loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Con rất quan tâm đến các khóa thiền Minh Sát 10 ngày được các chùa, tịnh xá tổ chức. Nhưng vì không thu xếp được thời gian để tham gia và địa điểm tổ chức ở rất xa nơi con ở. Con muốn biết việc tự tu tập tại nhà vào những thời gian rảnh mà không có sự hướng dẫn một vị thiền sư liệu có nên làm hay không? Việc tu tập thiền tại nhà của con không tuân thủ theo đầy đủ như nội quy như ở một khóa thiền tại chùa đề ra (như thiền 10 tiếng, ăn 1 bữa...) thì có thể đem lại được một chút lợi ích nào cho người thực hành hay hoàn toàn vô nghĩa? <p>
Con xin chân thành lắng nghe những lời dạy bảo từ Thầy. Chúc Thầy luôn gặp nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có nghe trong một số bài giảng Thầy có nói về: tánh, tướng, thể, dụng của Đạo. Con không hiểu thế nào là tánh, tướng, thể, dụng ạ? Mong Thầy cho con một ví dụ để con dễ hiểu hơn ạ.

Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin thầy hãy chỉ dạy cho con được hiểu. <p>

1. Trong buổi trà đạo sáng nay, con nghe đạo hữu nhắc đến vấn đề thế lực vô hình gây tai nạn cho người khác. Con không hiểu luật nhân quả có công bình hay không, người tốt vẫn có thể bị ác linh hãm hại dù không thù oán, nhưng ác linh có lẽ sẽ không bị quả báo gì. Hoặc là người này chẳng làm điều xấu với người kia, nhưng người kia sinh hận và hãm hại thì đó là cái quả sao? <p>

3. Thưa Thầy, con thấy sống tùy duyên thuận pháp thật khó. Mình vì muốn tránh phiền phức không đáng có, đồng thời muốn bảo hộ điều mà mình nghĩ là tốt/nên xảy ra mà nghịch ý người khác, nhưng làm sao có thể chiều ý tất cả (vì là tương đối), nhưng không làm vậy có phải là ích kỷ không (vì làm theo ý mình)? Thầy có thể cho con thêm ví dụ để con được thông suốt vấn đề này hơn không ạ? (con có nghe pháp và hiểu nhưng khi áp dụng thực tế thì lại bối rối, không biết là do tâm mình xấu, chứa sợ hãi hay là do không biết cách hành xử tốt hơn).<p>
Con xin cảm ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, chiều nay con chợt ngộ ra được 1 bài học thật quý báu cho con trên đường tu tập, đó là nếu không thấu hiểu được đau khổ và nguyên nhân gây lên đau khổ thì sẽ không tìm thấy được hạnh phúc trong con đường diệt khổ. Lâu nay con chỉ thấy toàn là khổ trong pháp hành của mình nhất là khổ về thân bệnh quá nhiều nhưng con không thấy rõ chính cái khổ ấy giúp con thấu hiểu rõ ra nguyên nhân gây lên sự đau khổ ấy. Vì thế con chợt nhận ra nhờ có khổ con mới học được rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khổ đau, rồi chiêm nghiệm những nguyên nhân ấy thì con mới hiểu rõ lời Phật dạy về bát chánh đạo là con đường diệt khổ. Rồi con càng hiểu ra lời Thầy dạy cho chúng con. Pháp sanh lên như thế nào thì cứ thấy như vậy, và đừng sợ khổ, rồi từ đó pháp sẽ luân chuyển, cứ thấy thôi còn những chuyện khác thì giao lại cho pháp. Con xin cám ơn lời dạy bảo của Thầy đã giúp con ngày càng khám phá ra chính thân tâm mình nhiều hơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Có phải mọi tai nạn bất thình lình ập tới như khi lái xe gặp tai nạn đều do ác nghiệp đã đến thời trổ quả phải không ạ? Hay một trong số đó là do bất cẩn, thất niệm, không chú ý quan sát mà không phải do quả báo ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, có những khoảnh khắc vô tình "buông" và thân tâm trở về một trạng thái "trong lành", giống như một giọt nước vậy. Khi ở trong trạng thái đó thì không thấy bị dính mắc vào tâm sở đắc, muốn đạt được cái này, hay muốn có cái kia. Nhưng cũng trong lúc đó, tâm lại muốn bám trụ và thưởng thức cảm giác hỷ lạc của sự trong lành trong hiện tại thầy ạ. Đó là trải nghiệm con vừa quan sát được trong buổi trưa nay ạ. Con chúc thầy khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

"Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau", con đã đọc không biêt bao nhiêu lần lời pháp thầy đã viết, nhưng để có năng lượng cho sự ung dung và làm thế nào để tự tại thì quả là khó khăn vô cùng, kính xin thầy khai thị thêm cho con. Kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-03-2016

Câu hỏi:

Con còn hoài nghi sau khi con người chết đi phần thức đi về đâu xin thầy hoan hỉ chỉ cho con rõ thêm, con xin đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con thấy còn rất nhiều sư thầy giảng đạo truyền bá cho nhân dân về tình yêu - hôn nhân đồng giới rằng đó là con đường tà đạo, là ngược giới, ngược tâm. <p>
Con cứ nghĩ rằng Phật Pháp độ lượng chúng sanh, chỉ cần thương yêu nhau và sống không hại ai là tích đức, nhưng tại sao nam-nam hoặc nữ-nữ yêu nhau là tà nghiệp? <p>
Và vì sao còn rất nhiều sư thầy cũng quan niệm đó là sai trái? <p>
Con rất buồn Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, xin thầy hãy chỉ bảo giúp con vấn đề này. Nhiều lần trước khi ngủ, con thả lỏng để tâm trải rộng ra xung quanh, nhưng sau mỗi buổi sáng bắt đầu ngày mới, tinh thần con rất mệt mỏi, sa sút và nặng nề. Dạo gần đây tinh thần con ngày càng kém, con nghĩ rằng tinh thần mệt mỏi là một biểu hiện tiêu cực của bản ngã vì nó muốn buông xuôi, nhưng con không biết làm sao cải thiện tình trạng của mình. Hai chữ mệt mỏi luôn đeo bám con và muốn kéo con xuống cùng với nó, con cảm thấy tinh thần của mình dần bị kiệt quệ vậy. Kính xin thầy chỉ dạy cho con biết nên xử lý tình huống này như thế nào. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »