Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Thưa Sư, con muốn hỏi rõ hơn về việc thuận pháp, con chưa hiểu rõ lắm. Giả sử như có rất nhiều công việc đến với con để con kiếm tiền, nhưng nếu con cố gắng nhận hết thì lại quá mệt mỏi. Hơn nữa, con cảm thấy đã là không có gì để chấp thì những mục tiêu như làm giàu, địa vị đều là tham cả vì sức mình chỉ có hạn. Như vậy, thuận pháp phải chăng là con nên xét lại việc nào phù hợp thì làm, còn việc nào làm ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe quá thì con từ chối? Xin chân thành cảm ơn Sư!
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Xin Thầy giảng cho con hiểu sự khác nhau giữa "không thọ" và "thọ không khổ không lạc". Con thực hành theo dõi tâm để "không thọ" những sự đối xử xấu ác của người khác để không sân giận, nhưng con không biết con có lầm lẩn đang "thọ không khổ không lạc" không vì con nghe giảng là "không thọ" mới đúng. Con cảm ơn Thầy. Chúc Thầy luôn vui khỏe.
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Thưa Sư, xin Sư dạy bảo giùm, khi tâm thấy "không còn một vật" thì phải làm gì nữa ạ? Con cảm ơn Sư!
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con hỏi, vài năm gần đây rộ lên hiện tượng Thích Thông Lạc qua những tập sách Đường Về Xứ Phật và hiện tại rất nhiều người tu theo sự hướng dẫn để lại của trưởng lão này. Con muốn hỏi thầy những gì vị này nói có đáng tin cậy không ạ? Sư này có giác ngộ quả vị A-la-hán không ạ? Theo con đọc ngôn từ thầy dùng dễ làm người sơ cơ "nổi sân". Và nhiều người dính mắc vào nó mạt sát pháp môn Đại Thừa.
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con có nghe Thầy dạy về vấn đề Tinh Tấn có nghĩa là không buông lung, phóng dật. Nhưng con có đọc trong kinh thấy có đoạn nói Phật quyết tâm ngồi dưới cội bồ đề không đứng dậy, cho đến khi nào thành đạo. <p>
Con không biết mình có cần những sự tinh tấn đó không? Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Thưa sư cho con hỏi. <p>
Chúng con đa phần theo Phật giáo Bắc Tông. Ở các chùa chúng con đi đa phần là tu học theo niềm tin là chính. Như khi có người qua đời thì tụng kinh Di-đà cầu siêu, khi ốm đau hoạn nạn thì tụng kinh Dược Sư, kinh Phổ Môn để cầu nguyện theo đúng tâm nguyện của gia đình. Và niệm Phật để cầu vãng sanh sau khi chết. <p>
Nhưng chúng con có nghiên cứu vào kinh Nguyên Thuỷ và một số trong đại tạng kinh thì thấy chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo mới đưa ta đến giải thoát theo tinh thần Tứ Diệu Đế. Qua phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ, chúng con thực hành thấy rất lợi ich và có kết quả trong đời sống tu tập. <p>
Nhưng đa số quý thầy dạy, đời này mạt pháp chỉ có một pháp môn Niệm Phật mới được vãng sanh, còn lại các pháp môn khác thì không thể. Quý thầy còn nói tu Tịnh độ mười người tu mười người chứng, còn tu thiền mười người tu chín người lạc. Và còn nói xưa các tổ tu thiền tới lúc chứng mà còn phải quay về niệm Phật để cầu vãng sanh huống gì là kẻ phàm phu nếu không cầu vãng sanh thì biết đi về đâu sau khi chết. Con thì không tin những lời thiếu chánh pháp như thế, nhưng bạn đạo của con thì rất lúng túng và mơ hồ trên con đường học Phật. Mong sư hoan hỷ chỉ bày để giúp hàng Phật tử chúng con yên tâm trên con đường giác ngộ. <p>
Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng.
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy.<p>
Bạch Thầy, mấy ngày gần đây đã có hai lần mà câu Pháp Cú 183 được trích dẫn: "tránh điều ác, làm điều lành và giữ tâm thanh tịnh". <p>
HT Thích Minh Châu thì dịch là: <p>
183. "Không làm mọi điều ác./
Thành tựu các hạnh lành,/
Tâm ý giữ trong sạch,/
Chính lời chư Phật dạy." <p>
Con có lần được đọc ở một nơi nào đó một câu có ý như sau: <p>
"Không làm các điều không lành,/
làm tất cả các điều lành,/
làm với tâm ý thanh tịnh" <p>
Con thấy lối diễn tả này có phần hợp lý hơn vì nếu "không làm các điều dữ" với tâm ý không thanh tịnh thì vô ích; nếu "làm các điều lành" mà với tâm ý không thanh tịnh, thì có khi lại không tạo được nhân lành như đã ước vọng. Nếu "không làm", "làm" và "giữ thanh tịnh" là ba việc riêng rẽ thì con nghĩ không được hiệu quả bằng "không làm" với tâm thanh tịnh, và "làm" với tâm thanh tịnh. Khi đó việc "làm thanh tịnh tâm" có nhiều cơ hội thực hành. <p>
Vì thiếu trí tuệ nên con thường hay nghĩ ngợi có phần vô ích, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho.
Con xin thành kính nhớ ơn công đức của Hòa Thượng.
Ngày gửi: 16-10-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy, con xin góp ý thêm về mua đồ ngoài đường trong câu hỏi của một bạn trẻ về việc tính mua một điện thoại 200 ngàn. Theo con hiểu thì nếu con mua một đồ vật được bán ở nơi bất thường, nếu khi vật đó được truy tầm ra là do một vụ trộm cắp thì người mua có thể bị truy tố là đồng lõa, và chắc chắn vật đó sẽ bị thu hồi. <p>
Còn trong trường hợp con mua vật đó ở một nơi thường mua bán đúng luật (cơ sở có giấy phép buôn bán) và con có hóa đơn hợp lệ thì chắc chắn vật đó sẽ bị tịch thu, tuy con không bị tội đồng lõa. <p>
Nếu con mua tặng ai vì nghĩ thương một bạn đang rất cần điện thoại, theo con hiểu đúng tinh thần công bình của luật pháp, thì người bạn cũng bị lâm vào tình cảnh như là con vậy thôi. <p>
Và cái khổ không biết việc bị khám phá lúc nào xẩy ra làm mình sẽ rất hồi hợp lo âu. <p>
Con nghĩ thí dụ này cho thấy nếu mình giữ giới đúng thì mình tránh được sự sợ hãi.
Ngày gửi: 15-10-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con khó nghĩ quá. Con và chồng không giống tính nhau, nhưng nhờ vậy mà đến ngày hôm nay con mới trưởng thành. Chồng con cũng giống như bao người bình thường khác, thích có con cái cho vui cửa vui nhà, và quan niệm không con là vô phước, nhưng chẳng hiểu sao trong sâu thẳm con thấy không thích và sợ hãi việc này. Xin con nuôi thì có lẽ chồng không thích. Nhìn chồng buồn con thấy có lỗi và ích kỷ, nhưng có lẽ con nhìn thấy quá nhiều khổ đau từ những điều này nên thực sự không còn cảm xúc gì cả, nhất là lại vừa chứng kiến một người bạn suýt tử vong và đau đớn vì sinh nở. Nhiều khi con nghĩ đến chuyện ra đi. <p>
Xin Thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 15-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Trước hết con xin cám ơn Thầy rất nhiều. Vì nhiều lý do cho nên con đang là Phật tử của Chùa ONLINE, con thường xuyên download các bài giảng của Quý Thầy về máy điện thoại và nghe vào bất kỳ lúc nào có thời gian rảnh, và thường xuyên nghe vào buổi tối tại nhà. Kết quả của việc thực hành theo sự hướng dẫn của Thầy là cuộc sống của riêng con và gia đình đã và đang dần dần thay đổi tốt hơn. <p>
Con đang muốn tìm hiểu về VI DIỆU PHÁP. Con có nên thực hiện việc này không? Nếu được thì nên bắt đầu như thế nào? <p>
Kính mong Thầy hướng dẫn.
Trân trọng.