loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-05-2016

Câu hỏi:

Con đọc pháp thoại thấy Thầy có lịch đi Huế, tiện thể Thầy cho con xin thông tin thời gian Thầy lưu lại Huế để con tiện đến đảnh lễ (con ở Quảng Trị).

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2016

Câu hỏi:

Con Xin đảnh lễ Thầy. <p>
Con rất hoan hỷ khi viết những dòng chữ này để được đảnh lễ Thầy. Đây cũng là lần đầu tiên con viết những dòng tâm tư để gửi Thầy. Thưa Thầy, con đã có ý muốn viết để trình Pháp thầy sau 2 năm con hành theo pháp mà thầy đã hướng dẫn trên mạng. Và con cảm thấy giờ đây con không còn muốn hỏi Thầy hay trình pháp với Thầy nữa, con thấy mình thật may mắn được nghe pháp mà thầy hướng dẫn. Đó cũng đủ để con hành không hết rồi ạ. <p>

Con xin dừng, những lời lẽ này không diễn tả được niềm hạnh phúc chân thật mà con được nhận từ những gì Thầy hướng dẫn. Con ở Hà Nội khi có duyên được đảnh lễ Thầy con sẽ không bỏ lỡ ạ. Con Cúi Xin Đảnh Lễ Thầy Và con xin thầy có thể đặt tên cho con được không ạ? <p>
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy! <p>
Lâu rồi con không có dịp về Tổ Đình để ghé thăm Thầy hay nghe Thầy giảng pháp... Nhưng dù đi đâu, ở đâu, làm gì thì trong con cũng vẫn khắc ghi những lời giảng của Thầy, những tinh yếu của Đạo mà với con nó đã được Thầy gói gọn trong tám chữ giản dị mà vô cùng uyên thâm "Tùy duyên, thuận pháp, vô ngã, vị tha" và trong mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ con đều tỉnh thức sống trong tinh thần ấy. <p>
Mong sớm có dịp con được về thăm Thầy, Vị Bồ Tát của lòng con! <p>
Vài dòng con kính thăm Thầy. Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục dìu dắt chúng con trên con đường tu tập.
Con kính đảnh lễ Thầy! <p>
Con, Hương Tuệ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Tam Bảo. Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Kính bạch Thầy, hôm qua chúng con có phước báu được nghe Thầy giảng về Tam Quy, bài giảng như tiếng đại hồng chung làm cho tâm con chấn động. Thầy cho con thấy được cốt lõi của Đạo, thấy đươc Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo và Minh Sát Tuệ qua sự thực hành Tam quy. Đoàn chúng con ra về ai cũng hoan hỷ. Con thành tâm kính tri ân Thầy. <p>
Kính bạch Thầy cho con hỏi chừng nào có trà Đạo ạ, con luôn mong được nghe lời giảng cùa Thầy, vị cha tinh thần của chúng con. Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy! <p>
Thưa Thầy, hôm trước con có gặp lại một cô cùng tham dự khoá thiền thứ 15 với con, cô chia sẻ là lúc tham sân si cô biết cô tham sân si nhưng nguyên nhân dẫn đến tham sân si thì cô quan sát hoài không thấy. Con biết mình chưa thể chia sẻ những trải nghiệm của mình làm sao để cô có thể hiểu mà không bị rối nên con khuyên cô nên vào mục hỏi đáp trên trang trungtamhotong.org để đặt câu hỏi và được Thầy hướng dẫn. Hôm nay con xin phép chia sẻ điều này lên mục hỏi đáp với những gì con thấy ra hi vọng có thể giúp ích phần nào cho cô ấy và nếu như có điều gì đó cần điều chỉnh xin Thầy chỉ dẫn thêm cho con ạ. <p>
Thưa Thầy, từ khi con biết ứng dụng Thận trọng chú tâm quan sát trong đời sống một cách đúng đắn con dần phát hiện ra nhiều điều mới mẻ nơi mình. <p>

Nguyên nhân dẫn đến tham sân si đó là thói quen trong đời sống, thói quen của nhận thức, chính những thói quen này tạo nên những hành động cho là, nên là, phải là... với mong muốn mọi sự đạt được như ý. Mới đầu nghe Thầy hướng dẫn Thận trọng chú tâm quan sát bằng ví dụ uống nước, thời điểm đó con hiểu và áp dụng trong đời sống của con là làm việc gì thì chú tâm thận trọng quan sát trong việc đó như rửa bát, nấu cơm... Thời gian đầu là sự Thận trọng chú tâm quan sát của lý trí nhưng hành một thời gian đi vào tự nhiên không có sự cố gắng nhắc nhở từ lý trí, rồi hành thêm một thời gian nữa thì tâm con mở ra nhận thấy Thận trọng chú tâm quan sát không phải chỉ là trên một việc, một đối tượng nhất định nào mà là Thận trọng chú tâm quan sát tổng thể của thái độ tâm trong đời sống. <p>

Khi con trở về Thận trọng chú tâm quan sát nơi thái độ tâm con dần phát hiện ra trước nay con toàn sống ảo, ảo trong công việc, ảo trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ảo trong mối quan hệ vợ chồng... Lúc đầu sẽ thấy những nguyên nhân thô, từ từ sẽ phát hiện ra những nguyên nhân vi tế hơn và đó là một quá trình quan sát, chiêm nghiệm trong đời sống của chính mình. Tu là không phải là một điều gì to tát, lớn lao, chỉ đơn giản là trở về quan sát thái độ tâm nơi mình rồi từ đó tâm sẽ tự mở ra phát hiện nhiều điều vô cùng thú vị nơi chính mình, và nơi cuộc sống thực tại. <p>
Thưa Thầy, đôi lời chia sẻ của con, con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2016

Câu hỏi:

Con có câu hỏi này kính bạch thầy giải minh thêm. <p>
Thầy NH có thường dạy câu này trong lúc thở: "thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười" hoặc "thở vào tôi thấy tôi là núi, thở ra tôi cảm thấy vững vàng"... <p>
Vậy thì, cách thở trên là cách thở định hay cách thở tuệ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2016

Câu hỏi:

Kính thầy, <p>
Người ta muốn làm việc gì, bất kể việc đó là gì, người ta phải có năng lượng thúc đẩy, có năng lượng của tham muốn, của sân hận, của sự ngu dốt si mê, của sợ hãi, của tự ti, của tự tin... Rất nhiều hình thái năng lượng, tuy chúng vô hình nhưng nó tác động ghê gớm trong thế giới này. Thưa thầy, có phải tâm thức ô nhiễm lấy thân thể trong hình tướng để thoả mãn những khao khát dục vọng đó để rồi tiếp tục vướng vào mạng lưới này không bao giờ thoát ra cho đến khi họ thức tỉnh? <p>
Con nhận thấy có năng lượng của sự tĩnh lặng, không nghiêng trái nghiêng phải, không đạt tới, không sợ hãi, không... Nó vận hành vô cùng linh động mà tĩnh. <p>
Con thấy khi năng lượng trong câu nói, trong việc làm, trong đi đứng, trong mọi việc của đời sống,... không có bản ngã thì năng lượng đó không bao giờ bị dội lại bởi tâm thức ô nhiễm cùng dòng, không bị phản kháng lại như khi ta đấm vào bức tường. Thì ra có trật tự ẩn trong đời sống, trật tự của năng lượng tâm thức trong sáng, tĩnh lặng. <p>
Không có ai chết, không có ai sinh ra. Chỉ có tâm thức lấy dạng xác thân. (nhận định cuối cùng này có thể chỉ là tri thức do lý luận, con sẽ xem xét lại). <p>
Đôi điều con chia sẻ với thầy. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư! Con có bài thơ ngắn xin kính dâng Sư và trình bày cái nhìn của riêng mình. "Nắng chiếu qua khe cửa - Ngắm thực tại hiện tiền - Bụi trần chạy lăng xăng - Giữa hư không tĩnh lặng" . <p>

Con thấy khi mình tĩnh lặng nhìn mọi vật chung quanh mình thật đẹp. Có những thứ lăng xăng ở trong tâm cứ mỗi ngày mỗi phút giây nó sinh rồi diệt lúc nhanh lúc chậm như những vi trần vậy. Đôi lúc nó ở mức độ thô dễ nhận thấy. Nhưng đôi lúc nó cũng thật vi tế chưa kịp nhận ra thì đã mất tiêu. <p>

Thưa Sư! khi nào Sư mới bắt đầu giảng Pháp ở chùa Bửu Long vào mùa an cư, con có thể biết để tham gia nghe Pháp cùng với một số người bạn của con được không ạ? Con xin cám ơn và xin chúc Sư sức khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. <p>
Đầu tiên con xin cảm ơn lời khuyên của thầy, con đã đọc nó rất nhiều lần và con nhận ra rằng con đã quá tự ti về bản thân mình. Con đã luôn muốn được trở lên năng động hơn, tốt đẹp hơn, được mọi người yêu quý, muốn được thoát khỏi cái vỏ bọc của quá khứ nhưng con lại chưa làm gì cả để biến những điều mình muốn thành hiện thực bởi vì con cũng không biết mình nên bắt đầu từ đâu, càng thất bại con lại càng tự ti, con luôn so sánh mình với những người giỏi giang hơn và thấy mình thật bất tài và thậm chí con đã ghen tị với họ... Con đã rất ích kỉ phải không thầy? Con sẽ cố gắng để thay đổi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Con sẽ luôn nhớ một điều thầy dạy đó là cố gắng làm thật tốt từ những việc nhỏ nhặt nhất và những việc con có thể làm. <p>

Cuối cùng con xin cảm ơn thầy đã lắng nghe những lời tâm sự của con và con xin chúc thầy luôn mạnh khỏe và hạnh phúc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Con xin thành tâm đảnh lễ thầy. Mong quí thầy cô lúc nào cũng dồi dào sức khỏe. <p>
Đợt rồi khi thầy nói con nên quên hơi thở đi mà chỉ tập trung vào sự thở vào thở ra của thân, kèm với việc ngủ đủ giấc. Con đã cố gắng thực tập 2 điều trên kèm với tiếp tục thực hiện chánh niệm và buông xả theo lời thầy, con ghi nhận các điều sau đây: <p>
1. Trước kia lúc nào cũng cố gắng tập trung vào hơi thở nên con rất mệt và nhức đầu, giờ này con chỉ chú tâm nhẹ nhàng vào thân với sự thở ra thở vào nhẹ nhàng nên nó rất dễ chịu và nhẹ nhàng.
Nhưng đôi lúc con thấy nó kỳ kỳ, vì hồi trước chú tâm miên mật thì nó rất an lạc, còn bây giờ con cứ có cảm giác là nhẹ nhẹ, nhàn nhạt như ăn cơm trắng.
Xin thầy cho biết con phải làm sao? <p>

2. Con vẫn thực tập sự chánh niệm và buông xả theo lời thầy, con thấy khi con ăn cơm, đánh răng hoặc mặc quần áo thì con tập trung tự nhiên vào những công đoạn trên hơn, không còn phải cố sức như trước nữa. Và con cũng thấy rằng chánh niệm là hạnh phúc, suy nghĩ lăng xăng là khổ. Khổ nỗi con vẫn thích lăng xăng, và tự tạo ra những việc lăng xăng... <p>
Xin thầy cho con biết con nên làm gì tiếp theo ạ?

Xem Câu Trả Lời »