loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
1. Giới nói lên tình trạng của những sự trói buộc, giữ giới là buông ra những trói buộc. Giữ giới bằng nỗ lực của ý chí, lòng tin là đi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Nhưng giới phải đi kèm với tuệ thì mới thấy ra được vấn đề và không còn chạy theo những dính mắc và đối kháng cho nên giới là một thuộc tính chứ không phải là những qui tắc.
2. Định là tình trạng tâm vô vi vô ngã nghĩa là nếu không có tâm nào làm cho bất định thì tâm sẽ là chính nó, mà chính nó thì luôn định chỉ có bản ngã lý trí sinh lên hay tập khí từ vô thức sinh lên mới che mờ tính chất định của tâm. Như vậy khi tâm bất định không phải là tâm bất định mà là bản ngã đang hoạt động theo sự mê mờ của bản ngã.
3. Tuệ luôn đi chung với định, nhờ có tuệ phát hiện ra các tình trạng tâm làm cho tâm bất định nên tâm sẽ trở về tự tánh định và nhờ tâm định nên tuệ mới ngày càng thấy rõ ra các vấn đề thuộc về thân tâm và trần cảnh.
Tóm lại giới, định, tuệ là một không thể tách rời, không thể phân chia ra từng giai đoạn. Tâm điểm của vấn đề là buông xả, buông xả đúng mức là ngay tại đó buông ra tình trạng dính mắc hay đối kháng. Buông xả là một hoạt động vô vi vô ngã, buông xả là tình trạng tánh biết nhận ra bản ngã đang hoạt động. Buông xả không có cách thức buông xả, không có phương pháp buông xả. Buông xả mà không thêm bớt thì tâm liền tự ổn định và tánh biết liền thấy rõ tình trạng của thân tâm. Nhưng bản ngã luôn luôn thêm bớt tức là bản ngã luôn sinh lên để che mờ lại tình trạng sau buông xả cho nên tâm chưa thể trở về với gốc. Nếu buông xả mà hoàn toàn vô vi vô ngã thì những tâm sinh lên tánh biết đều thấy và tâm tự ổn định hoặc không có tâm nào sinh lên để che mờ nữa. Như vậy buông xả rồi mà vẫn chưa trở về là do buông xả chưa thực sự vô vi vô ngã. Mà hoạt động buông xả vẫn còn là hữu vi hữu ngã có thể thô hoặc vi tế cho nên bản ngã mới có cơ hội chen vào.
Con chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2016

Câu hỏi:

Kinh thưa Thầy!
Trong thời gian gần đây con trải nghiệm moi sự đau khổ trên thân này. Hôm nay con nhận thấy rằng trong khi mình thật trọn vẹn trên cái khổ chính là niềm an lạc tuyệt vời, với điều kiện không nên khởi lên bất kì tâm nào để đối kháng hay loại bỏ gì cả chỉ tron vẹn thôi thì sẽ thấy ngay sự an lạc. Con thấy pháp thật ngộ nghĩnh quá Thầy nhỉ.
Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho chúng con những bài pháp thật tuyệt vời.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin nhờ Thầy chỉ dạy cho con.
Vì lý do sức khỏe nên con đã tự học và thiền mở luân xa theo phương pháp vòng Tiểu chu thiên (qua mạng). Khi các luân xa mở được một phần, nhờ cơ duyên nên con được nghe lời chỉ dạy của Thầy qua các Bài pháp thoại. Con đã nghe toàn bộ phần Pháp thoại 1 lần (buổi đêm nằm nghe, quan sát thân - tâm). Từ đó đến thời điểm này được hơn 1 năm và mọi sự hiện tại là thân hết bệnh, tâm an lạc hơn, các luân xa có Hội âm, Bách hội Luân xa 4 sau lưng có cảm giác mở rất nhiều không còn bị cảm giác bị tỳ đè khi thiền nữa, các luân xa khác đều đã mở, huyệt Lao cung và Dũng tuyền cũng mở tương đối nhiều. Thời điểm huyệt lao cung mở con có cảm giác rát bỏng lòng bản tay khoảng 2 tháng còn khi Dũng tuyền mở thì cảm giác ngứa, kim châm.
Hiện nay con đang nghe lại lần 2 phần Pháp thoại của Thầy và có cảm giác thấy ra nhiều hơn hẳn so với khi nghe lần đầu. Vì con thiền nằm nên bây giờ cứ nằm là vòng chu thiên lại chạy và cứ mở dần các huyệt hoặc luân xa khác trên thân. Các hiện tượng mơ ngủ hoặc thấy gì đó thì hầu như không còn và nếu thấy thì rất sáng rõ. Con thấy mình phản ứng tương đối nhanh và thông minh hơn. Nhưng con vẫn còn băn khoăn ở phần khi quan sát thân tâm cũng là lúc vòng chu thiên chạy nên các hiện tướng nổi lên trên thân hầu như là của việc vòng chu thiên hoạt động mạnh nên con có cảm giác gặp khó khăn khi thả lỏng thân tâm như Thầy dạy rỗng rang - lặng lẽ - trong sáng. Con nên điều chỉnh thế nào?
Kính xin Thầy chỉ dạy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2016

Câu hỏi:

Mô Phật.
Bạch Thầy! sau một thời gian học hỏi những lời Phật dạy từ Thầy, con thấy hiện tại con an lạc lắm. Để không bỏ mất từng giây phút quý báo này mong Thầy cho con biết con nên làm gì để tiếp nối và phát huy lời dạy của Đức Phật trong cuộc sống con hiện tại. (Hiện con là giáo viên. Con mới vừa đi làm nay con được 24 tuổi rồi thưa thầy).
Con muốn được đem những phút giây an lạc đến những thế hệ học sinh mà con được dạy, mong thầy chia sẻ giúp con.
Con chúc thầy an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2016

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Ngũ ấm ma xuất hiện theo thứ tự sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm hay không? Mỗi ấm xuất hiện cả mười chướng ngại hay chỉ một số thôi?
Khi thấy ánh sáng con không để ý đến thì thấy nó vẫn lặp lại nên con ngồi quan sát nó với tâm tĩnh lặng thì một lát sau nó mất. Con làm như vậy có đúng không ạ?
Kính xin Thầy chỉ dạy cho con. Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con có tính nóng nảy từ lúc nhỏ và chỉ dám nổi nóng với người thân trong nhà và với những người yếu thế hơn con; khi nổi nóng là con la hét, dằn mâm xán chén rầm rầm và ăn nói khó nghe; còn với người ngoài con lại hay cười ai nói gì cũng cười, đặc biệt là với những người lạ và là người giỏi, có địa vị, có tài sản, có bề ngoài con không dám hó hé gì dù là một lời và có xu hướng che dấu tự ti, mặc cảm bằng thái độ có khi là rụt rè, nhút nhát, hầm hầm và có khi lại là thái độ bài xích, coi khinh họ. Với người yếu thế, con ăn nói rất mạnh dạn nhưng chỉ cần trong nhóm yếu thế đó xuất hiện ít nhất một người giỏi là con lập tức bị đóng băng và trở nên nhút nhát, ngại ngùng.
Tâm tính này khiến con bị cản trở trong nhiều tình huống xã hội như phát biểu ý kiến trước 1 nhóm hay 1 đám đông, con nhớ hồi đi học có lần bị gọi đứng dậy và mặc dầu biết câu trả lời nhưng con như bị đóng băng toàn thân, não và quai hàm cứng lại, lồng ngực nóng ran, tim đau nhói, đầu nhức bưng bưng và con không thể nói 1 lời, cô vẫn để con đứng đến khi trả lời mới được ngồi vậy mà con đứng như thế gần 10ph mà vẫn không nói được lời nào. Điều này khiến con rất vật vã với những môn học đòi hỏi phải thuyết trình, hay những môn đòi hỏi phải thảo luận thì con vắng mặt vì không chịu nổi tình huống đó. Khi đi làm, điều này càng khiến con trở ngại và bế tắc khi trước những buổi họp, báo cáo hay phỏng vấn, từ lúc nhận thông báo cho đến lúc họp thì cái trạng thái đóng băng đó lại xuất hiện và con không thể tập trung chuẩn bị. Tình trạng này còn xuất hiện khi con phải sử dụng điện thoại trước mặt người khác, con chỉ có thể nói chuyện được khi con đi ra ngoài 1 mình con hoặc là khi trong phòng không có ai; hay khi gọi cho người lạ có khi con không nói được tiếng nào. Ngay cả khi biết đến Đạo, đáng lẽ ra con nên thân cận với bậc thiện tri thức để học hỏi và xin giúp đỡ thì tình trạng đóng băng trên lại chiếm lĩnh và con thấy mình rất thấp kém nên không dám tiếp cận. Chính điều này khiến cho cuộc sống của con rất khó khăn.
Hiện tại tâm trạng của con rất là nặng nề, lừ đừ, bất an, náo động, người lúc nào cũng mệt mỏi và nóng ran, đầu óc con cứng đờ và chậm chạp, khó giao tiếp, tự cô lập và ngày càng sân hận. Buổi tối con rất khó ngủ, hôm nào cũng ngủ trong căng thẳng, vật vã và mộng mị.
Xin Thầy cho con lời khuyên, con thấy bế tắc quá Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, con không biết với mọi người hạnh phúc là phải thế nào, nhưng với con hạnh phúc là có một người Thầy để mình được gọi hai tiếng Thầy ơi, đặt niềm tin trọn vẹn ở Thầy, và được Thầy tin tưởng. Nhiều khi trong con cuồn cuộn, gầm rú như những cơn sóng đang cuộn vào bờ Thầy ạ, khi ấy Thầy biết không con chỉ muốn có một người Thầy để chạy đến thật nhanh, òa vào bên Thầy và kể cho Thầy về những con chim đang bay giữa bầu trời rồi bị lạc đàn và những chú gà con đi kiếm ăn rồi bị lạc mẹ, nhưng với con đấy lại chỉ là suy nghĩ và im lặng Thầy ạ.
Nhân vào mùa an cư kiết Hạ, con xin viết mấy câu thơ dâng lên Thầy ạ.
Bửu Long lồng lộng Đất Trời
Cây xanh chim hót thảnh thơi Đạo tình
Ngước lên ngập ánh bình minh
Cúi nhìn cỏ đá lung linh sương mờ.
Con chúc Thầy một mùa an cư trọn vẹn và tròn đầy tình Đạo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy.
Con ở nhà với cha mẹ 1-2 năm nay có tập thói quen ngồi thiền vào lúc khoảng 6 giờ tối nhưng chưa được thầy ạ. Cứ tập thể dục xong, chuẩn bị vào ngồi 15 phút thì rất thường xuyên ngay lúc đó cha mẹ lại hỏi ăn cơm đi. Cha mẹ rất hay cản trở như vậy làm con rất khó chịu và đôi lúc lời qua tiếng lại. Bây giờ con có phản xạ bất an ức chế ập đến mỗi khi khởi tâm ngồi tĩnh tâm lúc 6 giờ chiều. Con không hiểu là có điều gì chi phối vậy Thầy ạ? Con thực hành gì sai, ở nhà không có ai làm nên làm khác vậy có gây cản trở phải không Thầy ?
Con càng nói chuyện sắp xếp với cha mẹ nó lại càng mất tự nhiên mỗi khi con ngồi và con thường cảm thấy bực bội căng thẳng? Con nói giờ giấc cụ thể thì cha mẹ lại kêu tùy hứng chứ không thể cố định.
Vậy dời thời gian vào sau khi ăn no thì có tốt hơn không thưa Thầy?
Làm sao để xen kẽ thiền vào cuộc sống tại gia được thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Con cám ơn Thầy đã mở thông cho con.
Với người tu, dù là Cha Mẹ hay Thầy Tổ của mình thì cách xử sự trong sự tương giao vẫn là tốt nhất, còn nặng về mối quan hệ là còn ràng buộc phải không Thầy?
Và cách trả ơn tốt nhất với những người mình đã mang ơn là sống “tuỳ duyên thuận Pháp” phải không Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạch Thầy, cho con được hỏi, trong Tứ Niệm Xứ, mục quán pháp có nói quán nội tâm ta có tham là sao?
Con cảm ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »