loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Thầy kính,

Con đã đọc nhiều lần 2 cuốn sách Thầy viết “Sống Trong Thực Tại” và “Thực Tại Hiện Tiền”, con thấy trân quý và biết ơn Thầy vô cùng. Con mới bước vào tu học mấy năm nay nên sự hiểu biết và trải nghiệm còn rất hạn chế. Con mong Thầy giải thích thêm cho con về chức năng và sự vận hành của Chánh Niệm và của Ý thức.
Trước nay con vẫn hiểu Chánh niệm là Ý thức, nay con đọc lại đoạn dưới đây Thầy dạy Chánh Niệm và Tỉnh Giác luôn đi cùng nhau và Tỉnh giác không chỉ giới hạn trong phạm vi Ý thức. Như vậy con hiểu trạng thái Chánh Niệm và Tỉnh Giác là tâm buông xả, không còn phân biệt chủ thể và đối tượng nhận thức, không cần tập chú (trụ) vào cụ thể một đối tượng nào có đúng không ạ? Còn khi ý thức một đối tượng nào thì tâm ta vẫn còn phân biệt có đúng không ạ? Phân biệt với trạng thái vô thức thì thế nào ạ?
Con kính mong Thầy chỉ dạy và dẫn ra ví dụ trải nghiệm nào đó để con được hiểu rõ hơn và có thể tự quan sát thực chứng được. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ
Con, Hoàng Lan

“Bạn cần lưu ý là hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không thể tách rời nhau trong thiền Vipassanā, nên nhiều người cho rằng hai yếu tố này không có gì khác biệt. Thực ra, tuy chúng hỗ trợ cho nhau và có chung một đối tượng thực tánh, nhưng có đặc tính và chức năng hoàn toàn riêng biệt. Chánh niệm là tâm trọn vẹn với đối tượng thực tại (không còn năng sở), trong khi tỉnh giác thấy biết đối tượng ấy một cách trung thực và trong sáng (không còn tư niệm). Như một tấm gương, hướng vào đối tượng đủ vững vàng và trọn vẹn, thì lập tức phản ánh rõ ràng trung thực đối tượng ấy. Tấm gương quay qua hướng khác ví như thất niệm, tấm gương bị rung động ví như tạp niệm, và mặt gương không bằng phẳng ví như vọng niệm, thì không thể soi thấy vật gì rõ ràng trung thực được. Cũng vậy, tâm thiếu chánh niệm sẽ không có tỉnh giác để soi chiếu đối tượng đúng với thực tánh của nó.”
“Nhiều người nhầm lẫn thái độ tỉnh giác với trạng thái ý thức, vì vậy đã đề cao vai trò của ý thức trong việc hành thiền! Thậm chí còn cố gắng giữ ý thức liên tục mà họ cho như vậy là miên mật! Ý thức chỉ là một tâm sinh diệt theo đối tượng của nó, nghĩa là khi có đối tượng thì nó sinh, khi không có đối tượng thì nó diệt. Vì lệ thuộc vào đối tượng như vậy nên đưa đến quan niệm sai lầm thứ hai là quá xem trọng đối tượng đến nỗi nếu không có thì phải dựng lên đối tượng để nuôi dưỡng sự liên tục của ý thức, nhưng thực ra sự miên mật đó chỉ là nỗ lực kéo dài sự tồn tại của cái ta ảo tưởng mà thôi.
Tỉnh giác là phẩm chất của tánh biết rỗng lặng trong sáng, nó có khả năng thấy được hoạt động của ý thức – thấy được sự sinh diệt của tâm ý thức đó. Chính vì thế mà Đức Phật dạy trong Kinh Tứ Niệm Xứ là có thể tỉnh giác trên thực tại thân, thọ, tâm và pháp mà không nương tựa, không dính mắc vào pháp nào. Vi tế hơn nữa là thấy được trạng thái tâm ngay khi nó khởi lên trên một đối tượng nào đó. Ví dụ, khi thấy một đóa hoa, tâm ưa thích khởi lên, nhưng ý thức của bạn bị thu hút vào màu sắc, hình dáng, hương thơm của đóa hoa, nên không ý thức được chính mình, nhưng tỉnh giác lại thấy được toàn bộ diễn biến khi tâm ưa thích của bạn đã khởi lên rồi diệt đi lúc nào và như thế nào, nếu không làm sao thấy được tính chất vô thường, vô ngã của tâm. Cũng vậy, đối với những trạng thái tâm khác như từ ái hay hận thù, ổn định hay tán loạn, trói buộc hay thanh thoát, vướng mắc hay tự tại v.v... tỉnh giác đều thấy biết như một tấm gương phản ánh trung thực, không xen vào đó bất cứ phản ứng tâm lý chủ quan nào. Ý thức có thể bị bản ngã xen vào chấp là ta và của ta, còn tỉnh giác thì cái ta không thể chấp thủ được, đơn giản chỉ vì tỉnh giác thấy được các pháp là vô ngã. Nói cách khác, khi vắng bóng cái ta ảo tưởng thì mới thật sự có tỉnh giác.
Tóm lại, tỉnh giác không bị giới hạn trong phạm vi ý thức, ngược lại chính nhờ tỉnh giác mà nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức mới thấy như thực, nghe như thực, giác như thực, tri như thực. Kiến văn giác tri hoàn toàn trung thực được gọi là tri kiến thanh tịnh.”

