loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Con hiểu chữ Thái Độ tức là Tâm và Trạng Thái tức Tâm Sở, như vậy có đúng không. Kính mong sư khai thị.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy. Con cảm tạ ân đức của Thầy.
Qua chỉ dạy của Thầy có một điều con thấy ra khi con quán sự chết thì con thấy được không có cái ta nữa, con thấy được khi mình biến mất thì buông tất cả rất dễ. Nhất là những lúc con Thấy rỗng lặng là như con đang biến mất, và tất cả như đang dừng lại. Vì vậy con lại dùng sự biến mất của con (con thấy quán sự chết là thấy mình biến mất) để đối trị với cái ta của con, con thấy cuộc đời vẫn trôi qua từng giây phút khi con biến mất có sao đâu! Con có lạm dụng sự đối trị này không Thầy, con tạ ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con rất cần những lời răn dạy của Thầy ngay lúc này. Có những suy nghĩ trong đầu con đối với người thân mà con không thể thông suốt được
- Với mẹ con, mẹ con bán hàng tạp hóa tại nhà, dường như mọi chi tiêu trong gia đình là một mình mẹ con gánh vác. Bố con không đóng góp nhiều. Giờ con 22t, nhưng những gì còn đọng lại từ hồi bé là những lần mẹ con bị áp lực về vấn đề tiền, đôi khi mẹ con tức giận lên bố, lên các chị của con. Vì thế khi có thể giúp đỡ mẹ thì con luôn cố gắng bằng nhiều cách. Đó có thể là: Con luôn muốn tiết kiệm, mua đồ ăn vừa đủ, tắt điện khi không dùng, giúp mẹ bán hàng. Khi đi học xa, phải ở trọ, con cũng cố gắng tiết kiệm chi tiêu và đi làm thêm để tự chi trả tiền phòng, cuối tuần cũng cố gắng về để bán hàng (vì mẹ con hay đi giao hàng nên sẽ đóng cửa). Nhưng mẹ con lại khác, mẹ con luôn mua thật nhiều đồ ăn, có khi mua 4-5 mớ rau cho một ngày, rồi hôm sau lại mua tiếp. Đã rất nhiều lần bỏ phí đồ ăn, con cảm thấy thật không tài nào hiểu nổi. Dù con đã góp ý nhiều lần với mẹ con nhưng mẹ con không hề tiếp nhận ý kiến đó. Những khi nhìn những đồ ăn phải bỏ, lòng con lại nổi sân. Con phải làm sao đây thầy?

- Cũng là một câu chuyện về mẹ con, có lần con bán hàng nhưng không biết giá bán, con có gọi cho mẹ con để hỏi, nhưng mẹ con nghe một lần nhưng không nghe rõ nên chưa trả lời được, con gọi lại thì mẹ con tắt máy không do dự, cũng chẳng gọi lại cho con. Lúc đó con cảm thấy rất tổn thương.

- Mẹ con chẳng bao giờ khen con cái, trước mặt con hay với người ngoài. Dù con của mẹ cũng hơn nhiều người. Thậm chí khi chị con có khúc mắc với người yêu, đồng nghiệp, chị con kể cho mẹ nghe. Nhưng lúc nào mẹ cũng trách cứ chị. Trong khi con lại cảm thấy chị con không hề sai, mẹ con không bao giờ đặt mình vào vị trí của con mình để hiểu.

Đó chỉ là 3 trong nhiều câu chuyện đè nặng lòng con. Con không thể nào thoát khỏi câu chuyện đó. Con rất mong được thầy chỉ bảo cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi một điều về đời sống. Nếu mình lỡ làm cho bất kỳ ai đó bị phiền lòng vì dù bất cứ lý do gì, trong hoàn cảnh nào, thì ngoài việc chấm dứt điều sai, sau đó mình nên tiếp tục như thế nào là an ổn nhất ạ? Vì con để ý thấy trong các mối quan hệ chẳng hạn, dù cả 2 phía đều cố gắng, song cũng phải trải qua một thời gian nhất định thì mọi chuyện mới gần như bình thường ạ.
Thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Trong quyển Sống trong thực tại thầy nói có 3 loại khổ: Khổ tự nhiên, khổ quả và khổ ảo (đây là khổ trong tứ diệu đế). Nhưng con đọc trong 1 tệp sách khai thị của thầy nói về tứ diệu đế (Khổ - Tập - Diệt - Đạo) thầy lại nói "Khổ là một sự thật". Như vậy khổ (Khổ khổ - Hoại khổ - Hành khổ) là thật hay ảo ạ? Con mong thầy chỉ dạy giúp con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, hành trong Thập Nhị Nhân Duyên và hành trong Ngũ Uẩn giống hay khác nhau thưa Thầy, xin Thầy giảng cho con hiểu thêm. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy xem câu trả lời của Thầy con vô cùng hoan hỉ đọc đến đâu tỏ rõ đến đó không chút nghi ngờ mà phản chiếu soi sáng. Vâng "đồng hồ sinh học" mấy năm qua con thường nhắc nhở mình mỗi khi thân mệt đau bệnh, thân đau mệt bệnh là cảm giác về thân thôi, tâm không được đau mệt bệnh đâu nha, và con thầm ý ôi thật là dễ chịu và thoải mái có chút xíu à đau gì đâu, mỗi khi nhắc mình như vậy "miệng con cười trước tâm cười sau" Thế là nét mặt con trở nên rạng rỡ, sự thở nhẹ nhàng và trạng thái hỉ lạc khinh an xuất hiện con lại nhắc tiếp đau không dính mắt rồi hỉ lạc khinh an cũng kệ nó nha không phải thêm thắp hay lấy bỏ gì cả. Cứ như vậy ngày qua ngày tháng qua tháng trong tiếp duyên đối cảnh con cũng nhắc nhở mình như vậy. con là người mang thân nhiệt mát nên con không cần bật quạt đi đâu mọi người bật quạt con thường đưa tay lên ngực một cách vui vẻ tự nhiên, mọi người bật quạt bao nhiêu lâu con cũng không bị lạnh và rồi vài lần có bạn tới thăm và ngủ lại, con Thuận Pháp bật quạt cho bạn ngủ khi đang ngủ say trong con tự có thầm ý nhắc nhở "phòng hộ đi" lúc đó con tỉnh liền và thấy tay mình đặt trước ngực rồi, thấy người lạnh, con để tay đó một lúc người liền ấm trở lại. Nhiều lần khi con bệnh đau lúc đang ngủ cũng có những thầm ý tự nhắc hít thở đi, dễ chịu đi và mỗi khi tự thầm nhắc con đều tỉnh ngay và thấy cảm thọ của thân là đau mệt rồi sự thuyên giảm rất nhanh, khi con đang trọn vẹn cùng sự thở lắng nghe dễ chịu, tâm đang Thọ lạc và bình yên thư thới.
Dạ thưa Thầy do một duyên khoảng hơn một năm gần đây con bị một "chấn động" từ sự dính mắc mà sinh phiền não, từ đó khi mắt thấy tai nghe cho tới thân cọ xát con thường chỉ phóng ra nghe nhìn tới đối tượng bao nhiêu phần trăm đó thôi và ngay đó sự phản chiếu vào trong nơi cảm xúc cảm giác cảm thọ vì vậy lời Thầy dạy trong lành, định tĩnh, sáng suốt. Thận trọng, chú tâm, quan sát. Tinh tấn, Chánh niệm, tỉnh giác mỗi ngày như thấm nhuần trong con và an vui nơi thực tại khi pháp đến đi. Lâu lâu có thi rớt bài của Pháp nhưng con liền tha thứ cho mình và sống An Nhiên sai đâu sửa đó, từ sự điều chỉnh nhận thức hành vi những thực nghiệm nơi tự thân con thấy biết một cách trung thực, đâu là khổ, đâu là nguyên nhân gây khổ, đâu là sự đoạn diệt của khổ. Giờ này đây con viết những dòng trình bày pháp hành lên Thầy mà lòng dâng trào cảm xúc niềm tri ân sâu sắc.
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính đảnh lễ tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, một người khi giác ngộ có phải sẽ buông bỏ bản ngã mong muốn thay đổi mọi thứ cho tốt đẹp theo ý mình mà hoàn toàn chấp nhận mọi pháp đến với mình nhưng vẫn sáng suốt thấy rõ tâm có tham sân si hay không đúng không ạ? Cho nên vì vậy như Thầy nói là dù ở Bĩ hay Thái thì vị này vẫn Thái Cực.
Khi pháp đến với mình một cách tự nhiên dù là hoàn cảnh thuận hay nghịch cũng đều để mình thấy ra bản thân có phản ứng tham sân si trong đó hay không, còn nếu bản thân mình muốn pháp thay đổi theo ý mình mà sự thay đổi này được đúng ý sẽ làm cho mình bị trói buộc hoặc tự mãn trong đó. Nhưng bản chất cuối cùng thấy ra sự thật vô thường khổ vô ngã để không còn nắm bắt điều gì ở đời, con hiểu như vậy có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, con cùng một người bạn rất mong được gặp Thầy. Được biết qua tuần sau Thầy lại đi thuyết pháp, không biết trong tuần này tụi con có thể được gặp Thầy tại chùa Bửu Long không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, sau khi được nghe một người bạn của con đi tu chia sẻ câu chuyện của bạn ấy, con muốn hỏi, tại sao hiện giờ có nhiều người đi tu, ngoài đời họ có nhiều bằng cấp, vào chùa thì học hỏi nhanh, có người mới đi tu nhưng con thấy họ có thể là sadi nhưng hoàn toàn có khả năng làm đạo mà bị nhiều người đi tu trước đó phản đối, nói rằng mới tu mà thích thể hiện. Tại sao, đi tu rồi mà vẫn còn phân biệt và tại sao lại không cho những tu sĩ trẻ mới thọ giới được làm đạo?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »