Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 15-10-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy, xin thầy chỉ dạy giúp con:
Vô tâm với thản nhiên khác nhau chỗ nào, hình như 2 cái đó về bên ngoài nó khá giống nhau. <p>
Cảm ơn thầy, chúc thầy an vui.
Ngày gửi: 15-10-2014
Câu hỏi:
Kinh thưa thầy, khi xúc chạm việc đời con phải xem mọi việc nó như nó là thì tâm con sẽ không phiền não, không có tham sân si. Khi có tâm buồn vui... khởi lên liền thấy biết chúng thôi chớ không cần phải hóa giải, con hiểu như vậy có đúng không thưa thầy? Kính xin thầy hướng dẫn cho con. Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 14-10-2014
Câu hỏi:
Con kính chào Sư Ông, <p>
Sáng nay trong lớp con có bạn đem một cái điện thoại lên lớp hỏi có ai muốn mua thì bạn ấy bán 200 ngàn. Con rất thích mua và tiền để dành của con cũng đủ nữa. Nhưng con nghe một bạn khác mách nhỏ cho con biết là bạn kia lấy cắp của người nhà cái điện thoại đó nên con suy nghĩ hoài suy nghĩ mãi và cuối cùng con đã không mua, vì con sợ lây tội ăn cắp của bạn ấy. Con kể lại thì ba mẹ con nói con đã làm đúng nhưng anh con thì bảo muốn thì cứ mua, mình có lấy cắp của ai cái gì đâu mà phạm tội. Sư Ông giảng cho con hiểu rõ về việc này nha Sư Ông. Con cảm ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 14-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con có nhân duyên được nghe và đọc tụng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Qua sự cảm nhận của con thì đức Phật đã từ bi chỉ dẫn con đường trở về Diệu Tâm thông qua tánh nghe, tánh thấy, tánh biết. Con đường tu tập nhân lại chứ không qua pháp môn, có phần giống như pháp tu mà thầy đang hướng dẫn chúng con. Nhưng con cũng có nghe kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh phát triển, không thuộc kinh Nguyên Thủy và có một số nhà sư thuộc hệ phái Nguyên Thủy không chấp nhận kinh Thủ Lăng Nghiêm, cho là kinh ngoại đạo không phải do đức Phật thuyết. Nay con xin thầy từ bi khai thị cho con hiểu thêm cách nhìn của thầy về bộ kinh này và giúp con hiểu do điểm vi tế nào mà nhiều người lại cho kinh Thủ Lăng Nghiêm không do Phật thuyết ạ? Con xin cảm tạ thầy.
Ngày gửi: 14-10-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy, từ ngày biết đến Phật pháp con cảm thấy bản thân có ý thức hơn trong suy nghĩ và hành động. Giả dụ như khi tức giận gì đó con sẽ dừng lại, suy nghĩ phải tránh tâm sân và con sẽ im lặng hít thở sâu. Khi người khác có những hành động sai lầm ảnh hưởng đến gia đình con, con cũng nghĩ họ làm vậy thì họ sẽ có những kết quả sau này, còn việc của mình mình cứ làm cho tốt, phải vị tha với những người như vậy. Con cũng muốn tu hành nhưng con không biết bắt đầu từ đâu. Thầy cho con hỏi nếu như con không học Phật pháp không hẳn là người theo đạo Phật nhưng có lòng tin ở Phật thì có được không ạ? Con có thể làm gì để tạo phúc về sau này và để tâm hồn được thanh tịnh không vướng bận với những thói hư trên đời? Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 14-10-2014
Câu hỏi:
Con kính chào thầy! Thường ngày con vẫn biết là: <p>
Buông nghĩ sự đã qua <p>
Chớ vọng điều chưa đến <p>
Trở về nơi thực tại <p>
Sống với pháp đang là <p>
Chánh niệm và tỉnh giác <p>
Tuệ quán chính là đây <p>
Nhưng trong tâm con lâu lâu lại hoài niệm về quá khứ với những chuyện đáng buồn trong thân tộc và con lại buồn thoáng qua. Rồi con nghĩ chắc tại mình sống chấp danh nhiều nên mới buồn trong khi bên ngoài con vẫn là một người vui vẻ. Thưa thầy chỉ dạy cho con làm sao hoá giải sự chấp "danh"?
Con kính lễ thầy.
Ngày gửi: 13-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Con xin mạo muội gởi câu hỏi này vì con vô cùng bế tắc, không biết tìm giải pháp nơi đâu. <p>
Thưa Thầy, em gái của con trong quá trình đi tìm hiểu Phật Pháp, không hiểu sao em trở nên "Tẩu hỏa nhập ma", trầm cảm và tâm thần, lúc nào cũng cho là có vong linh nhập vào người. Con chỉ biết đưa em vào viện tâm thần và uống thuốc. Đến nay hơn một năm mà bệnh tình càng trầm trọng hơn. <p>
Con kính mong Thầy từ bi cứu giúp để em con trở lại bình thường.
Con ngày đêm mong đợi và thành tâm kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe!
Ngày gửi: 13-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, mỗi lần con muốn cúng dường cho chư Tăng thì trong đầu con lại khởi lên tư tưởng: "Sao không để tiền đó cho cha mẹ?". Vì vậy, con luôn gặp trở ngại mỗi khi cúng dường Tam Bảo. Kính mong Thầy hướng dẫn con phải suy nghĩ và làm thế nào là đúng pháp nhất và có lợi cho cả Tam Bảo cùng cha mẹ con? Con xin thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 13-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, hàng ngày nếu có thời gian rảnh con thường hay tụng kinh Tam Bảo và ngồi thiền. Ở bên này không có chùa Nguyên Thủy nên con thờ Tam Bảo ở nhà. Thời gian rảnh rỗi, thay vì đi chơi thì con ở nhà tụng kinh, sau đó ngồi thiền. Những hành động này có phước báu gì không hay là mình phải đến chùa làm trai Tăng, cúng dường, công quả... mới có phước báu? Xin thầy chỉ dạy dùm con, con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 12-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Lần đầu tiên trong đời, con được dự lễ dâng y Kathina long trọng, trang nghiêm như vậy. Đầu đội y, lễ vật nhiễu Phật ba vòng quanh toà Bảo Tháp, con thấy mình vui lạ lùng mặc dù mỏi tay chịu không nổi, do ham dâng lễ vật đầy đủ nên con gói quà hơi nặng. Khi nhìn Thầy bước vào toà Bảo Tháp, trong con dâng lên niềm xúc động mãnh liệt muốn bật khóc thành tiếng! Con vui quá trong niềm vui được gặp Chánh Pháp qua sự dẫn dắt của vị Chân Sư mà con đã ước nguyện. Mỗi khi nghe tiếng kinh Pali vang lên trong buổi lễ, con cảm nhận âm thanh hùng hồn vi diệu nằm trong thân thể con, trong đầu, trong tim con vọng ra chứ không phải bên ngoài. Con như quyện vào từng âm thanh này. Con nhắm mắt lại tận hưởng nó, và lại xúc động rơi nước mắt nữa... <p>
Hôm trước con có hỏi Thầy đăng ký làm thí chủ dâng y, mà nghe Thầy nói năm 2025 mới tới lượt, con sợ thời gian lâu quá. Cuộc sống vốn vô thường nên con không chắc đến ngày đó con có thực hiện được lời nguyện này không, nhưng khi đến tham dự buổi lễ, thấy gia đình thí chủ có 5 người tham dự nên con hoan hỷ quá quyết định đăng ký ngay, cộng thêm câu chuyện Thầy kể cô Thí Chủ năm 2014 này làm con hoan hỷ hơn không phải lo ngại gì nữa. Nếu vô thường đến với con thì cha, mẹ, chồng, em con vẫn thay mặt con làm Thí Chủ được, ngay sau đó con đăng ký với cô Như Nguyện luôn Thầy ạ. Mong rằng đến năm đó buổi lễ Kathina được trọn vẹn có Thầy, có chúng con như hôm nay. <p>
Thầy ơi, dạo này con hay xúc động lắm, nhất là khi nghe bài pháp hay, nghe sách nói đến lúc ngài Sariputta nhập Niết-bàn, con cũng ngồi bật khóc nức nở như đang chứng kiến sự việc đó vậy. Con thấy tâm con dễ vỡ tan, khóc oà khi đọc đến phạm hạnh cao quý các vị Thánh Thinh Văn thời Đức Phật trong cuốn Suối Nguồn Diệu Giác. Con thấy được thân, tâm mình lặng lẽ, nhẹ nhàng, hay tác ý khi tiếp xúc với cảnh, thấy được tâm rỗng lặng, tỉnh thức, đầu óc sáng suốt, định tĩnh hơn trước một cách tự nhiên, và đôi khi vẫn thấy mình còn dễ duôi, còn tham, sân, si, tự ngã và cũng nghiêm khắc loại bỏ nó dần dần. <p>
Dạo này con ham đọc sách chú giải Kinh Pháp Cú, Đức Phật và Phật Pháp, Suối Nguồn Diệu Giác, Con Gái Đức Phật, không đọc các sách thiền nữa. Các bài Pháp trên trang web Thầy con nghe một cách tự nhiên, không cố gắng phải hiểu từng lời. Con đang tìm sách, đĩa học Vi Diệu Pháp để tự phân tích tâm mình, có cần thiết không Thầy? <p>
Từ ngày thực hành theo pháp Thầy hướng dẫn, con thấy được tâm trí mình rộng mở, đón nhận những gì đáng nhận, tập buông bỏ những gì đáng bỏ để khỏi dính mắc về sau, mới thấy bản ngã mình còn cao, còn tham dục, còn dính mắc... <p>
Xin Thầy giải thích dùm con, chữ Trí và chữ Tuệ trong nhà Phật khác nhau như thế nào, vì mọi người thường dùng chung từ Trí Tuệ. Pháp danh Pali của con là: Nãnagavesi nghĩa là gì vậy Thầy? <p>
Con kính chúc Thầy Pháp thể khinh an.
Con Phuong Dung.