loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, nhiều lúc con thấy mình sao cô đơn, buồn và bế tắc trong việc giải quết và xử lý tình huống. Có phải do con quá tham, sân, si và ảo tưởng làm con như thế không? <p>

Con đã trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời này, được nghe thầy giảng pháp, đọc sách thầy viết và con hành thiền tuệ, mặc dù con đã thấy pháp một cách chân thật như nó đang là... nhưng không hiểu sao con vẫn còn bị cuốn trong vòng xoáy mà nhiều lúc không kiểm soát được thân và tâm mình! <p>

Tâm tham, sân của con xuất hiện, con biết nó đang tham và sân, vậy mà con không kiểm soát được mà làm theo ý muốn của nó, để rồi buồn vui lại đến! <p>

Như thầy từng nói, cuộc đời này nhờ cái khổ, đau thương mất mát, sự trải nghiệm thực chứng cuộc đời này để tuệ giác phát triển và thấy được các pháp diễn ra một cách chân thật như nó đang là, tánh biết tự nó sẽ biết tất cả. Con không sợ khổ, không sợ đau thương mất mát, buồn hay vui bởi vì con đã khổ từ nhỏ đến giờ! <p>

Con thấy tất cả những gì mình có được trong cuộc đời này không phải tự nhiên mà có, phải có một quá trình, thời gian học tập rèn luyện, tu tập bằng cả trái tim, ý chí và nghị lực của bản thân mình mới có được cái điều mình muốn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, có sự đánh đổi mất mát mới có được điều mình muốn, nhưng tất cả được hay mất không quan trọng, điều gì làm chúng ta thấy biết để giác ngộ giải thoát mới quan trọng, con nghĩ vậy có đúng không thầy? <p>

Nhưng thầy ơi, con không biết sao đến giờ con vẫn chưa kiểm soát được bản thân mình, con vẫn bị xoáy vào vòng xoáy cuộc đời này, thế là buồn, vui, sầu, giận, trách móc nghi ngờ đến trong con, thật là vô lý và mâu thuẫn đúng không thầy? <p>
Con xin trình bày suy nghĩ, trải nghiệm của con để thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, có câu hỏi của một bạn phía trước là "sao con không thể click vào mục "xem câu trả lời" dưới mỗi câu hỏi được ạ?", thầy đã trả lời nhưng con nghĩ bạn đó cũng không thể click vào để xem được. Con đã gặp vấn đề tương tự nên xin mạn phép được trả lời như sau: Google Chrome và IE xem được nhưng Firefox thì không xem được bạn nhé. Chúc thầy mạnh khỏe và chúc mọi người luôn luôn tỉnh giác chánh niệm!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến, con nghe nói pháp thì ở khắp mọi nơi, chúng ta thì cần thay đổi thái độ, có phải điều chỉnh để hòa thuận với pháp, mong Thầy chỉ rõ giùm con về điều chỉnh thái độ sao cho hòa hợp với pháp? Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, những lúc sức khỏe không tốt, con thấy mình yếu đuối quá, co thắt hết tâm can. Thấy cần một bàn tay ấm áp, cần một nơi bình yên, cần một chỗ dựa cho qua những ngày tháng, nhưng rồi chỉ còn cách duy nhất là vẫn cứ quan sát, quan sát. Có lẽ người tu hành là người cô độc nhất trần đời. Nhưng con cũng lì đòn hơn, con biết. <p>
Sao con vẫn thấy buồn bã vì cuộc đời này quá. Mọi thứ tiến hóa rất chậm đúng không Thầy? Một con vật tiến hóa rất chậm, không biết bao giờ mới có thể đổi thay. Đoạn hội thoại vô tình nghe được từ một bộ phim khiến cho con suy nghĩ mãi. <p>
Hai người nói chuyện trong đêm (đại ý): <p>
- Người Phật tử tin rằng cuộc đời chúng ta được quyết định bởi hành động của mình. Dù là con người hay con vật, những hành động tốt đẹp sẽ giúp cuộc sống của mình sau này tốt đẹp hơn. <p>
- Đó chính là lý do tôi không tin vào lý thuyết của người Phật tử. Một con ốc sên thì làm thế nào để làm những việc tốt? Nó sẽ cố gắng bò và vẽ nên những đường cong thật đẹp ư? <p>
- ... <p>
Một đoạn sách nào đó con đã đọc, đời sống kế tiếp của một sinh vật được quyết định bởi giây phút cận tử nghiệp. Một con thú sẽ có một đời sống tốt hơn khi tại giây phút lâm chung, sát-na tâm của một hành động thiện lành (đã làm từ vô thủy vô chung nào đó - rất rất lâu) bất chợt hiện lên. <p>
Sao con thấy đời sống mênh mông và vô định quá vậy Thầy? Con lại hỏi linh tinh rồi. <p>
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, sao con không thể click vào mục "xem câu trả lời" dưới mỗi câu hỏi được ạ? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy con xin đảnh lễ. Con xin Thầy chỉ dạy cho con những điểm cốt lõi của hai bài kinh BÁT NHÃ TÂM KINH và KINH KIM CANG. Bạch Thầy, hai bài kinh này có liên hệ tới thiền không ạ? Con cảm ơn Thầy, con chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Tuy con đã thực hành thiền minh sát được một thời gian nhưng còn vẫn còn nhiều khúc mắc trong pháp hành. Con xin trình bày kinh nghiệm của con ở đây mong thầy được thầy giải. <p>

Kỹ thuật thiền đầu tiên mà con học được là trong khóa thiền niệm thọ. Kĩ thuật này chú ý đến việc chánh niệm các cảm thọ bằng cách quét một cách có hệ thống các phần trên thân. Việc kéo chánh niệm đi này đối với con khá căng thẳng và dùng rất nhiều sức, nên mỗi khi hành thiền cơ thể con thường bị nóng lên và có cảm giác mệt mỏi. Giai đoạn này theo con hiểu thì chánh niệm là việc nỗ lực lớn duy trì khả năng nhận biết trên các thân phần nhỏ. <p>

Sau đó, con có may mắn tham gia trọn vẹn một khóa thiền khác về kỹ thuật niệm tâm thì con cảm thấy phù hợp hơn, mặc dù kĩ thuật này đã giúp con thả lỏng hơn kĩ thuật trước nhưng sự cố gắng níu giữ chánh niệm của con vẫn còn khiến con đôi lúc cảm thấy căng thẳng. Trong quá trình hành thiền đặc biệt là khi kinh hành, con đôi lúc con cảm thấy tâm con bị tách làm 2 phần, 1 phần tâm cố gắng điều khiến chuyển động (trong trường hợp kinh hành là bước đi chậm rãi), 1 phần tâm khác quan sát các hiện tượng. Con nhận ra rằng khi con càng cố gắng điều khiển chuyển động thật chậm rãi, thì con càng trở nên căng thẳng hơn, tâm càng trở nên tán loạn và khó nhận biết. Còn lúc con thả lỏng cho thân di chuyển một cách tự nhiên gần như chỉ có ý thức về tâm hay biết hoạt động thì con lại cảm thấy mình ghi nhận được tốt hơn. <p>

Về sau này con cũng có cảm giác tương tự như vậy ở trong lúc thiền ngồi, đôi lúc tâm con vẫn còn những đòi hỏi thô tế muốn bám vào để mục đang chánh niệm (dạng như nếu nó mất đi thì con sẽ tự động điều khiển chánh niệm nhiều hơn vào đó để có thể thấy nó rõ lại). Việc này tạo cho tâm con những căng thẳng ngay lập tức. Còn khi con buông lỏng toàn thân, không còn cố gắng gì nữa, thì có một vài khoảng khắc còn cảm giác khi tâm tĩnh lặng các đối tượng sự tự động đập vào tâm, để tâm ghi nhận một cách tự nhiên. Đến thời điểm hiện tại thì con hiểu chánh niệm theo cách như trên tức là để tâm mình thả lỏng và bình thản (tỉnh lặng) một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực khi tâm đạt đến một mức độ thả lỏng nhất định thì mọi đối tượng sẽ tự động va đập vào tâm dẫn đến việc chánh niệm liên tục mà không căng thẳng. <p>

Con có đọc được trong sách rằng ngài Ajahn Chah có nói đại ý sau khi có được định tâm, sự quán chiếu sẽ tự động tiếp diễn. Con có cảm giác là con hiểu một chút ý của ngài, nhưng con vẫn không thực sự chắc chắn được gì cả. Nên có muốn hỏi thầy cách hiểu của con về chánh niệm như trên có điểm nào không đúng không? Về việc nỗ lực và thả lỏng con vẫn còn nhiều phân vân. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy Viên Minh, con nghe các bài giảng của Thầy về việc sống với thực tại và đối mặt với khó khăn của đời sống thế tục cũng chính là thiền. Vậy tại sao các thầy phải xuất gia? Lẽ nào tu ở đời không được sao thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến, chúng con đã copy xong những câu hỏi đáp trong năm 2015 của trang web Trungtamhotong.org, trong đó con đã mạn phép tự tiện bỏ đi một số câu mà con tự nghĩ không liên quan tới pháp học, pháp hành (nếu có gì sai trong việc tự tiện cắt đi một số câu này, con xin được quý thầy và quý đạo hữu tha thứ và con xin được thành tâm sám hối).
Con xin gửi cúng dường thầy và quý đạo hữu đường link của những câu Hỏi đáp đó như sau: <p>
- Hỏi đáp từ tháng 1 đến tháng 6: <p>
http://www.4shared.com/file/WUAcLtVEba/Hoi_Dap_2015__thang_1_-_thang_.html <p>

- Hỏi đáp từ tháng 7 đến tháng 12: <p>
http://www.4shared.com/file/H5SYfuRMba/Hoi_Dap_2015__thang_7_-_thang_.html <p>

- Hỏi đáp từ tháng 1 đến tháng 12: <p>
http://www.4shared.com/file/m80piQshba/Hoi_Dap_2015__thang_1_-_thang_.html <p>

Vì câu hỏi nhiều, nên chúng con đã chia làm 3 file như vậy, trong đó có 1 file là đầy đủ các câu hỏi từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015, và 2 file còn lại chia ra là từ tháng 1 đến tháng 6 và từ tháng 7 đến tháng 12. <p>
Con xin kính chúc thầy sức khỏe, có thêm thời gian nghỉ ngơi, có nhiều thiện duyên tu tập và hoằng pháp.
Cầu chúc cho chánh pháp mãi trường tồn, thật nhiều chúng sinh đắc pháp nhãn, đắc đạo quả. <p>
Sadhu, sadhu, sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2016

Câu hỏi:

Kính Sư Trưỡng lão, <p>

Ông Harischandra Kaviratna (Dhammapada, Wisdom of the Buddha, Theosophical University Press, US, Pasadena, 1980) cho thấy tấm ảnh chụp bản Kinh Pháp cú, hiện được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Colombo, Sri Lanka.
Bản kinh bằng văn tự Pãli, viết trên lá bối, mỗi trang có kích thước 45 cm x 6.5 cm. Bià kinh làm bằng gỗ, với bià trước có khắc hình các tháp Xá-lợi và cây Bồ đề, nơi Đức Phật thành đạo. Bià sau có khắc hình Đức Phật nhập Đại Niết-bàn. <p>

Xin thầy cho biết chứng tích nầy có đủ để xác minh là tiếng Pãli đã có chữ viết từ thời của Đức Phật hay không?<p>

Con chân thành biết ơn sự chỉ dạy của thầy.

Xem Câu Trả Lời »