Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-11-2010
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. Kính xin Thầy giải đáp thắc mắc này của con. Thầy đã đã dạy rằng sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay thận trong, chú tâm, quan sát là do tánh biết tự động ứng ra, chúng ta không nên (mà cũng không thể) chủ động tạo ra tình trạng sáng suốt định tĩnh trong lành hoặc thận trong chú tâm quan sát. Theo con để ý, thông thường khi lục căn tiếp xúc với lục trần, bản ngã liền lăng xăng tạo tác một cách tự động. Thầy lại dạy rằng, chỉ cần dẹp bỏ cái lăng xăng tạo tác của bản ngã thì tánh biết tự động hiển lộ, liền có thận trọng chú tâm quan sát hoặc sáng suốt định tĩnh trong lành. Như vậy, cái mấu chốt là làm sao dẹp được cái lăng xăng tạo tác này. Mà nếu làm như vậy thì không còn là vô vi nữa, tức là nơi đây đã có phi hữu ái (dẹp bỏ lăng xăng). Như vậy không thể nói là không cần làm gì cả (vô vi) mà lại có được sáng suốt định tĩnh trong lành. Thưa thầy đây là chỗ chưa hiểu của con.
Ngày gửi: 19-11-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy. Đêm qua con có một giấc mơ lạ.
Con mơ thấy con bị lấy vợ thầy ạ. Con lấy một người con gái trẻ đẹp. Trong đêm tân hôn, con ôm người vợ mới cưới. Nhưng ngay lúc đó, con chợt khởi nên suy nghĩ về sự vô thường sinh diệt. Vội buông người vợ mới ra, con đứng dậy và nhìn ra ngoài cửa. Bầu trời đêm thật kỳ lạ. Mặt trời và mặt trăng ở cạnh nhau cùng sáng lấp lánh lạ kỳ. Gió mát lồng lộng thổi từ cánh đồng xa. Những đám mây trên trời cao cứ hạ thấp dần rồi cuồn cuộn bay vào phòng con. Con ra khỏi nhà, và ra đi bỏ lại người vợ mới cưới... để đi tìm đạo lý...
Thưa thầy, vậy đây có phải là một điềm báo, rằng dù con có lấy vợ thì con vẫn sẽ trở thành một tu sĩ Phật giáo không ạ?
Ngày gửi: 18-11-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy.
Mong thầy từ bi, hoan hỷ giải thích cho con 2 câu hỏi sau đây liên quan đến pháp hành sám hối:
1. Những Ý nghĩa và lợi ích của pháp sám hối là gì? Mặt trái nếu có của sám hối là gì?
2. Cách thực hành cụ thể của pháp sám hối như thế nào?
Kính tri ân Thầy.
Cầu mong thầy trụ thế dài lâu để mang lợi ích cho chúng con. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 17-11-2010
Câu hỏi:
Kính thưa thầy.
Hơn một năm nay con được thầy chỉ dạy thiền Vipassana tùy duyên thuận pháp, cuộc sống của con thay đổi rất nhiều. Con sống mát mẻ và nhẹ nhàng. Đó là vì con ứng dụng khi động dụng thì thận trọng, chú tâm, quan sát. Khi vô sự thì buông ra ngã lăng xăng ra để cho thân tâm dược sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Nhưng không hiểu sao cũng có đôi lúc con vẫn cứ bị trạo cử và hôn trầm. Như khi không việc gì thì có lúc tâm không muốn buông ra để nghỉ ngơi mà lại muốn làm cái này, cái kia; hoặc có khi lại không có hứng thú làm gì cả. Chướng ngại này làm cho con đánh mất hiện tại, cản trở sự thấy biết cái đang là. Phải chăng đó là do ngày xưa con chuyên tu thiền định? Làm thế nào để vượt qua chướng ngại này thưa thầy? Thành kính tri ân người thầy từ bi và trí tuệ.
Ngày gửi: 16-11-2010
Câu hỏi:
Thưa Sư. Con muốn hỏi Sư một chuyện mà con thắc mắc từ lâu. Con thấy các thầy thường hay nói, cơ hội được làm người rất hiếm hoi và chỉ có ở cõi người mới có thể thực hành phát triển về mặt tâm linh. Hay ở trong Kinh, đức Phật có lấy ví dụ về chuyện con rùa mù để nói lên cơ hội khó khăn để có thể tái sinh làm người. Con cũng tin nhưng vẫn còn thắc mắc không biết cơ hội làm người có khó đến vậy không, vì con đọc thấy việc nhiều người mất đi đã tái sinh trở lại làm người và người này nhớ lại được kiếp trước của mình, hay như trường hợp hóa thân của các vị Lạc-ma cũng vậy. Con cũng thắc mắc thêm, sao các cõi Trời, Atula hay ngã quỷ địa ngục không thể thực hành được ạ. Con thấy các cõi đều có thể có nhiều động lực mong muốn thoát khổ. Mong thầy giải thích giùm con.
Ngày gửi: 16-11-2010
Câu hỏi:
Con muốn hỏi thầy chuyện này, việc một cư sĩ quy y Tam Bảo có ý nghĩa tâm linh sâu xa gì không hay đấy chỉ là hình thức thôi ạ? Con thấy nếu không quy y mà hiểu điều gì mình nên làm hay không nên làm là đủ có được không? Mong sư giải thích giùm con
Ngày gửi: 16-11-2010
Câu hỏi:
Con thưa Thầy,Thầy vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của Thầy giúp con là: TẤT CẢ CÁC HÀNH LÀ KHỔ - vậy 1 ngày (24h) ngủ bao nhiêu tiếng là đủ và tốt. Mong Thầy hoan hỷ chia sẻ kinh nghiệm giúp con ạ.
Ngày gửi: 14-11-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, con là một Phật tử. Con thường xuyên đi chùa, học hỏi với quý thầy. Con cũng có ngồi thiền nhưng sao niệm vẫn khởi lung tung, nhiều khi con nói chuyện một mình trong đầu, con mất ngủ. Con kính xin sư bày cho con cách để trị bệnh tán loạn đó. Điều này có thường xảy ra cho chúng sanh không và con đã làm gì kiếp trước để bị như vậy? Con kính tri ân Sư.
Ngày gửi: 14-11-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, chị con từ nhỏ đến giờ, gần 60 tuổi, rất khổ vì vô minh, có nhiều tham sân si phiền não, làm khổ mình, làm khổ ba mẹ con và những người trong gia đình nhưng không muốn biết đạo, đừng nói chi đến tu tập. Chị thường xuyên mượn tiền mọi người và than thở, được nhận lời khuyên nhưng tánh nào tật nấy. Bây giờ chị kêu cứu đến con, con có nên tránh những người như vậy không. Con kính xin Thầy cho con lời khuyên vì con chủ trương chỉ có tu, có trí tuệ mới hết khổ thôi. Con xin tạ ơn Thầy.
Ngày gửi: 14-11-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy! Con cảm ơn thầy rất nhiều. Từ hồi được thầy hướng dẫn, con đã thận trọng, chú tâm, quan sát và dần hiểu được tánh "không" nơi Pháp, và tánh "không" ngay nơi thân con. Nhưng chính vì thấy tính chất "không" nên con không thấy sự "khổ" trong thực tánh Pháp mà thầy nói (Vô thường, Khổ, Vô Ngã). Vì lẽ, đã là không - vô ngã thì cũng không có đối tượng để khổ. Thưa thầy, như vậy có phải con đã thấy và hiểu sai không ạ? Và sự "khổ" trong thực tánh pháp phải hiểu thế nào cho đúng, xin thầy hướng dẫn chúng con ạ. Con cảm ơn thầy!