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn và đau khổ khi con vẫn là một con người bình thường. Nhưng thật tuyệt vời khi thấy ra sâu sắc ý nghĩa của hai mặt cuộc sống Thầy ạ. Và con lại hiểu hơn nguyên nhân tại sao cuộc sống lại bất toàn, hiểu sâu hơn nữa lời Thầy “Sự bất toàn của cuộc sống chính là điều hoàn hảo”.
Tri ơn Thầy khai thị!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ tri ân thầy!
Con đã có lần gửi câu hỏi và được thầy giải đáp về trọn vẹn cảm nhận, quan sát nỗi đau trên thân này. Con đã thấy tốt lên nhiều. Con cảm ơn thầy.
Thầy ơi, ý nguyện trong con về việc gia nhập tăng đoàn ngày càng lớn hơn. Con mạn phép xin hỏi thầy làm thế nào để gia nhập tăng đoàn tu tập?
Con ở ngoài Hà Nội sẽ sớm sắp xếp để đến thăm chùa Bửu Long. Con mong gặp được thầy và mọi người trong chùa.
Con kính chào thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con lâu nay vẫn thường xuyên nghe pháp thầy chỉ bày và con đang dần thấy ra sự thật thầy ạ. Con có sự thay đổi chuyển hóa trong tâm sống gần với chân lý hơn, bớt dần những tà kiến tham ái. Nhưng con cũng cảm thấy mình đang Đi ngược với dòng đời. Trong tâm con cứ mâu thuẫn đấu tranh trước những vấn đề của cuộc sống hay do mình đang trải nghiệm chiêm nghiệm nên mới như thế. Vấn đề chắc là do con chưa dung hoà được còn đang bị chi phối bởi 2 mặt Nhị Nguyên. Bản ngã vẫn còn muốn lựa chọn lấy bỏ. Hay do cuộc đời con nhiều chông gai trắc trở con thấy làm người thật khổ quá. Đôi khi đứng trước sự lựa chọn con không biết phải làm sao mọi thứ đều khó khăn và nhiều chống trái. Con không muốn tranh giành bon chen nhưng để tồn tại con người phải như thế thầy ạ. Con thấy mình thật mâu thuẫn, con mong thầy hiểu ý con muốn nói. Vì thực sự con cũng chẳng thể chia sẻ được với ai, chắc do con chưa học xong bài học nên pháp vẫn đến để giúp con học lại thầy nhỉ. Nếu có kiếp sau con mong mình sẽ xuất gia được gặp chánh pháp như thầy khai thị để con có thể chuyên tâm tu học. Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Quán chiếu là gì? Cho con xin một ví dụ về quán chiếu. Quán chiếu có phải là vipassana không?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Dạ, con thưa Thầy. Con có một việc đã mạo muội gửi vào email riêng của Thầy. Con mong được Thầy check mail sớm giúp ạ. Con thành kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Tánh biết của mình nó có thể thấy thân, thọ, tâm, pháp cùng 1 lúc được không ạ?
Con xin cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con kính cảm tạ ân đức của Thầy!
Trong thời gian gần ba năm nay, nhưng chỉ vài tháng nay con học được Phật Pháp trên trang F và pháp thoại của Thầy con mới thấy ra được và con đã từng bước tự cứu mình ra khỏi địa ngục mà con đã tự thiêu đốt mình vì tham sân si. Từ một cuộc sống đau khổ vì cái ta ảo tưởng con đã thấy ra sự thật từ những lời dạy của Thầy. Thầy ơi! Con đã khóc khi biết mình đã thấy được cuộc sống không phải là địa ngục mà chỉ do mình tự tạo ra thôi. Con cầu mong Thầy khoẻ mạnh để cùng các bậc Đạo sư mang Phật Pháp đến mọi người.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Tình cờ con đọc được câu chuyện của một cô bác sĩ mới ra trường bị ung thư giai đoạn cuối đã và đang hồi phục bằng cách tự chữa cho chính mình. Kinh nghiệm chữa bệnh và thái độ sống của bạn ấy rất hay nên con nghĩ có thế hữu ích cho ai đó quanh ta. Nếu phù hợp thì con xin phép Thầy cho con giới thiệu với mọi người trên này ạ!

Bệnh tật là món quà cuộc sống ban tặng:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2571342822930816&set=a.2007387205993050&type=3&theater

Bài tổng hợp kinh nghiệm chữa bệnh:
https://www.facebook.com/casauh/posts/2575718299159935:0

Chi tiết trong album Ung thư - Con đường đi tìm sự sống
https://www.facebook.com/casauh/media_set?set=a.2202782663120169&type=3

Con xin cám ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con may mắn được biết và tu theo Chánh Pháp. Cha mẹ con thì không phải đạo Phật, mê tín, cầu cúng. Cha mẹ buôn bán nói dối lừa gạt người. Con nói thật thì cha mẹ không vui. Thầy ơi, con phải lam sao? Thầy chỉ dạy dùm con. Con Cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »