi lên ý muốn trừ diêt, khởi lên ý muốn làm cho tăng trưởng, viên mãn, v.v..." như thế nào cho đúng ạ? Đoạn kinh này không phải chỉ được nói một lần bởi ngài Sariputta mà chính Đức Thế Tôn cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi ngài giảng về Tứ Diệu Đế. Con đã phân vân về đoạn kinh này rất lâu trước khi con quyết định hỏi thầy, vì con cũng nghĩ là khi tu hành không thể dùng cái bản ngã để đạt đến cái không còn bản ngã được, tuy nhiên trong kinh đã ghi rõ như vậy nên con cũng cảm thấy rất lúng túng. Liệu có thể có cái sinh khởi hay trừ diệt mà không có cái bản ngã cá nhân trong đó không thầy? Trừ diệt nhưng trừ diệt một cách vô tâm, không có tham sân trong đó? Ví dụ như có Tác ý tâm sở nhưng không có Tư tâm sở chẳng hạn? <p>

Tiện đây con cũng xin thầy giải thích giúp con sự khác nhau giữa Tác ý tâm sở và Tư tâm sở được không ạ? Làm thế nào để khi hành động chỉ có Tác ý mà không có Tư tâm sở được ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »