loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Qua sự hướng dẫn của con trai con con mới biết có trang Trung Tâm Hộ Tông giải đáp những điều liên quan đến Phật Pháp. Nay con có một điều muốn hỏi, trước tiên con xin lỗi vì trình độ con có hạn, chỉ học hết lớp 6 mà thôi, nếu nói không được rõ ràng xin Thầy thứ lỗi cho. Hiện nay hàng đêm con đều không ngủ được, do sau 23 ngày giải phẩu cột sống bị thoái hóa. Xin Thầy vui lòng chỉ dẫn cho con theo nguyên lý Phật pháp.
Thành thật cảm tạ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Khi một niệm khởi lên làm sao phân biệt được đó là vọng niệm hay là chánh tư duy?
Có phải niệm nghĩ chuyện quá khứ, tương lai là vọng? Và niệm mang lại lợi ích cho mọi người là chánh tư duy?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ thầy tôn kính.
Thưa thầy xin thầy cho con được nói lên cái hiểu của con về câu nói của thầy: “Tu là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi”. Ở bài trình pháp trước thầy nói con hiểu đúng nên con có tự tin hơn, con xin cám ơn thầy. Bài trình pháp này con muốn chia sẻ trải nghiệm tu tập của con với bạn đạo với hy vọng sẽ hữu ích. Nếu con viết có chỗ nào sai xin thầy điều chỉnh giúp con.
Con xin đặt ra 2 vấn đề:
Vấn đề 1: Tại sao phải điều chỉnh nhận thức và hành vi?
Vấn đề 2: Ai điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào?
Con xin trình bày:
Nhận thức và hành vi có 2 trường hợp, trường hợp thứ nhất là nhận thức và hành vi của người đã giác ngộ. Nhận thức và hành vi này khi ứng ra đời sống là tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Trường hợp thứ 2 là nhận thức và hành vi của bản ngã. Hay nói dễ hiểu hơn đó là nhận thức và hành vi của người chưa thấy ra sự thật. Loại nhận thức hành vi này là nguyên nhân của phiền não khổ đau, thông thường biểu hiện dưới 4 dạng: Tưởng là, cho là, phải là, sẽ là.
Một người sống trong xã hội phần đông ai cũng hiểu được các giá trị đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội và đặc biệt là những người tin và hành theo những chuẩn mực tôn giáo mà họ tin tưởng. Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn con thấy hầu như mọi người qui y chính bản ngã của mình. Cho nên kết quả là hiểu theo ý mình và hành theo ý mình. Từ đó dẫn đến những quan điểm đạo đức bất đồng. Như vậy không thể dựa vào những khuôn mẫu đạo đức có sẵn, những khuôn mẫu đạo đức ấy cho dù là chân lý đi nữa thì mình cũng sẽ nhào nặn chân lý ấy theo kiểu bản ngã cho là.
Con có một cách để nhận diện được thế nào là nhận thức đúng và hành vi đúng. Nhận thức và hành vi nào mà không đem lại phiền não khổ đau mà chỉ giác ngộ giải thoát thì nhận thức và hành vi đó hợp với đạo, thuận pháp. Tóm lại nhận thức đúng và hành vi đúng chỉ có thể tìm thấy nơi chính mình, tự mình trải nghiệm và thấy ra.

Vấn đề còn lại là ai điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào? Nếu bản ngã điều chỉnh (Tôi tu) thì khuynh hướng sẽ là hướng thiện, đạo đức theo một chuẩn mực nào đó. Ngược lại nếu không có ai điều chỉnh và không có phương pháp điều chỉnh thì đó là pháp tự vận hành, nói dễ hiểu hơn là không có cái bản ngã (tôi tu) chen vào thêm thắt mà tánh biết tự thấy pháp và đặc biệt là tánh biết tự điều chỉnh.
Vấn đề tánh biết (Vô ngã) điều chỉnh dễ nhận diện nhất là khi cuộc sống mỗi người gặp phải những nghịch cảnh, khó khăn thì lúc này là lúc nhận diện mọi sự mọi việc từ trong ra ngoài rõ ràng nhất. Bên ngoài là sự việc đang xảy ra, bên trong là phản ứng nội tâm của lý trí (bản ngã): Đánh giá sự việc bằng những phán đoán mù mờ, lo lắng, bất an, tim đập mạnh, tìm cách này hay cách khác để giải quyết vấn đề và xử lý nhanh tình trạng tâm khó chịu… Với con lúc này chỉ cần làm một việc là buông cái bản ngã (lý trí) xuống đừng tin vào nó, hãy nhường chỗ cho tánh biết soi sáng từ trong ra ngoài. Nghĩa là thấy nội tâm đang phản ứng trước hoàn cảnh như thế nào, thấy nội tâm thì cũng sẽ thấy hoàn cảnh, khi thấy rõ rồi thì tâm sẽ tự an, khi tâm an thì mới nhận thức đúng, khi nhận thức đúng thì sẽ tư duy đúng. Trong tiến trình này cần phải nhẫn nại vì có hoạt động của bản ngã thì sẽ có phiền não khổ đau nhưng điều đó không là gì cả khi tánh biết phát hiện ra tiến trình tâm này chỉ là ảo, chỉ là thói quen, chỉ là tự mình trói buộc mình. Khi phát hiện ra thì rõ ràng không còn bị bản ngã đánh lừa và tất yếu sẽ chuyển hóa nhận thức và hành vi trên vấn đề đó, sự việc đó.
Tóm lại tu đúng là không có ai tu và không có phương pháp nào có thể áp dụng cứng ngắc mà chỉ có tánh biết tự thấy ra và tự chuyển hóa. Ngoài ra con cũng có một cách để nhận diện lúc nào là bản ngã hoạt động và lúc nào là tánh biết tự vận hành. Có một ý khởi lên mà chủ quan thì đó là bản ngã hoạt động, khi không có ý nào khởi lên mà vẫn thấy biết thì là tánh biết hoạt động, trên sự thấy biết thực đó mà tư duy thì đó là chánh tư duy.
Bài viết dài quá phải không thầy? Xin thầy hoan hỷ đừng trách con. Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa Thầy, đối với giáo lý Đức Phật thì con hoàn toàn tin tuyệt đối, nhưng còn 1 điều làm con nghi hoặc và con nghĩ cũng có nhiều người thắc mắc như con, nên hôm nay con trình câu hỏi này mong Thầy giải đáp cho chúng con ạ.

Con được nghe thầy giảng Thiền Tông phát huy lại giáo lý Nguyên Thủy của Phật Giáo, bên Thiền Tông hay dùng từ "Phật tánh", theo con hiểu thì đó là "tánh biết" mà Thầy hay dạy. Thiền Tông dạy tất cả chúng sanh điều có Phật tánh (tánh biết), Phật tánh vốn thanh tịnh sáng suốt nhưng do "nhất niệm vô minh" khởi lên mới thành chúng sanh luân hồi trong sanh tử, vậy con thắc mắc trước khi hình thành chúng sanh và thế giới thì tất cả chúng sanh điều là Phật sao, mà do "nhất niệm vô minh" khởi lên mà thành chúng sanh đi trong luân hồi.

Con thấy điều này là vô lý, đã có Phật tánh thanh tịnh sáng suốt thì sao có thể bị vô minh che mờ được để đi trong luân hồi, vậy Đức Phật chúng ta đã thành Phật có khi nào Ngài cũng lại "nhất niệm vô minh" để tiếp tục thành chúng sanh mà đi trong luân hồi và cứ tiếp tục như vậy. Vì vậy mà con biết bên phật giáo Nguyên Thủy không tin có "Phật tánh", nhưng nếu không thừa nhận tất cả chúng sanh đều có Phật tánh (tánh biết) mà "Phật tánh (tánh biết)" tu mới có thì theo giáo lý nhà Phật "Phật tánh (tánh biết)" ấy do duyên hợp mà có thì sẽ bị vô thường, vậy sao có thể thành Phật thoát khỏi luân hồi sanh tử, sao có Niết-bàn?
Đây là thắc mắc bấy lâu nay của con, mong Thầy từ bi hoan hỷ giải đáp cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Vấn đề của con là tại sao khi hành thiền lại bị mất kiểm soát thân và tâm. Nói, cười, khóc đan xen nhưng lại không biết. Vậy thì có pháp đối trị không và thoát ra khỏi tình trạng này như thế nào mà không cần đến bệnh viện tâm thần. Trường hợp này có phổ biến đối với hành giả tu thiền không?
Kính tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Con xin Thầy giải đáp thắc mắc giúp con về phương pháp thiền ạ.
Có phải để tiến đến thiền tuệ thì bước đầu tiên phải thực hành thiền định, chú tâm vào một đề mục như hơi thở chẳng hạn, để cột tâm của mình không phóng dật phải không ạ?

Khi con hành thiền, có những lúc con cảm thấy rất an tĩnh, rồi lại giật mình nhận thấy mình đang chuẩn bị bước vào hôn trầm, rồi lại thấy ý nghĩ sinh khởi, và tâm mình chạy theo những ý nghĩ đó, bắt từ cái này qua cái kia. Khi đó con tự nhủ tâm đang phóng dật và trở về nhận biết hơi thở ra-vào. Thế nhưng tâm con liên tục xao động và hơi thở cũng không điều hoà, con nhận thấy mình đang cố gắng cột tâm vào hơi thở, không cho nó chạy theo ý nghĩ, và cái ý định cột tâm lại đó khiến con thấy khó chịu và xôn xao trong thân, nhất là thấy nóng bụng, thấy xốn xang và khó chịu. Lúc đó con giật mình và niệm "sân rồi, mình đang mong cầu an lành, và mong cầu không được nên sân rồi"... Cứ thế mà buổi hành thiền của con cứ trạo đi trạo lại những cảm thọ như thế, có khi yên tĩnh, có khi phóng dật, có khi hôn trầm, có khi khó chịu.
Xin Thầy chỉ bảo thêm giúp con để biết con sai sót gì và nên thực hành như thế nào ạ. Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư.
Con nghe các băng đĩa của Sư, Sư có giảng quán về cái chết. Như vậy chủ đề giảng có bi quan quá không? Nếu có tích cực, xin Sư giảng cho con các mặt tích cực khi ta thường xuyên quán về cái chết.
Con xin cảm ơn Sư nhiều. Chúc Sư mạnh khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Con có câu hỏi mong Thầy giúp đỡ.
Thưa thầy con vẫn chưa thông lý về Tướng nên vô sự vẫn chưa thông.
1) Tướng là do Tưởng sinh có phải là những gì mà mình gọi là: cái bàn, cái ghế...? (nó bao gồm có: hình tướng + khái niệm).
2) Tướng do tưởng sinh có phải là vọng tướng?
3) Cái mình thấy (là do giác quan tiếp xúc với trần cảnh) thuộc về giác tri, nó không có khái niệm, thấy chỉ thấy thì có phải là thực Tướng không?
4) Theo như con hiểu, khi vào sự chỉ thấy Thực Tướng KHÔNG Vọng Tướng là Vô Tướng đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy tôn kính.
Thưa Thầy xin thầy cho con được nói lên cái hiểu của con về câu nói của Thầy: “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" vì con nhận thấy câu nói này tuy dễ hiểu nhưng không hề dễ làm. Con xin lỗi là vì con chỉ nói trên cái hiểu của con chứ chưa phải là điều Thầy muốn nói.
Trước hết con nhận thấy đây là câu nói theo đúng tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Câu nói này không nói lên một tình trạng đạt được một trình độ thiền định hay một khả năng mà là sự giác ngộ chân lý trên chính đời sống tục đế đầy những phiền não khổ đau và bất toàn. Câu nói này thể hiện mục đích tối thượng của đạo Phật, mà cụ thể là ở pháp thiền Thầy đang hướng dẫn chúng con.
Câu nói này theo con hiểu nó bao hàm một số ý nghĩa sau:
1. Mình là nơi nương nhờ của chính mình thì mới có thể ung dung tự tại trước những biến cố đời sống.
2. Thái độ tâm hoàn toàn rỗng lặng, trong sáng và trọn vẹn với thực tại, luôn sẵn sàng ứng tiếp với thực tại nên không chạy trốn thực tại, không đối kháng thực tại, không thụ động trước thực tại và không đắm chìm trong thực tại.
3. Là một ẩn số đã được giải mã, là bí quyết sống chân chính của con người phải nên như thế nào khi ứng tiếp với cuộc sống đầy những bất an, lo sợ, phiền não khổ đau.
4. Câu nói này không phải là đích đến để rèn luyện mà nó đang mô tả cái bản chất thực là không phải thay đổi hoàn cảnh, hay rèn luyện để có khả năng đối kháng lại mọi khó khăn trong cuộc đời mà ngược lại là chấp nhận và tôn trọng mọi việc đến đi trong đời bằng thái độ chánh niệm tỉnh giác.
Thưa Thầy nếu con hiểu sai ý Thầy, xin Thầy bỏ qua và đừng đưa lên mục hỏi đáp.
Con chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa Thầy cho con được hỏi: Đức Phật dạy tất cả các pháp điều vô ngã, nhưng khi Đức Phật miêu tả về Niết Bàn, Đức Phật lại dạy có cái không sanh, không hữu, không tác, không thành, có nghĩa là cái đó nó tự có vậy, vốn không được sanh, nó tự có chứ không phải là duyên hợp mà có. Vậy cái Đức Phật nói đó là nó có tự ngã chứ sao tất cả các pháp là vô ngã đúng không Thầy, mong Thầy hoan hỷ giải đáp để cho con và những người học Phật được hiểu rõ hơn mà củng cố niềm tin vào Phật pháp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »