loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thầy Quý Kính, <p>
Con xin phép Thầy cho con được chia sẻ hơi chi tiết một chút về trải nghiệm nghe Pháp Thoại của con, với bạn đã thưa hỏi Thầy vào ngày 24-02-2016 về vấn đề bạn ấy bị buồn và bế tắc trong việc giải quyết và xử lý tình huống. <p>

Bạn thân mến, <p>
Có một khoảng thời gian dài tôi cũng đã rơi vào tình trạng giống y như bạn. Nhờ duyên lành hội tụ đầy đủ tôi được nghe 3 bài Pháp Thoại cuối cùng của Khóa Giảng ở Pháp Luân (Huế), trong đó Thầy giảng thật tường tận về cách giải quyết tình huống như chúng ta đã gặp phải. Sau khi tôi ứng dụng những lời dạy của Thầy, thì mọi vấn đề của tôi tự rơi rụng. <p>
Đó là 3 bài Pháp có tên dưới đây: <p>
1. Tứ Diệu Đế – Bát Chánh Đạo – Giới Định Tuệ <p>
2. Hỏi Đáp <p>
3. Trở về chính mình – Tứ Như Ý Túc <p>
Nếu bạn dùng thẻ nhớ để nghe thì đó là các bài Pháp của track 109, 110 và 111. <p>
Bạn thân mến, <p>
Nhưng rồi thỉnh thoảng khi đụng chuyện tôi vẫn quên và lại để cho cái tôi mặc tình sai sử khiến tôi lại phải điêu đứng, khổ sở! Vì vậy cho đến bây giờ, hằng ngày tôi vẫn thường nghe đi, nghe lại các bài Pháp Thoại của Thầy cho được luôn nhập tâm. <p>
Tôi mong rằng bạn cũng sẽ hưởng được các điều lợi ích từ việc nghe Pháp Thoại cũng như tôi nhé. <p>
Thân chào bạn. <p>
Con cám ơn Thầy và xin thành kính đảnh lễ Thầy.
MT

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Con nhờ thầy giúp con giải tỏa một việc. Cuộc sống đôi khi mình không thể làm hài lòng hết mọi người, đồng nghiệp con vì đố kỵ nên ghét con và đi nói xấu con làm người khác cũng không có thiện cảm, nhìn con bằng ánh mắt rất khó chịu. Mỗi khi tiếp xúc, họ hay nói bóng gió con này nọ (ví dụ con không thích uống bia vì con theo đạo Phật nên con hay giả bộ nói không uống được, nhưng thật sự con uống rất tốt nên họ nói con không sống thật với con người mình), từ đó con làm gì họ cũng nhìn bằng ánh mắt không thiện cảm. Cách họ nhìn con cảm thấy không thể tự nhiên thoải mái được, vì con thấy họ nói cũng đúng nhưng con không thể thật trong trường hợp nay được. <p>

Thật lòng con cũng không ghét họ, thầy chỉ con cách để không phải khổ vì những chuyện như vậy và làm sao để họ không ghét mình nữa. Vì họ là đối tác nên thỉnh thoảng còn phải gặp họ và cũng rất cần họ ủng hộ con trong công việc. Con xin cảm ơn và chúc thầy luôn mạnh khỏe, sống an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, Thầy cho con hỏi 2 câu: <p>
1/ Con là một nông dân trồng lúa. Khi lúa bị sâu rầy cắn phá thì con có nên phun thuốc để diệt trừ hay không? (vì sợ mang tội sát sinh). <p>
2/ Một người cư sĩ tại gia tu hành có đắc đạo không? Nếu đã kết hôn thì có thể xuất gia được không? <p>
Con xin đa tạ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đã ổn hơn rồi. Thầy nói đúng, chậm vậy mà con còn chưa trọn vẹn hết với thực tại được thì nói gì cho xa xôi. Có lẽ do công việc con nhiều quá, đôi khi mệt mỏi, lại phải tập làm quen với nhiều đổi thay từ người đời. Phải sống lý trí trong môi trường công việc cũng khiến con thấy mình khô khan. Nhiều cơn bão cảm xúc cũng khiến con tê liệt. Không ai hiểu mình cũng khiến con cô đơn, yếu đuối. Con người thật kỳ lạ đúng không Thầy, luôn muốn bám víu vào điều gì đó! <p>

Mỗi khi mệt vì công việc con lại nhớ bài thơ: <p>

Tâm không làm muôn việc <p>
Công đức trả về không... <p>

Có lẽ như vậy là hạnh phúc nhất trong cuộc đời này. Con cám ơn Thầy nhiều. Con kính chúc Thầy mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, qua nhiều trải nghiệm thì trong 2 ngày nay con mới hiểu ra được câu nói của Thầy "sanh tử vẫn thong dong". Có nghĩa là khi tâm khởi sanh lên như thế nào thì mình cứ lặng lẽ thấy như thế mà không có sự lo âu sợ hãi, khi tâm khởi sanh ra sao thì mình cũng không nắm giữ lại bất kì thứ gì, chỉ cần nhìn thấy và biết nó như vậy thôi thì khi đó con thấy thân tâm thật thoải mái và dễ chịu. Còn khi mình nắm giữ lại thì mình trở nên bị kẹt vào đó, khi kẹt vào liền khởi sanh mối quan hệ, khi có mối quan hệ thì sinh ra sự trói buột, có trói buột là có khổ đau. Nhờ có pháp hành Thầy chỉ dạy mà con đã học rất nhiều bài học từ cái thân hay bệnh hoạn này của con. Con xin cám ơn Thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! con đã nghe kỹ lại các bài pháp thoại của thầy giảng. Con đã tỉnh ra ngay liền. Đúng là lâu nay con nghe nhưng chưa kỹ lắm. Nay nghe lại thì đã rõ sự tình.
Con thành kính tri ân cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Cho con được hỏi vì sao Đức Phật lại được sinh ra ở Ấn Độ mà không phải quốc gia nào khác?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Như vậy là mình phải trở về trọn vẹn trong sáng, tâm tịch tịnh tĩnh lặng hồn nhiên để quan sát các pháp như nó đang là... Vậy thì chỉ có xả ly không còn gì để xả ly, buông bỏ không còn gì để buông bỏ, làm việc phước thiện và chỉ có gỡ bỏ những ràng buộc, tất cả nút thắt bó buộc thì mới nhìn các pháp một cách hồn nhiên trong sáng được, có phải như vậy không thầy? Chứ giờ mình còn tiếp xúc xã hội, va chạm mọi thứ trên đời để học ra bài học giác ngộ, nhưng mà cũng khó giữ được mình trong vòng xoáy choáng ngộp ở đời!
Con thành kính tri ân thầy đã nhận xét chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy, con có chút băn khoăn về những người xuất gia theo đạo Phật hiện nay, kính mong thầy giải đáp giúp con. <p>
Thưa thầy, đạo Phật là đạo giải thoát con người khỏi những khổ đau, khỏi tham, sân, si và giúp con người sống an lạc, thanh thản, an vui, tinh tấn đúng không ạ? <p>
Tuy nhiên, con không hiểu vì sao một bộ phận người xuất gia theo đạo Phật hiện nay lại có đời sống vật chất "giàu có" đến như vậy? Họ là những nhà tu hành nhưng vẫn sở hữu những tài sản vật chất (xe máy, ô tô, điện thoại xịn như iphone, ipad,...) và có cuộc sống của một người bình thường (như tham gia các trang mạng xã hội như facebook...). Thưa thầy, chẳng phải những việc làm của họ như vậy là đang chạm tới cái trần tục hay sao ạ? <p>
Không những thế, có những trường hợp, người tu hành không chăm lo tu học Phật Pháp mà chỉ chú trọng vào các hoạt động Phật sự vì TIỀN. Những năm gần đây, có rất nhiều người xuất gia nhưng liệu họ xuất gia thực sự hay họ đã coi đi tu theo đạo Phật như một nghề để kiếm sống? <p>
Con thực rất băn khoăn và cảm thấy mất lòng tin về một bộ phận những người xuất gia hiện nay. <p>
Con rất mong thầy giúp con hóa giải những điều này để con có thể giữ vững niềm tin của mình nơi cửa Phật.
Con cảm ơn thầy, con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy.
Thưa thầy, con mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật nên còn rất nhiều những thắc mắc chưa thể tự giải đáp. Hôm nay, con kính mong thầy giúp con gợi mở để hiểu rõ về Phật giáo trong thực tiễn đời sống. <p>
Thưa thầy, hiện nay chùa chiền có ở khắp nơi, nhưng có những chùa lại chủ yếu là nơi thờ tự để mọi người đến cúng lễ, cầu khấn. Nhiều khi con muốn nghe thuyết giảng đạo pháp, giáo lý hay thực tập thiền thì những ngôi chùa như vậy không tổ chức. Trong khi đó, số lượng người quy y ở những ngôi chùa này rất đông, nhưng ngoài việc đến chùa phục vụ trong các ngày lễ chính thì những người quy y này không được nghe giảng giáo lý, Phật Pháp. Vì vậy con không hiểu liệu có sự khác biệt gì giữa chức năng của các chùa thờ Phật hay không? Và chùa thì khác Thiền viện như thế nào ạ? <p>

Mặt khác, như con quan sát thấy ở nơi con sống, người quy y chủ yếu là những người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và hầu hết họ đều không nắm rõ về giáo lý Phật pháp, mà chủ yếu muốn phục vụ chùa để có công đức. Nếu như vậy thì có phải là quy y thực sự không ạ? Vì con nghĩ quy y là phải học hỏi, tìm hiểu về Phật Pháp. <p>
Con rất mong thầy giải đáp giúp con. Con cảm ơn thầy. Con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »