loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-09-2010

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có quen một người bạn và người ấy có nói rằng: "Việc ngồi thiền không phải cốt yếu là ngồi lâu, nếu một người ngồi một giờ đồng hồ mà tâm loạn hay hôn trầm thì không bằng một người ngồi 30 phút mà tâm nhiếp được trong thiền định." Do đó người bạn này chỉ ngồi 30 phút và hướng dẫn cho những người khác mới tập cũng như vậy.
Con thầy rằng điều đó đúng chứ không có gì sai. Nhưng con nghĩ rằng: Nếu một người ngồi thiền cũng chừng ấy thời gian, mà tâm họ loạn thì vẫn thua một người cố gắng ngồi một giờ mà thỉnh thoảng tâm họ vừa có an định vừa có loạn chứ!
Hơn nữa nếu một người ngồi được 30 phút mà tâm họ an định được, thì chắc chắn người này có khả năng ngồi được lâu hơn nữa chứ không chỉ giới hạn trong 30 phút.
Bởi vì khi tâm có an định thì đồng thời có khinh an, mà đã có khinh an thì cũng phát sinh hỷ lạc và họ cảm thấy không còn đau đớn về thân, do đó có thể ngồi kéo dài thêm vẫn được!
Hơn nữa, với kinh nghiệm của bản thân, thì con thấy rằng khi mới bắt chân vào ngồi thiền thì những giây phút đầu tiên, tâm rất khó yên tĩnh. Nhưng càng về cuối, nhất là từ 30 phút trở lên thì tâm con mới có phần làm chủ được và yên lắng hơn.
Như vậy, việc tu thiền không quy định ở thời gian nhiều hay ít, mà quan trọng là sự khéo léo, uyển chuyển của mỗi người, để tìm cho mình một sự tĩnh tâm sáng suốt và đạt được chánh niệm tỉnh giác. Còn việc người ấy đạt tới đâu là do kinh nghiệm của tự thân và tự biết lấy, chứ người ngoài làm sao thấy được để mà so sánh hơn thua!
Con có những thắc mắc như vậy, kính nhờ Thầy chỉ dạy thêm để chúng con tu tập có kết quả hơn. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2010

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con được hỏi: Hiện nay có một vị tu hành tự xưng là đã chứng quả A-la-hán, điều đó đã tạo nên sự mến mộ của rất nhiều người vì họ cũng muốn tu theo phương pháp vị đó chỉ dạy để đạt được kết quả như vậy. Nhưng theo con hiểu: Việc tu để đạt kết quả giải thoát và làm chủ sinh tử ngay trong đời này là điều không hợp lý với nhân quả. Bởi vì mình đã gây tạo nghiệp nhiều từ vô thủy đến nay thì làm sao mà tu chỉ trong một kiếp rồi phủi sạch liền hết tất cả!? Hơn nữa, người tu mà ham giải thoát, ham đạt kết quả liền thì cũng rơi vào trạng thái tham, như vậy cũng là một chướng ngại lớn cho công phu tu tập.
Theo con nghĩ người tu quan trọng là làm chủ được tâm mình, không để vọng tình chi phối, dẫn dắt lang thang. Tu thì cứ tu tinh tấn theo trung đạo, không giải đãi buông lung để cho thân khẩu ý thanh tịnh, thân tâm an lạc ngay trong hiện tại là đúng, chứ tu mà phải gồng mình chiến đấu thật dữ dội không những chỉ tham lam mà còn dễ sinh bệnh nữa. Con không biết suy nghĩ của con như vậy có đúng không, kính mong Thầy giải thích.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2010

Câu hỏi:

Thua Thay, da tu lau trong tam con luon thay rang, cuoc doi nay chi la tam bo va luon bat toan. Moi bien co khong hay co the xay ra voi con bat cu luc nao. Thoat dau con rat lo lang va phien muon. Ve sau, su viec nay cang hien ra trong tam con thuong xuyen hon. No den voi con nhu mot loi canh cao hay nhac nho. Bay gio, that tinh con khong con muon nghi ngoi tinh toan nhieu o tuong lai, con chi biet hom nay la viec cua hom nay, ngay mai la viec cua ngay mai. Neu cuoc doi la tam bo va bat toan thi can gi lo lang so hai hay tinh toan muon phien nhieu? Va vi the ma con cung cam giac duoc la trong su "nhac nho" nay con kham pha ra duoc nhieu bai hoc rat qui bau, chi la chua duoc ro va thong suot cho lam ma thoi. La mot nguoi Thay Tri Tue va thiet thuc, xin Thay cho con them vai loi khuyen day. Thanh kinh tri an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy! Con thấy hình như hơi mâu thuẫn ở chỗ, người tu để không còn tham sân, nhưng thầy lại lấy cái không còn tham sân để tu (vì không còn tham sân xen vào cái thấy thì sẽ thấy được Pháp như thực, để trả lại nó như nó đang là...) Mong thầy hoan hỷ giải đáp giúp con ạ. Con cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2010

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con được hỏi 1) Con biết rằng khi xúc phạm đến một vị cao Tăng đức độ thì có tội rất nặng, vậy làm sao để hết tội? 2) Ăn chay niệm Phật để hồi hướng phước đến cha mẹ khi cha mẹ còn sống như vậy có thể hiện được chữ hiếu không? Và cha mẹ có được phước như hồi hướng đến người đã quá vãng không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy! Con có đọc ở 1 số trang web về tái sanh và luân hồi có đoạn viết như sau: "TÁI SINH: Nếu được tái sinh trở lại cõi người, thần thức của người ấy thấy cha mẹ tương lai của mình đang nằm với nhau. Nếu người ấy tái sinh thành người nam thì phát khởi tâm muốn chiếm hữu người mẹ mà rất ghét người cha. Nếu tái sinh trở thành người nữ thì ngược lại. Nhưng vì không thể thực hiện được ý muốn của mình, do đó họ nổi giận, chính cơn giận này đã làm chấm dứt thân trung ấm của họ và thần thức của họ được chuyển qua đời sống kế tiếp, bằng cách nhập vào bào thai của người mẹ và bắt đầu với hình dáng của một con người. Khi ấy tinh cha và huyết mẹ được kết hợp với thần thức của người ấy, họ tự nhiên và dần dần phát triển thành một con người."

Con không biết cách lập luận như vậy đúng hay sai, con cảm thấy không đúng nhưng hiểu biết của con hạn hẹp nên không biết chính xác là thế nào mong thầy giải thích cho con hiểu. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, là cư sĩ khi bước vào đường tu cuộc sống riêng cũng nhiều thay đổi. Khi con thận trọng, chú tâm, quan sát thì... ngay cả nhu cầu cuộc sống vợ chồng cũng vì thế mà biến mất. Con chẳng biết các cư sĩ khác có như vậy không? Thầy cho con lời giải đáp với ạ, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2010

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Kinh luật Phật giáo Nguyên thuỷ có cho phép người Tăng ăn ngũ vị (hành, ngò, tỏi, ...) không? Cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, nếu thiền được thúc đẩy bởi một động cơ thành tựu thì không phải là thiền thực sự mà chỉ là tạo tác của tham sân si. Vậy tại sao đức Phật lại hứa hẹn rằng nếu kiên trì tập luyện Tứ niệm xứ 7 năm, 7 tháng, 7 ngày... thì sẽ đạt quả vị này quả vị kia? Chẳng phải như vậy sẽ tạo nên một động cơ, một thành tựu (achievement) cho người tu tập theo đuổi sao? Xin thầy giải nghi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2010

Câu hỏi:

Thưa sư! Trong nhiều trường hợp con rất phân vân rằng mình đang hành động tuỳ duyên thuận pháp hay mình đang theo lòng tham và bản ngã của mình. Đứng trước những quyết định, con thận trọng chú tâm quan sát, nhưng thật khó mà đưa ra được một quyết định chính xác (tuỳ duyên thuận pháp). Con phải suy nghĩ mãi. Tính đi tính lại mà con đâu có thấy Pháp tự vận hành? Khi đó con rất sợ mình đưa ra quyết định theo bản ngã.
Trường hợp khác, khi con thấy thân con cũng là Pháp trong các Pháp thì tự nhiên trong con có sự cảm thông, tình thương khởi lên. Khi đó con cũng không rõ sự thông cảm và tình thương đó có phải là bản ngã hay con đang tuỳ duyên thuận Pháp thưa sư?
Kính mong sư hoan hỷ giải đáp giúp con ạ!

Xem Câu Trả Lời »