loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con xin trình pháp ạ.
Theo cái thấy của con thì Tinh tấn chính là cùng ý nghĩa với “con đường trung đạo”.
Tinh tấn là không phóng dật, không chạy theo cái ta tham, sân....là buông mọi ý đồ tạo tác của bản ngã, chỉ để yên mà thấy.
Để yên mà thấy không có nghĩa là chỉ ngồi không không làm gì, chỉ ngồi nhìn. Bởi vì như thế gọi là làm biếng thì đúng, không phải tinh tấn.
Tinh tấn cũng ngược lại với giải đãi. Ngược lại với giải đãi không phải là nỗ lực cố gắng để chống lại giải đãi. Trong trường hợp này thì phải tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Nếu lúc nhận ra đang giải đãi là lúc đang nghỉ ngơi không có gì cần giải quyết thì chỉ cần quan sát lại xem giải đãi nó đang như thế nào, nếu không được thì chỉ cần thấy đang giải đãi là được. Nếu đó là lúc có việc cần giải quyết thì phải tuỳ mức độ cần cố gắng của công việc đó để cải thiện bằng nhiều cách, như con thì con thường đi pha cà phê uống để tăng thêm sự tỉnh táo.
Như vậy Tinh tấn chính là trung đạo, không thiên bên này, cũng không thiên bên kia. Vậy nên sẽ không bị mắc vào bờ này hay bờ kia.
Nếu con có chỗ nào sai xin Thầy chỉ ra giúp con ạ.
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

A di đà phật kính bạch thầy thầy con xin được hỏi nếu con muốn quy y con có nên đến chùa xin thầy ở chùa đó trước không ạ hoặc là đến chùa đăng kí trước ạ xin thầy giải đáp thắc mắc cho con con xin tri ân công đức của thầy a di đà phật

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra được vấn đề của con trong cuộc sống này. Con đã có thể tự mình tu tập mà không cần phải nương nhờ vào ai khác kể cả những bài pháp thoại của thầy. Con đến với Đạo Phật là để học cách ứng xử với những bất toàn trong đời sống mà không bị rơi vào phiền não khổ đau hay sai lầm trong đối nhân xử thế. Đó là mục đích rất cụ thể. Thầy dạy tu là để thấy ra vô thường, khổ, vô ngã. Thầy cũng dạy Đức Phật trở nên hoàn toàn là vì ngài giác ngộ ra sự bất toàn của đời sống. Sự sống nơi mỗi người thì đã hoàn hảo rồi, không có bất toàn gì cả. Trước đây con nghĩ những tai nạn, hiểm nguy, thất bại, nợ nần... là sự bất toàn. Nhưng thực ra nó đến và đi theo đúng nguyên lý vận hành của pháp cho nên nó hoàn hảo. Bất toàn chỉ là những ý niệm tâm lý của con người khi nhận thực về hạnh phúc và khổ đau theo quan niệm chủ quan mà thôi. Người ta cho rằng hạnh phúc là thế này, thế kia và để có hạnh phúc thì phải hành động, phải tập hợp các điều kiện cần và đủ để đạt được mục đích đề ra. Nếu đạt được thì người ta cho đó là hạnh phúc, là ý nghĩa đời sống. Nếu xảy ra trở ngại để không đạt được thì họ gọi đó là bất toàn. Nếu đạt được rồi nhưng lại bị mất hoặc sợ mất thì họ gọi đó là bất toàn. Như vậy bất toàn mà nhiều người thường nghĩ nó xảy đến tất yếu khi họ muốn và hành động để có hạnh phúc về gia đình, con cái, sự nghiệp, địa vị… Đây là chỗ để cái khổ sinh lên nhằm nhắc nhở mọi người rằng: “Thấy ra chưa, không như ý muốn ngươi đâu”. Một tập khí trồi lên đã mang khuynh hướng trở thành rồi, nói chi là thái độ tạo tác trở thành. Phiền não khổ đau là điều tất yếu.
Giác ngộ ra sự bất toàn chính là giác ngộ ra cái ta ảo tưởng. Chính là thấy ra tập đế, khổ đế. Chính xác là Tánh biết phát hiện ra tập đế, khổ đế. Như vậy trong thực tánh pháp không có sự bất toàn, bất toàn chỉ là sản phẩm của cái ta ảo tưởng, bất toàn không có thực. Theo con thấy thì cao nhất của con người là sống tùy duyên thuận pháp. Những khuynh hướng chia sẻ đạo bây giờ phần nhiều là hướng Phật tử đến mục tiêu tìm kiếm sự hoàn hảo trong cuộc đời. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thấy lập trình hoàn hảo của pháp là đưa đến giác ngộ nên họ tưởng khổ đau là sai lầm của pháp nên họ cố gắng sửa sai bằng cách chỉ cho Phật tử tìm kiếm an vui trong đời. Cái đó chỉ kéo dài luân hồi sinh tử và thọc gậy bánh xe pháp.
Khổ đau là manh mối đầu tiên để một người có thể giác ngộ ra sự thật. Thông qua khổ đau mà mình mới có thể tìm về nguyên nhân thực sự đưa đến khổ đau là gì và cũng đồng thời thấy ra đâu mới thực sự là giác ngộ giải thoát.
Con thấy ra được nguyên lý của câu nói: “Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu”. Đây không phải là rèn luyện để có một nội tâm đặc biệt khác thường để không động không sầu. Mà đó là tâm bậc thánh đã vắng bóng cái ta ảo tưởng. Cảnh giới tâm của bậc thánh thì thấy việc đến đi như thực, không có ta, của ta, tự ngã của ta thì tất nhiên là không tham ưu, dính mắc cho nên không động là đương nhiên chứ không phải gồng lên để tâm chánh niệm tỉnh giác miên mật. Miên mật là cố nắm giữ cái mình cho là tốt đẹp được luôn hiện hữu.
Tóm lại: Một người nếu không muốn khổ sở vì những bất toàn trong đời thì đừng cố sửa sai vận hành của pháp bằng những phương pháp nghe rất thiền như Vipassana, minh sát tuệ… Mà phải trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại để học ra bài học mà pháp đem đến.
Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Con xin kính chào các thầy ạ!
Gia đình con có 1 người thân mất, nhà con mơ mộng hay kêu cầu khắp nơi không thấy về được... Đi mấy chỗ thì gặp 1 thầy nói gia đình bị bùa và người nhà con không về được, gia đình con có hỏi bùa ở đâu và hỏi cách giải bùa nhưng thầy ấy như kiểu sợ thứ gì ấy, cứ lảng tránh và không dám nói bất cứ thứ gì. Gia đình con nghi có người đã yểm bùa vào người thân nhà con. Chị em con định lên cô đồng để hỏi nhưng chưa biết có nên hay không. Con xin các thầy làm phước làm đức giúp gia đình con trả lời sự nghi vấn này với ạ. Có thể tìm ra bùa ở đâu và cách giải bùa không ạ? Con đội ơn các thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Vài hôm trước trong lúc Thiền (theo dõi hơi thở) con có thấy lúc hít vào thì một luồng (rần rần không khí lạnh) bao trùm từ sau cổ tràn lên đỉnh đầu và đi xuống chân và chấm dứt, tiến trình này xảy ra khoảng trong vài hơi thở ra vô rồi hết luôn. Trường hợp như vậy khoảng vài mươi lần kể từ khoảng 6 năm nay. Xin Thầy cho con hiểu biết thêm.
• Khi hít vào mới có hiện tượng này, và khi thở ra thì dứt (thường khi lặp lại khoảng 3 tới 5 lần)
Xin Tri ân và kính chúc Thầy luôn an lạc.
Con - Minh Hùng

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi lịch giảng Pháp sắp tới của thầy ở Việt Nam được không ạ? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Con là Phật tử ngoài Hà Nội bữa trước hỏi thầy về việc quy y lại đó ạ. Dạ con muốn hỏi thầy, là hiện tại con ở xa thầy như thế và cũng chưa có điều kiện đi lại vào chỗ thầy, nhưng con vẫn rất tha thiết muốn được quy y với thầy. Con muốn quy y lại, làm lại từ đầu, giữ giới thật quyết tâm. Vậy phải làm cách nào ạ?
Con xin tri ân công đức thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Dạ con xin kỉnh đảnh lễ Sư Ông? Sư Ông cho con hỏi ý nghĩa của việc những vị Sư khi được thỉnh mới thuyết pháp ạ? Theo con hiểu là nhằm thể hiện được sự tôn kính của chúng sanh với Tam Bảo, là một cách để thể hiện rằng tâm của chúng sanh khi đó có thể đón nhận được chân lý và khi đó các vị Sư sẽ thấy được tâm của chúng sanh có thể thuyết pháp được như cái cách mà Đức Phật tùy duyên thấy rõ tâm mà không thuyết pháp ngay mà để Angulimala phải giết rất nhiều người rồi mới thuyết pháp ạ? Con kính mong Sư Ông chỉ dạy? Con xin cảm ơn Sư Ông ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, khi tiếp xúc với mọi việc mà tâm không khởi lên tham sân si hay có khởi tham sân si thì biết. Lúc này tâm ở trạng thái rất bình thường nhưng đây chính là an lạc. Còn an lạc theo như mọi người nghĩ là được cảm giác thoả mãn, sung sướng, phấn khởi hay cảm giác vui vẻ hạnh phúc là hiểu lầm về an lạc đúng ko ạ? Con hiểu ra như vậy có đúng ko. Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Khi con trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm khi tương giao với ngoại cảnh. Con thấy trong cái thấy chỉ thấy mà không kết luận thì tự nó đã hội tụ đủ bát chánh đạo trong đó rồi, phải không thưa thầy? Sau đây, con xin trình bày về thực nghiệm của bản thân và kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con!

* Ví như khi có người họ mắng con làm cho con nổi sân nhưng ngay đó con chỉ thấy sân mà không xen bản ngã vào phán xét hoặc cố kìm nén cái sân đó,... thì ngay đó con sẽ không bị cái lời nói đó cuốn vào, không nghĩ đến đối tượng mắng mình làm mình sân và không tìm cách để trả thù, hại họ (Chánh tư duy). Chính vì vậy mà con cũng không dùng những lời nói để đáp trả lại họ (chánh ngữ) rồi con cũng không làm những hành động tạo tác để đem lại đau khổ cho họ như lần sau đợi họ có sai lần gì rồi mắng lại họ hoặc gây mâu thuẫn chia rẽ rồi mượn một người khác để mắng họ (chánh nghiệp). Và cũng nhờ đó mà con không làm tổn hại đến tính mạng họ, con vẫn sống đúng tốt (chánh mạng). Chính vì con thấy được lợi ích trong cái thấy chỉ là cái thấy như vậy nên con tinh tấn phát huy (chánh tinh tấn). Khi trong cái thấy chỉ là cái thấy mà con không xen bản ngã vào để phán xét, định đoạt, lấy bỏ, chấp vào thì đó là (chánh niệm) trở về trọn vẹn với cái thấy đó. Cũng từ đó mà con có (chánh định). Nếu như khi người ta mắng con làm con sân mà con không trở về trọn vẹn với cái sân đó, với người họ đang mắng mình đó thì khi họ mắng mình giữa đám đông thì mình sẽ mất bình tĩnh, thấy bị xúc phạm,... Vậy chánh niệm luôn phải có trong tinh tấn và định phải không thưa thầy? Tinh tấn thuộc về động, định thuộc về tịnh. Cho nên, nếu không có chánh niệm thì con tinh tấn lại thành ra buông lung thất niệm, rồi khi định mà con không có chánh niệm thì thành ra qua mất bên ngoài, ngưng trụ tâm mà không thấy ra được tính chất vô thường, khổ, vô ngã của các pháp.

* Tất cả các "Pháp hữu vi" đều là vô thường, cho nên dù con có thấy trăm lần, nghìn lần đi chăng nữa cũng chỉ là mới thấy. Trong tu tập cũng vậy, dù cho con có đạt được an mà con bám víu vào thì cũng thành ra đau khổ. Vì con biết có những an lạc nó chỉ là do duyên sinh, tưởng sinh hoặc định sinh mà đã có sinh thì ắt phải có diệt (thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt). Đặc tính của tâm chỉ là thấy biết, nếu con bám víu vào tất cả một trạng thái nào đó thì thành ra tâm đã bị trụ vào đó, đúng không thưa thầy? Mà các pháp thì vô thường, vô ngã vậy con lấy gì để mà bám vào đây hay chỉ là cái ta ảo tưởng tầm cầu giải thoát an lạc? Đúng là trong thấy chỉ thấy mà không kết luận.
Con kính dâng thầy bài thơ:
"Không nỗ lực tác thành
Theo vô minh-ái dục
Trở về cái đang là
Ngay đó mà thấy ra."
Con kính tri ân thầy
Con TT

Xem Câu Trả Lời »