loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Đối với tà kiến, tà niệm thì mình sẽ xử lý như thế nào ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy. Con xin trình pháp Thầy và kinh nghiệm chư huynh đệ đồng đạo.
Trước giờ con cứ nghĩ Đạo là một cái gì đó xa xôi. Cứ cố gắng làm việc, đọc sách rồi nghe giảng Pháp để tỏ tường ra. Nhưng ngày một căng thẳng và nặng nề. Thế rồi một ngày con đi làm. Quan sát anh em làm cùng, nhất là anh em miền Trung trạc tuổi con hoặc hơn con chừng 5,7 tuổi, đang thế hệ trẻ dẻo dai cống hiến, tự hỏi sao họ làm việc tốt và bền bỉ thế? Quan sát nề nếp, tác phong, cách họ làm việc, sắp xếp cơ quan, nơi ở. Hỏi xem anh em có dự định gì cho tương lai không? Các cấp học sau Đại học, chứng chỉ chuyên môn tay nghề? Con nhận được câu trả lời bất ngờ không như con nghĩ: "Không biết. Trước mắt cứ làm đi cái đã" của anh em trẻ. Hình như người ta chả biết có học Đạo gì không mà còn làm tốt hơn mình, sống Đạo còn hơn mình.
Rồi con đọc lại cuốn "7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" - Sean Covey - cuốn này không phải là bên Đạo. Có nói đại ý rằng. Hãy chăm sóc tâm hồn mình (có lẽ cũng tựa như Tâm bên Đạo Phật) như một vận động viên Olympic chăm sóc cơ thể anh ta. Hãy chăm sóc vệ sinh nó hàng ngày, cẩn thận còn không hãy tiết chế nó trước những thứ độc hại như rượu, cà phê, thuốc lá cũng như những thông tin không tốt cho nó.
Thế là con nghĩ ra một ý là thôi thì quay lại làm công việc nhà, rồi công việc. Nhà con trước giờ cũng rất sạch sẽ mà con vẫn lau dọn thường xuyên. Nhưng chỉ khác trước là mình dọn như bổn phận bắt ép phải làm, mặc dù là tự giác, làm như giải quyết chướng ngại, rồi cau có ngầm với người nhà như không ý thức. Làm xong cho sạch để nằm đó hưởng. Nay con làm như là một bổn phận đơn giản nhưng ý thức được rằng nó giúp mình vệ sinh dọn dẹp môi trường và bản thân, tốt hơn qua từng công việc, cho cả mọi người (chắc là Từ Bi rồi đó). Mình ngồi ở nhà, xốc vác, thường xuyên, mỗi ngày một ít (chắc là Tinh Tấn rồi đó), quan sát, sâu sát, có đôi chút cẩn thận (chắc là Chánh Niệm rồi đó). Rồi con cũng lên Chùa Viên Không xin quý Thầy cho vác đá xây chùa mà làm như thể đạt mục đích gì đó thì cũng như không.
Rồi dần dần có lẽ con sáng Đạo ra, mà chắc là như vậy. Con cảm nhận như là Đạo chẳng có gì xa xôi chỉ là xốc vác những công việc hàng ngày vậy thôi.

Hơn là trước con làm cho xong việc rồi về ngồi Thiền nghe Pháp gì đó cho nó xa xôi để rồi sáng Đạo, rồi ra ý nghĩa, mục đích cuộc đời, cống hiến xây dựng được gì cho quê hương thì nó quá xa xôi mà "vận công" mãi không ra.

Cứ làm tốt, xốc vác công việc hàng ngày lau chùi, lau dọn, nói vui là chăn trâu cắt cỏ gì đó cho tốt đi. Ngồi Thiền học Pháp gì đó ít ít thôi. Từ đó sáng Đạo ra, rồi mục đích cuộc đời từ đó cũng ra nhờ biết sống xây dựng và thấu hiểu bản chất cuộc sống, ngồi tu Đạo chút ít thôi.
Con rất thích bài kinh 38 Pháp Hạnh Phúc và bài Kinh người sống thế nào là không hoang phí cuộc đời - phó vương Vitasoka vấn đạo ngài Sangharakhitta.
Rồi con cũng hiểu ra dần rằng sao trước Thầy mắng con tập ngồi Thiền mà Cha Mẹ kêu ăn cơm sao không dọn cơm mời Cha Mẹ ăn.
Rồi có lần có Duyên gặp được Thầy. Thầy dạy "Chỉ cần giơ tay lên biết mình giơ tay lên là đủ"
Dạ con xin trình Thầy vậy. Có gì sai sót mong thầy Từ Bi chỉ dạy con thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thầy cho con được hỏi vài vấn đề con thắc mắc trong sự tu học ạ!
Con đọc kinh Tăng Chi Chương 10, Phẩm Song đối, mục Vô Mình có nói rằng thức ăn của Minh là 7 Giác chi, thức ăn của 7 Giác chi là 4 niệm xứ, thức ăn của tứ niệm xứ thân, khẩu ý đúng, thức ăn của thân khẩu ý là chế ngự các căn, thức ăn của chế ngự các căn là chánh niệm tỉnh giác, thức ăn của chánh niệm tỉnh giác là như lý tác ý, thức ăn của như lý tác ý là đức tin viên mãn, thức ăn của đức tin là nghe diệu Pháp, thức ăn của nghe diệu Pháp là Gặp bậc chân nhân.

1. Vậy chánh niệm tỉnh giác này có Phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác mà Thầy nói đến trong Tinh Tấn - Chánh Niệm - Tỉnh giác Thầy vẫn hay giảng không ạ?

2. Chánh niệm (trong chánh niệm tỉnh giác) trong bài kinh Tăng chi đó giống hay khác Niệm trong bài kinh Tứ niệm xứ, trong Thất giác chi, trong Bát chánh đạo ạ?

3. Tứ niệm xứ, Tứ diệu đế, Thất giác chi giống hay khác nhau? Trạch pháp có phải là chánh tư duy không?

4. Thầy dạy rằng khi thấy khổ đế, tập đế thì ngay đó là đạo đế, diệt đế. Vậy thì cần gì tu tập 4 niệm xứ, hay thất giác chi ạ?

Bạch thầy con thấy mơ hồ quá, sao càng nghe người khác giảng càng đọc kinh điển con thấy rối ren như cuộn chỉ. Xin thầy khai thị cho con.
Tại sao khi con gặp chuyện đau buồn con ngồi suy tư thấy rằng tất cả là do con tham ái, do con ảo tưởng... Ngay lúc đó con không buồn, không trách người khác nữa. Nhưng vài ngày sau, hoặc khi ngồi thiền sự đau buồn đó vẫn khởi lên lại, nó cứ dai dẳng và kéo dài trong 1 thời gian rất lâu con mới hết được. Nếu như Thầy dạy thì chỉ cần cảm nhận như nó đang là, quay lại cái thực, suy tư thấy được bản chất thì ngay đó là diệt đế, vậy tại sao con vẫn còn nhớ lại chuyện cũ và bị vọng động trong thời gian dài?
Con xin cảm ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Kính thầy, con của con chỉ sống được 7 năm nữa, bây giờ con cần làm gì?
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Con cảm ơn sư ông nhiều lắm ạ. Con biết mình hay vọng tưởng, hay phóng tâm, hay giao động nên cũng muốn mượn hơi thở làm đề mục chính làm điểm tựa để kéo tâm trở lại mỗi khi vọng tưởng xuất hiện dẫn dắt con đi lung tung lúc ngồi thiền (tức dùng phương pháp thiền định chế định tạm thời để bớt phóng tâm và giao động, vì tâm con quá giao động và vọng tưởng thì cũng không thể thấy thực tánh pháp). Nhưng theo lời thầy thì con không nên cố gắng đặt tâm nơi bụng mà cứ đưa về soi sáng hơi tự nhiên, không nhất thiết là phải ở mũi ở ngực hay ở bụng, không phải thấy chi tiết sự thở thế nào theo ý muốn mà chỉ nhận biết và quan sát cái chung tổng thể của sự thở, để trở về với thực tại trước. Như vậy có đúng không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Kính trình thầy,

Đã hằng sa kiếp mê mờ
Phút giây bừng tỉnh ai ngờ ngay đây
Xưa kia tìm kiếm đông tây
Ngày nay tỉnh giấc tan ngay mây mù
Đến đi trong cõi phù du
Hồn nhiên tự tại cho dù nơi đâu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Càng xúc chạm việc đời con càng thấy ra thế giới tập khởi hay thế giới đoạn diệt là ở ngay nơi tấm thân một trượng này của mình. Nếu không nghe pháp thoại của thầy và được thầy khai thị, con sẽ không bao giờ thấy ra được điều này và hiểu những lời của Phật dạy. Con thành kính tri ân Phật và tri ân thầy và thành kính đảnh lễ thầy từ phương xa.
Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy!
Thầy cho con xin hỏi pháp ạ.
Khi làm việc nhà lúc đó con không có ý chánh niệm hay thận trọng chú tâm gì cả mà làm với tâm trong sáng, lúc đó con bắt gặp cái biết, cái biết này hoàn toàn vắng lặng và tự động ứng. Thầy cho con hỏi đó có phải là đặc tính của tâm, là 1 trong những yếu tố của Thất Giác Chi phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy!
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Con phát hiện ra 2 cái tâm (A và B) khác với cái tâm suy nghĩ phổ biến mà ai cũng biết (C).
Sư cho con hỏi cái tâm A Hay B mới là Phật tánh - chân tâm trong đạo Phật.

- Tâm A: sau khi con thực hành trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy... con có thấy cái tâm BẤT ĐỘNG, YÊN LẶNG, KHÔNG DAO ĐỘNG, THẢNH THƠI... nằm im lìm.
- Tâm B: khi con suy nghĩ thì nó biết cái suy nghĩ đó, khi buồn nó biết nỗi buồn đó, khi xúc chạm nó biết xúc chạm,... nó biết mọi thứ thân, thọ, tâm, pháp... nói chung là nó bao trùm.

Vậy Sư cho con hỏi tâm nào mới là chân tâm trong đạo Phật ạ và mình phải cố gắng sống trong cái tâm đó để đến ngày trọn vẹn thì mới giác ngộ phải không Sư?
Con xin cảm ơn Sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, lòng con đang thật sự rất hoan hỉ. Con đã sống trong mê lầm từ rất lâu, mãi đến khi được biết đến những bài giảng của thầy, được thầy từ bi khai thị, con dần dần hiểu ra rất nhiều và tự điều chỉnh dần nhận thức và hành vi của mình.
Con vẫn còn yếu kém rất nhiều trên con đường đạo, con không dám lún sâu vào câu chữ vì con biết mình hay dính mắc và phân tích. Con chỉ quan sát tâm mình mỗi ngày, từng chút, từng chút. Khi con bị vướng mắc, con nghĩ đến thầy, con vào trang web Trungtamhotong thì bỗng dưng điều gút mắt của con đã được thầy trả lời thông qua câu hỏi của một đạo hữu khác. Sādhu!
Con chưa có duyên lành trực tiếp đảnh lễ thầy, con vẫn luôn ước nguyện những kiếp vị lai, con đều có đủ duyên để được gặp vị minh sư như thầy khai thị. Con kính tri ân thầy và kính mong thầy được nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »