Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 02-10-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
1. Căn cơ hay trình độ Tâm của một người có liên hệ gì với Hệ số thông minh (IQ) không? Một người thông minh, có trình độ cao (tiến sĩ, giáo sư) khi gặp duyên tu học thì sẽ tiến bộ nhanh hơn người bình thường? Vì nếu có IQ cao thì học pháp sẽ hiểu nhanh hơn, áp dụng ít sai hơn v.v...?
2. Một người có tính cách hướng nội sẽ dễ tu hành hơn hướng ngoại phải không Thầy? Con thấy là bằng cách giảm bớt các mối quan hệ xã hội thì Tâm ít bị phân tán, dễ tu thiền hơn.
Con kính xin Thầy minh giải.
Con cám ơn Thầy
Ngày gửi: 02-10-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có một số thắc mắc kính xin Thầy chỉ dạy:
1. Khi con làm việc gì thì con thường thận trọng, chú tâm, quan sát, tức là đã chánh niệm như Thầy dạy. Nhưng khi con đang đi thì con không thể chú ý từng động tác nhỏ: nhấc bàn chân, bước tới, đặt xuống, ấn bàn chân. Nếu con quan sát thận trọng thì dễ hơn, khi đó con vừa quan sát biết được cử động của toàn bộ cơ thể, vừa thấy được cảnh xung quanh như mặt đường con đang bước, sỏi đá dưới chân...
2. Khi con nói hoặc khi con chú ý nghe người khác nói thì con hay bị thất niệm. Khi nhớ ra con duy trì chánh niệm bằng cách biết mình đang nói hay chia bớt sự chú ý của mình vào người đang nói, kéo Tâm của mình vào Thân.
3. Để sống thuận Pháp, tùy duyên thì không cần phải chuẩn bị gì trước, khi có việc thì Tánh biết sẽ tự ứng ra. Nếu con phải chủ trì một cuộc họp thì có phải chuẩn bị trước không Thầy?
Kính chúc Thầy thân tâm an lạc. Con xin Cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 30-09-2010
Câu hỏi:
Kính bạch thầy! Đây là lần đầu tiên con biết trên mạng có nhiều điều bổ ích như vậy. Con cũng mới tập đánh máy. Khi được đọc trang web này con thực sự rất vui vì được học hỏi nhiều điều. Con xin kính chúc thầy thân tâm an lạc. Trong vấn đề tu tập có gì chưa hiểu con xin hỏi thầy sau. Thưa thầy, thầy có giới hạn câu hỏi trong lĩnh vực nào không?
Ngày gửi: 28-09-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con xin có 2 câu hỏi:
1. Thầy dạy rằng: "Ngay tại đây và bây giờ nếu tâm khởi lên mà có tham sân si thì tại đây là luân hồi sinh tử". Thưa Thầy con chưa hiểu "luân hồi sinh tử" trong trường hợp này nghĩa là thế nào. Có phải là lúc này sát-na Tâm sinh và diệt hay đây là Nhân của Luân hồi sinh tử sau này khi thân hoại mạng chung?
2. Những người hành Thiền Vippasana sau khi chết đi và nếu được tái sinh làm người thì kiếp sau có được cơ hội tiếp tục Thiền Vippasana không?
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 27-09-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy. Dạo trước, con hay quán nghiệp theo cách: thấy tâm loạn, không diệt trừ, biết là do nghiệp và chân thành sám hối. Nhưng con thấy quán nghiệp như vậy cũng không có kết quả lắm vì tâm bất thiện vẫn khởi liên tục. Vọng niệm vẫn cứ dắt con đi. Con không biết cần áp dụng Pháp nào để hỗ trợ được ạ?
Và gần đây, khi con phát hiện trong tâm khởi lên bất thiện pháp, con thấy nó là bất thiện pháp, con không làm theo bất thiện pháp này, và kiên quyết loại bỏ nó. Vậy có phải là con đang "ức chế tâm" không ạ?
Con thành kính lạy thầy ạ!
Ngày gửi: 25-09-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy, có điểm con chưa rõ lắm, mong thầy hoan hỷ giúp con ạ.
1. Trong Tam vô lậu học: Giới-Định-Tuệ thì hành giả chỉ tu tập trên Giới, còn phần Định và Tuệ thì không cần điều chỉnh hay tác động phải không ạ?
2. Có tu sĩ cho rằng, do có Định mới sinh Tuệ, vậy nhất thiết phải tu định trước rồi mới tu Thiền tuệ sau. Vậy đúng hay sai thưa thầy?
Mong thầy bớt chút thời gian chỉ giúp con ạ.
Con thành kính lạy thầy ạ!
Ngày gửi: 25-09-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy.
Từ trước đến giờ con vẫn thường nghe thầy hoặc nhiều Tăng Ni khác nhắc đến 6 căn tiếp xúc với 6 trần, thí dụ như mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh..., nhưng con chỉ hiểu vậy thôi. Chỉ mấy hôm nay con mới thực sự biết được bản năng của mắt là để nhìn, cũng như bản năng của bao tử là để tiêu hóa thức ăn và bản năng
của lý trí là để so sánh, lý luận, kết luận... Chuyện rất đơn giản và dễ dàng như vậy nên con nghĩ là con đã hiểu biết từ lâu, nhưng hóa ra con chẳng biết gì cả! Câu hỏi của con là làm sao thầy giải thích được sự việc mình tưởng là mình đã biết nhưng thật ra mình chẳng biết gì; và có khi mình không biết nhưng mình lại có thể biết?
Câu hỏi thứ hai của con là, sau khi hiểu được chức năng của 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần rồi thì có phải mình lắng nghe và học hỏi từ chúng để không bị chúng điều khiển hoặc có thể sử dụng được chúng mà không bị dính mắc? Con đang hiểu biết mù mờ. Xin thầy khai thị cho con hiểu thêm. Thành kính tri ân thầy. chúc thầy sức khỏe thật tốt để dìu dắt chúng con.
Ngày gửi: 23-09-2010
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trước đây con tu thiền định, sau đó con gặp một khủng hoảng đi đến bệnh trầm cảm. Nhờ thầy nhắc pháp Thất giác chi con đã phấn chấn trở lại. Sau khi hồi phục, trở lại bình thường, con thấy mọi thứ rất rõ ràng, pháp gì đến trong tâm hay ngoại cảnh đều minh bạch cái nào ra cái nấy. Con chỉ nhận biết vậy thôi, không có phản ứng gì cả, giống như người du ngoạn vậy.
Nhưng không hiểu sao sau đó con lại rơi vào trạng thái không còn phân biệt gì cả, chỉ thấy cái gì thì thấy cái đó thôi, không có ý niệm trong ngoài gì nữa, có vẻ như trơ trơ vậy, nên con muốn trở lại trạng thái như lúc mới hết bệnh. Con xin thầy chỉ cho con những trạng thái đó là trạng thái gì và con phải tu tập như thế nào cho đúng?
Ngày gửi: 23-09-2010
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy, tại sao con nghe một số người nói là ngồi thiền mang lại nhiều phước đức đến cho mình? Xin thầy giải thích cho con.
Ngày gửi: 20-09-2010
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy, theo con biết là cái gì sinh thì nó sẽ diệt, vậy thầy cho con hỏi Chánh Pháp có thể diệt không? Nếu Chánh Pháp bị diệt thì tại sao mọi người lại tu tập theo Chánh Pháp đó bởi vì cái gì sinh diệt cũng chính là ảo ảnh. Xin thầy giải thích cho con.