loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư, <p>
Trong niềm hân hoan, con thành kính tri ân Tôn sư đã chỉ dạy. Con rất vui mừng khi con có duyên lành biết được trang web này vì những gì khó khăn gút mắc trong tu học đều được Tôn sư chỉ dạy một cách rõ ràng và tường tận. Nhân đây con cũng trình bày với Tôn sư một số nhận biết của con trong quá trình tu học để Tôn sư chỉ dạy thêm. <p>

Con là một Phật tử tu học trong môi trường Phật giáo Bắc truyền. Nhưng con cũng ít có dịp gần Thầy để học hỏi và tu tập chỉ tự ở nhà công phu tu tập. Nhân duyên, con nghe được câu nói của Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ chỉ dạy là: "Tri vọng, vọng tức ly", liền lúc ấy con hiểu ra rằng các vọng niệm, tạp niệm chỉ cần ta biết nó, nhận diện ra thì nó sẽ tự mất. <p>
Sau đó, con nghe được bài Pháp do Đại Đức thượng Tuệ hạ Hải dạy rằng: "Nên nhìn mọi sự, mọi vật không qua kiến thức và không qua tu tập mà có", con vô cùng hân hoan và ứng dụng vào thực tế theo như thế. Bình thường, con không hành thiền mà chỉ niệm hồng danh Đức Phật A-di-đà và con cũng tự biết rằng niệm Phật phải qua các bước sau: <p>
1/ Niệm Phật cho đến nhất niệm <p>
2/ Từ nhất niệm đến nhất Tâm. Có nghĩa là niệm cái không có niệm nào. <p>
3/ Trở về Tự Tánh thanh tịnh mà bổn gốc sẵn có. <p>

Và chư Bồ tát là tượng trưng cho Đức Tướng của chư Phật, ví dụ như Đức Quán Thế Âm là tượng trưng cho Đức tướng Từ Bi của Chư Phật, Đức Đại Thế Chí là tượng trưng cho Đức tướng Đại Hùng, Đại Lực của Chư Phật, v.v... Do đó, con biết rằng nếu mình muốn quay về bổn gốc thì phải có biết quay về Tự Tánh Từ Bi và Đại Hùng Đại Lực của chính mình. Từ Bi mà không thấy Từ Bi mới thật là Từ Bi. Đại Hùng Đại Lực mà không thấy Đại HÙng Đại Lực mới thật là Đại Hùng Đại Lực. <p>

Con thành kính tri ân Tam Bảo Phật Pháp Tăng nếu không biết đến Phật Pháp Tăng thì con mãi mãi chìm trong khổ đau vì trong quá trình tu học con cũng nhận ra rằng: <p>
1/Tự Tánh Giác ngộ là Phật. <p>
2/Tự Tánh Thanh Tịnh là Pháp <p>
3/Tự Tánh trong sáng, hòa hợp là Tăng. <p>

Ba ngôi báu này, tất cả ai ai cũng có nếu biết quay về chính ba ngôi báu này tại chính mình thì đó là nguồn hạnh phúc, an lạc vô biên. <p>

Trong quá trình tu học con luôn ứng dụng cái biết như thế. Cho đến một ngày, con gặp bế tắc như những câu hỏi mà con đã hỏi Tôn Sư, thì con lại có duyên biết được trang web này. Trong quá trình tu học, con biết rằng Nam truyền là cội nguồn của Đạo Phật. Do đó, con vô cùng hân hoan khi biết được trang web này. Con vào đọc phần hỏi đáp và nghe Pháp thoại do Tôn Sư chỉ dạy thì con như bắt gặp được một dòng suối Pháp an lạc, trong lành qua những phần trả lời của Tôn Sư và những bài thơ Tôn Sư đáp lại vừa có phần "khôi hài" mà thắm đượm Pháp vị cam lồ trong đấy. Con như uống trọn những lời Pháp nhũ do Tôn Sư chỉ dạy vì ở nơi Pháp Tôn Sư chỉ dạy, con gần như thấy được cái hiểu biết về Phật Pháp của con rất khế hợp với những lời chỉ dạy đó. Con nhận ra rằng, Đạo Phật Nam truyền và Bắc truyền không hề có sự khác biệt chỉ tại ở mỗi người có sự khác biệt mà thôi vì tất cả đều có chung một Đấng Đại Từ Bi Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Qua đó, con mới đặt những câu hỏi mà con bị vướng mắt ngõ hầu Tôn Sư chỉ dạy thêm cho con được tỏ tường. Và con đã được Tôn Sư chỉ dạy rất rõ ràng và tường tận, con xin nguyện y giáo phụng hành. <p>

Cuối cùng, con kính nguyện xin Tôn Sư Từ Bi trụ thế dài lâu để chúng con được Tôn Sư giáo huấn chỉ dạy, nguyện cho tất cả chúng sanh đều thấm nhuần mưa Pháp do Tôn Sư chỉ dạy, kính chúc Tôn Sư Pháp thể khinh an. <p>
Thành kính tri ân Tôn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con trình bày sự hành của con, kính nhờ sư ông sửa giúp con chỗ nào con chưa đúng ạ. <p>
Từ ngày con học và hành theo sư ông dạy, dạo này bỗng dưng con thay đổi tâm tánh. Lúc trước con là người hay nói hay cười chuyện mình, chuyện người rôm rả lắm, giờ đây con rất ít nói, khi tiếp xúc với mọi người, con chỉ mỉm cười nghe họ nói, đôi lúc con vui quá nói đó cười đó. Con sực nhớ ra là mình không nên, thế là con im luôn, giữ thái độ bình thường và không một chút mong ai hiểu mình, vì con cảm nhận không ai hiểu được ai "thật sự". Bây giờ, có nhiều lúc con nhìn trời mây hoa lá mà lòng hoan hỉ lắm, mà cũng có lúc con lại thấy hơi nao nao buồn, con vẫn lặng yên soi rọi tâm mình, con không buồn ai không trách ai mà không tìm được nguyên nhân, những lúc như vậy, con chỉ biết trọn vẹn với nó, không cố ý loại bỏ nó. Thưa Sư ông, vì sao con lại thế, sư ông dạy thêm cho con với. <p>
Con thành kính tri ân sư ông rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Dạo này thầy có khỏe không? Công việc có nhiều không ạ? Con xin thầy bớt chút thời gian cho con hỏi về một vấn đề sau: <p>
Gần đây có Phật tử đưa cho con đọc một bài pháp sau: <p>
"Chánh niệm trong đời sống" <p>
Tam bảo gia hộ cho con/
lúc thức cũng như lúc ngủ/
ban ngày cũng như ban đêm/
luôn nhớ thân này vô thường/
khi đi hoặc là khi đứng/
khi ngồi hoặc là khi nằm/
lúc làm việc hay là nghỉ ngơi/
luôn nhớ thân này vô thường/
khi nghe cũng như khi nói/
đông người hay ở một mình/
xem phim hay là đọc sách/
luôn nhớ thân này vô thường/
lúc ăn cơm hay uống nước/
khi tắm rửa hay vệ sinh/
đắp y hay mang giầy dép/
luôn nhớ thân này vô thường/
những khi tâm con tỉnh giác/
càng nhớ thân này vô thường/
nguyện cho chúng sinh khắp chốn/
luôn biết thân này vô thường." <p>

Bạch thầy, con thấy bài này mâu thuẫn giữa vấn đề chính niệm và vấn đề thấy hay biết thân này vô thường, bởi đó là thực hành chính niệm và kết quả thực hành chính niệm sẽ thấy được kết quả vô thường ở thân. Như bài pháp này hướng dẫn thì đó chỉ là một kiểu tự kỷ ám thị, một cái ngã đang mong muốn thấy kết quả... Cũng bởi vậy mà khi đại chúng ngồi thiền thì họ cứ nói to cho đại chúng nghe rằng hãy quán thân này là vô thường, đại loại là quán từ khi thân này thế này còn ... rồi nó sẽ bị xám đen, thối rữa... cho đến tan rã v.v... Nhưng có thể con không đủ lý lẽ để giảng giải cho Phật tử ngang bướng này nên con mong thầy giúp con chỉ rõ vấn đề (một người sai kéo theo cả nhiều người sai theo). Đồng thời, xin thầy chỉ cho con biết để chứng minh chính niệm và quán vô thường được Đức Phật dạy trong những kinh nào? (nói có sách mách có chứng thì họ mới tin mà). <p>
Kính chúc thầy luôn an vui! <p>


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư, <p>

Thành kính tri ân Tôn Sư chỉ dạy. Chỉ biết thở một cách tự nhiên chứ không tập trung theo dõi đó là "tự biết đang thở". Kính mong Tôn sư hướng dẫn thêm. <p>
Ngoài ra, trên bước đường tu học, con còn thấy thêm một sự việc như sau: thỉnh thoảng thân con tự chan hòa vào hư không, không còn cái thân này nữa. Kính mong Tôn sư chỉ dạy thêm cho con được rõ. <p>

Chân thành cảm niệm ân đức Tôn sư. Kính chúc Tôn sư Pháp thể khinh an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư, <p>

Trước hết, thành kính tri ân Tôn sư đã thùy từ chỉ dạy cho con qua những câu hỏi. Để được tỏ rõ trên bước đường tu học. Con kính trình Tôn sư thêm câu hỏi như sau kính mong Tôn Sư chỉ dạy cho con thêm:
Khi "vô sự" thì "Tự biết thở". Kính mong Tôn sư chỉ dạy thêm cho con được tỏ tường. <p>

Chân thành cảm niệm ân Đức Tôn Sư. Kính chúc Tôn sư Pháp thể khinh an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, làm thế nào để quên đi những chuyện không muốn nhớ hay có thể học cách nhìn nhận sự việc đơn giản không quan trọng ạ? <p>
Con và 1 người có tình cảm với nhau gần 3 năm. Gần 3 năm đó hầu như người đó không quan tâm đến con. Con thấy rất buồn và tổn thương, luôn tự hỏi bản thân còn gì thiếu sót. Nhưng con vẫn luôn quan tâm và dành tình cảm cho người ấy. Cuối cùng cách đây hơn 1 tháng thì con biết con không thể làm gì để cứu vớt tình cảm này nữa. Chúng con chia tay nhưng sau đó chúng con vẫn thực sự là bạn bè. Vì con đã làm hết những gì có thể nên con không hối hận, lúc chia tay con không hề khóc hay luyến tiếc và thành tâm chúc phúc cho người ấy. <p>

Thế nhưng sau đó mỗi khi nhìn thấy tin gì về người ấy con lại suy nghĩ rất nhiều, cũng rất hay nghĩ về những chuyện xưa cũ. Vẫn theo dõi người ấy. Thấy người ấy chụp ảnh người con gái khác, nói những câu thô tục, con lại cảm thấy khó chịu, thấy như đó không phải là người con yêu suốt 3 năm. Những lúc nói chuyện cùng con vẫn vui và tin kể hết chuyên của mình. Con không muốn mình cứ bị ám ảnh về tình cảm ấy nữa. Con phải làm gì để có thể bình thản trước mọi thứ liên quan đến người ấy bây giờ? <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi mình đang thực tập sáng suốt - định tĩnh - trong lành mà có người đến "thử thách" như sau: người đó thường xuyên nói và làm những điều khiến mình (và cả những người xung quanh) cảm thấy rất phiền não, không còn đủ sức để "sáng suốt - định tĩnh - trong lành" nữa. Lúc đó, tuy con vẫn biết phải sáng suốt để nhìn ngắm sự việc như nó đang là, song, trong sâu thẳm nội tâm vẫn vô cùng phiền não. Thậm chí, có lúc muốn "bỏ cuộc", không cùng "đồng hành" với người đó nữa. (Người đó là người thân trong gia đình). Xin Thầy chỉ cho chúng con biết: <p>
1. Làm sao để bản thân vẫn sáng suốt mà "tiếp duyên" như nó đang là? <p>
2. Vì sao người đó chỉ có một mình mà lại có khả năng gây "nhiễu sóng" cả một tập thể chúng con như thế? Lên tiếng góp ý với người đó thì không được, mà cũng không ai dám mở lời. Vì người này vốn không có "ác ý" gì với chúng con, hơn nữa, những rắc rối mà người đó mang đến thường xuất phát từ sự thương yêu và quan tâm với chúng con. Chỉ là, sự quan tâm đó thường mang lại những rối rắm và bực dọc cho những người được quan tâm. (Người này khá độc đoán, có tư tưởng mình luôn luôn đúng và muốn mọi người xung quanh phải làm theo ý mình). Có cách nào để người này tự thấy ra chính mình và thay đổi bản thân để sống hài hòa với mọi người xung quanh không? (Vì đợi thời gian để Pháp chỉ ra bài học cho người đó thì quá lâu đối với chúng con.) Chúng con thật sự đã "vượt ngưỡng" để có thể "tiếp duyên". <p>
Xin Thầy từ bi chỉ dạy và trợ lực giúp chúng con học trọn bài học này của Pháp. <p>
Chúng con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy. Thưa thầy cho con hỏi: <p>

