Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-10-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy, <p>
Hằng ngày được đọc những câu hỏi đáp giữa thầy và các bạn đồng tu cũng như được thầy giải đáp thắc mắc, con rất lấy làm hoan hỷ. Mặc dù con đã hoàn toàn đồng ý với phương pháp thiền thấy ngay sự thật nhưng con vẫn còn một mong ước là muốn được hiểu ý nghĩa của Phẩm Hóa Thành Dụ trong Kinh Pháp Hoa. Không hiểu sao con rất tâm đắc phẩm này mặc dù không hiểu lắm. Con có đọc qua những bài giải thích của nhiều vị tăng bên Bắc Tông. Nhưng con chưa hiểu sự ẩn ý của phẩm Hóa Thành Dụ đối với pháp môn Thiền. Nhất là hình ảnh Hóa Thành, thật ra Hóa Thành muốn ví với điều gì và tại sao những người đi tìm kho báu và vị đạo sư vẫn phải đi tiếp, họ phải đi đến đâu mới thật sự đến nơi? Mong thầy từ bi khai ngộ cho con được thỏa lòng ước vọng, giảng giải cho con ý nghĩa của phẩm Hóa Thành Dụ này. Con xin cảm ơn thầy rất nhiều!
Ngày gửi: 18-10-2014
Câu hỏi:
Con thưa Thầy! <p>
Có một Phật tử hỏi ngày 15/10 về việc tìm hiểu Vi Diệu Pháp. Thầy có khuyên lên tìm hiểu về Vi Diệu Pháp giản lược hoặc cương yếu.... Con xin thầy chỉ dạy thêm vì sao lại không nên đi sâu tìm hiểu ạ? Vì hiện tại con đang tự chiêm nghiệm nơi Thân, Tâm mình và muốn đi sâu tìm hiểu!
Con thành kính cảm ơn thầy! Cầu mong thầy luôn luôn mạnh khỏe!
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Vì nhân duyên mà con được biết đến kinh đại thừa trước, sau đó mới nghe pháp của thầy. Con cũng có duyên đọc quyển Thực Tại Hiện Tiền của thầy. Qua đó con luôn nhớ đến một câu chuyện về truyện kiếm hiệp Kim Dung mà thầy chia sẻ, đó là cách học Cửu Dương Thần Công của Trương Vô Kị (thấy trang nào hợp thì luyện, trang nào đọc không hiểu hay luyện thấy không thoải mái thì bỏ qua). Ngay từ đầu khi tìm hiểu Phật pháp con cũng hướng đến tinh thần ấy. Ban đầu vì chưa tìm được vị chân sư nào để theo học nên con đọc khá nhiều, thấy điểm nào các kinh sách, tác giả nói giống nhau thì con lưu tâm học hỏi, nếu khác nhau thì con bỏ qua, xem đó như bản sắc riêng của thời điểm, hoàn cảnh lịch sử hoặc thiện xảo riêng của vị ấy. Dần dần con thiển nghĩ, chân lý có trong từng ngọn cỏ, cành cây, thậm chí trong cả tiếng lao xao cãi vả ngoài chợ đối với người nhận được. Người nhận chưa được thì dù đọc thánh ngôn lượng do Phật truyền lại cũng có thể hiểu sai. <p>
Nhân đây, qua sự tìm hiểu của con về pháp môn Tịnh Độ và thế giới Tây Phương Cực Lạc, con xin mạo muội trình bày với thầy và cũng chia sẻ với các bạn có câu hỏi liên quan ạ. Trước đây có một vị sư chỉ bày cho con dùng Duy Thức học và kinh Lăng Nghiêm để hiểu pháp môn này. Đối với thế giới hiện tượng có không gian và thời gian thì một địa điểm dĩ nhiên được xác định rõ ràng, có thể nắm bắt và định vị được. Nhưng thế giới Tây Phương là thế giới sát-na, không gian bị hóa giải vào thời gian, là thế giới của dòng nước chứ không phải của sóng có hình tướng. Chính vì vậy mà 3 điều kiện để vãng sanh là Tín, Hành và Nguyện. (Vì không có phương hướng trong không gian cụ thể nên nếu tin là có thì có, không tin thì không có). <p>
Con nghĩ đây là thế giới độc ảnh cảnh do chính tâm thức hành giả xây dựng nên. Do “nhất thiết duy tâm tạo” nên khi chủng tử được huân tập đến mức chín mùi, tràn đầy, không còn tham luyến đối với thế giới hưởng thụ ngũ dục thì khi thân hoại mạng chung sẽ theo nghiệp niệm Phật đã huân tập mà sanh về Tây Phương. Nhưng dù có đi đâu thì cũng không ra ngoài chân tâm được vì thế giới Tây Phương cũng là một lâu đài ảo ảnh do chân tâm dựng nên (thù thắng là tạo được thuận duyên để tu học, không còn bị ngũ dục chi phối nữa). Nhưng vãng sanh theo hướng có Phật A Di Đà thật để mong cầu, có thế giới Tây Phương để đến thì vẫn chưa phải là đạo Phật, vẫn còn nằm trong phương tiện thiện xảo và đó mới là hạ phẩm vãng sanh vào thế giới Phàm Thánh Đồng Cư. Riêng từ trung phẩm và thượng phẩm vãng sanh mới thật dành cho người đã nhận được chân tâm (từ một phần cho đến toàn diện). Đối với hành giả đã nhận được chân tâm hay sống với tánh biết thì “tâm tịnh tức cõi Phật tịnh” và nhận được phật A Di Đà không ở ngoài tâm. <p>
Con thiết nghĩ tưởng uẩn là một họa sư đại tài, không gì mà không vẽ ra được. Trong cuộc sống hiện tại, con thấy chính ý nghĩ tạo nên cảnh giới, dẫn dắt ta đến nơi ta muốn và biến địa ngục thành thiên đường cũng chỉ qua một suy nghĩ. Vậy thì tại sao lại không thể có thế giới Tây Phương được tạo ra theo cách ấy. Những điều trăn trở này theo con đã lâu, nay con xin thầy từ bi điểm hóa thêm cho con, và chỉ ra những điểm sai vi tế mà con chưa nhận được. <p>
Mặt khác, thầy có dạy trong kinh Đại thừa có rất nhiều biểu tượng và ẩn dụ nên xin thầy cho con biết thêm ý kiến về câu “nhất thiết duy tâm tạo”. Đó chỉ là cách nói ẩn dụ, hàm ý nói về bản ngã vẽ vời che lấp tánh biết hay còn chứa đựng một sự thật ngoài tính chất ẩn dụ. Như một người thèm me chua, nghĩ đến tự dưng nước bọt lại tiết ra nơi miệng. Vậy đó có được xem là chính tâm đã chuyển hóa thành vật không ạ? Con thành kính tri ân và xin được lễ bái thầy.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! <p>
Trong quá trình tu tập của con, khi thấu rõ pháp Phật dạy qua lời thuyết giảng của một vị sư nào đó (nghe giảng hoặc đọc qua bài viết trên mạng Internet) trong tâm con lại mong muốn chia sẻ với người khác bằng mọi hình thức: sao chép ra băng đĩa hay in ra giấy những bài viết. Ở đây, không phải gặp bất cứ ai cũng chia sẻ vì mục đích “Thí pháp” sẽ được công đức hay phước đức vô lượng vô biên gì đó v.v… mà là tùy người mà tâm con lại khởi lên như vậy, mình bắt gặp vật báu mừng quá, muốn người khác cùng tận hưởng với mình. <p>
Theo lời dạy của HT Tịnh Không: Mọi việc nên "Tùy duyên" không nên "Phan duyên"! <p>
Như vậy có phải con “Phan duyên” không? - vì con đã khởi tâm mong muốn. Ở tình trạng của con thì con phải làm sao?
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Hòa Thượng. <p>
Đã nhiều hơn một lần, Hòa Thượng chỉ dạy con đừng vướng vào ngôn từ. Nhưng có lẽ cái nghiệp của con còn nặng nên con vẫn còn cứ phải thắc mắc. Kính xin Thầy từ bi hoan hỉ chỉ dạy cho, con xin đội ơn Thầy. <p>
Con đọc thấy một câu như vầy: "khi [con] tức giận gì đó con sẽ dừng lại", thì con khởi một ý là: <p>
(1) Khi con đang tức giận thì con không thể biết là con tức giận. <p>
(2) Con chỉ biết là con tức giận khi cơn tức giận đã qua rồi. <p>
(3) Nếu cơn tức giận đã qua rồi, thì con đâu còn gì để dừng nữa. <p>
Con thô thiển nghĩ như vậy, có phần khác với câu nói trên, kính xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Dạ thưa sư ông, con trình lên sư ông mấy ý, dường như con đang vướng mắc, xin sư ông giúp con.
Thời gian này con gần như không nói gì, vì từng giây phút con chiêm nghiệm và nhận ra rằng con có nói câu gì cũng toàn là thọc gậy bánh xe pháp. Ví dụ, trong lúc con nói chuyện con rất hài hoà và vô tư, chỉ một câu bình thường thôi mà người nghe liền đánh giá, phê duyệt, bỗng con thấy sợ vì tâm mọi người biến kế. Không phải con thấy câu nói của con không đâu mà là tất cả mọi người nói chuyện ở đời, chuyện gia đình, anh em, họ hàng, họ cũng đều biến kế như vậy, những lời nói của họ đều như nhắc nhở con, đây chính là ân oán vay trả trả vay, chính là sanh tử luân hồi. <p>
Thưa sư ông, khi con im lặng con có cảm giác an lành hơn là nói, về tâm trạng có vẻ trầm đi, không phải con chấp họ mà là con sợ nói, không biết con như vậy liệu có mắc gì không xin sư ông dìu tiếp con đi.
Con thành kính đảnh lễ sư ông.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Vừa qua con có tham dự lễ dâng y tại chùa thầy, đây là lần thứ 2 con được dự. Lần đầu con chưa biết đến giáo pháp nên không quan tâm mấy, nhưng lần này được đến buổi lễ dâng y tại chùa thầy, không hiểu sao vừa bước vào thấy các vị thí chủ đang quỳ gối trang nghiêm trước chánh điện, tự dưng con hoan hỷ đến rớt nước mắt! <p>
Và khi chư Tăng vừa bước vào, lòng con lại khởi lên sự hoan hỷ mà trươc giờ chưa lúc nào con nhiều cảm xúc như vậy! Lúc ấy con phát tâm nguyện một ngày không xa chính con được quỳ trên chánh điện ấy, được ở vị trí của vị nữ thí chủ ấy và được dâng bộ y đến chư Tăng như vậy. Thưa thầy, con không biết lời phát nguyện ấy có bị xem là tâm tham không thưa thầy, mà có như thế nào thì con vẫn tha thiết muốn được làm điều ấy dù chỉ một lần trong đời. <p>
Chúc thầy thân tâm luôn an lạc. Con xin đảnh lễ dưới chân thầy.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. <p>
Con là Phật tử đã hỏi câu hỏi về kinh Lăng Nghiêm ngày 14/10. Con xin cảm tạ lời giải đáp rất tỏ tường của thầy. Nhân đây con mạo muội có một thỉnh cầu nơi thầy. <p>
Con cảm nhận tuy thầy khoác chiếc áo của hệ phái Nguyên Thủy nhưng trí tuệ và khí chất vô cùng phóng khoáng, hòa nhập với chân lý giác ngộ và những khuôn khổ hạn hẹp của hệ phái tông môn không ngăn ngại được một tâm hồn đã hòa với lẽ thật. Con xin thành kính lễ bái thầy, lễ bái tinh thần "y pháp bất y nhân" nơi thầy. <p>
Con thấy có không ít phật tử Bắc Tông tìm đến với trang web để đặt câu hỏi, đa số cũng còn hoang mang nơi một số kinh sách Đại Thừa. (qua sự tìm hiểu hạn hẹp của con, kinh sách đại thừa đa phần nói về thần thông, sự biến hóa khôn lường của diệu tâm làm khởi lên các cảnh giới vi diệu khác nhau, trong đó có kinh A-Di-Đà và pháp môn Tịnh Độ). Con không biết thầy đã từng nghiên cứu qua các kinh Đại Thừa chưa nhưng nay con tha thiết thỉnh cầu thầy vì rộng độ quần sanh, có thể nào thầy dùng chút thời gian nghiên cứu thêm các Kinh Đại Thừa (như Lăng Nghiêm và 48 lời nguyện của đức phật A Di Đà). Bằng sự tinh thông về Vi Diệu Pháp và Duy Thức Học của thầy, con nghĩ thầy sẽ dễ dàng đi sâu, lý giải được ý nghĩa thiện xảo trong kinh Đại Thừa. Qua đó có thể giúp các Phật tử Bắc Tông có sự hiểu biết rõ ràng hơn chứ không chỉ dừng ở mức tín tâm. <p>
Con lòng thành nhưng tri kiến còn ngu muội, hạn hẹp, nếu thỉnh cầu và lời lẽ của con có điều chi quá đáng, con xin thành tâm sám hối cùng thầy. Con xin chúc thầy sức khỏe và an vui. Con cung kính lễ bái thầy.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Hôm trước con dẫn chị chồng con đến vấn đạo với Thầy, có bàn luận về Phật Adida, vì hoang tưởng nên chị con tin chị là đệ tử Phật Adida ở trên đó xuống độ mọi người. Sau chuyện đó con không bao giờ bàn với chị về Phật Adida hay pháp môn thiền quán. Con cứ gieo hạt giống bằng cách nghe hay đọc sách nào hay như "Con Gái Đức Phật, Suối Nguồn Diệu Giác, Chú Giải Kinh Pháp Cú" thì con chỉ cho chị nghe, ngoài ra không bàn gì nữa. <p>
Có lẽ vì vọng đọng, hoang tưởng nên chị không hài lòng với cách tu niệm Phật này, chị muốn tu cao hơn với thân phận hiện tại của chị, phải tu cao để biết người khác kiếp trước là ai nên chị muốn tu thiền định theo đạo Thanh Hải, để đi chu du lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục gì tuỳ thích. <p>
Con ngồi bên cạnh nghe chị nói với đệ tử thân cận của Thanh Hải, "Chị cần truyền tâm ấn mà không theo Đạo Thanh Hải được không?", bên kia nói "Không, để hỏi lại Sư Phụ, nhưng bây giờ truyền tâm ấn khó lắm". Bên Thanh Hải nói, "chị có thể cặp kè với ông Phật Adida đi chơi, nói chuyện cũng được, vì chị có Phật Tánh nên cũng là vị Phật tương lai mà". Bên kia cũng cho biết là không thờ Phật Adida, Phật Thích Ca, Quan Âm, ông bà tổ tiên... Con im lặng ngồi chat với mấy người bạn trên mạng, không can thiệp vào câu chuyện của hai người vì người đệ tử Thanh Hải này cũng là bà con bên chồng con. <p>
Con cứ để chị tự học bài học của chị khi chị theo đạo TH, vì trong tư tưởng chị có sự phân biệt là Nam Tông tu đắc Alahan, còn Bắc Tông tu đắc Phật Toàn Giác, còn Thanh Hải có phải tu thành Độc Giác Phật không. Chị con cứ nghĩ niệm Phật Adida là khi chết được lên Tây Phương Cực Lạc, không cần biết mình có tội hay phước đã tạo ra trong kiếp này. Cứ lên trên đó rồi tu tiếp không xuống đây làm kiếp người nữa. Nhưng mà hiện tại tâm vọng đọng thấy người ta thiền định biết được cái này cái kia nên cũng muốn được như họ. Chị mong có người hướng dẫn chị tu tập thiền để đạt sở cầu sở đắc như chị muốn, vừa rồi cũng nhận được mẹ nuôi hướng dẫn tu thiền, mà không hợp tính tình, căn cơ nên bây giờ cũng chưa có ai dẫn dắt. <p>
Con thấy cứ để mọi chuyện tự nhiên theo tâm vọng khởi của chị, nhưng mà hiện tại chị còn theo đạo Phật thì con đưa sách Phật chị đọc hay rủ chị đi chùa, còn chị theo đạo Thanh Hải thì coi như không gieo giống được nữa Thầy à. Phía bên nhà chồng con phần đông theo đạo Thanh Hải chỉ còn ông cậu, ba má chồng con là không theo thôi. <p>
Con cũng không muốn thọc gậy bánh xe Pháp nên cứ để mọi chuyện tự nhiên, không can thiệp tu hành chị nữa. Con cũng hơi áy náy vì con không kéo chị trở về thực tại, mà con biết khả năng con không làm được việc này, thôi thì cứ để Pháp dẫn dắt và dạy cho chị học những bài học theo trình độ căn cơ của chị, chỉ hơi buồn là trên đường tu tập của con mất một người bạn đạo. <p>
Cảm ơn Thầy đã đọc những lời chia sẻ của con, con không biết nói với ai về nỗi bâng khuâng này, xin Thầy cho con lời khuyên ạ.
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Con đã được đến thăm Chùa và đảnh lễ Thầy. Thưa Thầy, con hạnh phúc lắm! không có đủ ngôn từ nhưng con vẫn cứ làm thơ Thầy ạ, con xin cung kính đảnh lễ Thầy!
Ngửa mặt lưng trời tiếng chuông rung.
Thanh cao tự tại giữa không trung.
Tuỳ duyên gặp gió không cần đón.
Có, reo! Không, lặng! mắt rưng rưng.
Thiện xảo dụng ngôn mô tả Pháp.
Càn khôn, vũ trụ ở tại đây.
Viên thành đạo quả à, như vậy!
Minh mẫn, Hộ Tông, cứu rỗi đời!