Khi con nhận biết tâm trí mình, con thấy nhiều suy nghĩ sinh và diệt ở trong này. Suy nghĩ này và suy nghĩ khác, những suy nghĩ về tiền, thành đạt, quyền lực... thậm chí có cả những suy nghĩ phạm giới, con phạm đủ cả năm giới trong suy nghĩ. Trong lúc thiền cũng vậy, trong những lúc bình thường suy nghĩ còn nảy ra nhiều hơn, phạm giới nhiều hơn. Nhưng con vẫn nhận ra được. Con có nên tiếp tục thế không thầy? <p>

Khi có những suy nghĩ đó, con cố gắng để nhận biết thì lại không nhận biết tốt, khi không cố gắng thì lại nhận biết tốt hơn. Dường như con nhận biết tốt hơn khi không cố gắng tách mình ra khỏi những suy nghĩ này. Càng cố gắng tách mình khỏi những suy nghĩ này thì lại càng không rõ ràng. Nó rõ ràng khi con theo dõi nó sát sao, theo dõi ở đây là con đi sát vào nó. Nhưng khi đi sát vào nó thì hình như con ít bị cuốn đi hơn. Con làm thế có đúng không thầy? Có một sự mong manh nào đó giữa việc là người chứng kiến và người chơi trò chơi. <p>

Vì con cảm thấy những suy nghĩ của mình rõ ràng hơn nên có khi con thường đi tới cùng theo kiểu, nếu tham vọng thì hãy tham vọng cho tới cùng, chơi trò chơi tham vọng đó trong tâm trí và xét cho cùng nó đi tới đâu. Thường là chẳng đi tới chỗ nào. Con làm như vậy có khi nào là rơi vào cái bẫy của bản ngã rằng cố gắng thêm suy nghĩ vào để cho mọi việc diễn tiến nhanh cho mình kết quả không ạ? <p>

Nếu thấy thì đã thấy liền/
Không thì chỉ chuốc muộn phiền nhiêu khê/
Buông ngay vọng tưởng lê thê/
Không cần tìm kiếm trở về thấy ngay. <p>

Con sẽ tiếp tục tu tập theo bài kệ này ạ. Những ngày gần đây con cảm thấy mình nhẹ nhàng đi nhiều với sự tu tập của mình, không còn nhìn chỗ nào cũng thấy bế tắc nữa. Con cám ơn thầy nhiều lắm! <p>
Con kính đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2014

Câu hỏi:

Kính lạy Thầy cho con xin được hỏi. Có câu: <p>
“Ai thấy pháp, người ấy thấy Phật. Ai thấy Phật, người ấy thấy pháp.” Pháp ở đây là pháp Duyên khởi. Pháp Duyên khởi là chân lý. <p>
Chân lý cũng là thấy sự vật "như nó là". <p>
Vậy có gì tương quan ở 2 cách lý giải nầy? <p>
Chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con. Như vậy con có thể yên tâm là mình đang tu tập đúng phải không ạ? Con kính chúc Thầy mạnh khỏe, bình an để mãi mãi ban pháp lành cho khắp chúng sanh. Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »