loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-08-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Con thấy sự buông lung là do dính mắc vào cảm giác, dính mắc vào sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp. Sự dính mắc làm mình bị giới hạn có phải không thầy? Khi thấy ra thì dần dần sẽ bớt dính mắc đi và không còn bị che mờ nữa. Như vậy có đúng không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-08-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, khi Tâm chánh niệm thì mọi sự sáng trong và lặng lẽ. Khi Tâm còn vọng động lao xao thì thận trọng quan sát cho đên khi thấy mọi sự trở lại lặng lẽ sáng trong. Đối đãi với sự bất như ý thì rõ rồi. Còn đối đãi với an lạc, với những điều cao quý tốt lành thì con thấy mình càng cần thận trọng hơn. Con nhận thấy mức độ chánh niệm của mình còn rất yếu, nên con luôn luôn chấp trì thái độ vô tâm thận trọng này. Nhưng sau giờ trà đạo, khi con ngồi nán lại trên tháp, nhìn Thầy và các sư ra vào an nhiên, con thấy ra so với thái độ tâm đó, sự tự tại còn thênh thang hơn rất nhiều.
Thầy ơi, con xin đảnh lễ tri ân Thầy, cho sự may mắn con còn được bên Thầy và Tam Bảo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con lại phiền Thầy nữa ạ. Theo lời dạy của Thầy, con đang trở về quán sát chính bản thân mình. Con đã biết tội nghiệp của mình quá lớn. Con vừa sám hối vừa rải từ tâm. Con thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, khi tiếp chạm sự đời con vẫn không kiểm soát được tâm của mình. Thường thì, sau khi mọi sự qua đi mình kiểm điểm lại bản thân mới nhận ra hành động sai xấu. Những lúc như vậy lại ăn năn hối hận. Nhưng rồi những hành động, cử chỉ, lời nói sai xấu của minh vẫn lại tiếp diễn, đôi khi có nhận thức được nhưng không đủ tinh tấn để dừng lại.
Vậy nên con rất buồn và hơi bi quan.
Con xin Thầy từ bi xá tội.
Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Hôm qua, khi nằm xuống ngủ nhưng lúc đó con chỉ vừa nằm xuống mà chưa ngủ. Con cảm giác con rơi vào 1 trạng thái nào đó nhưng con vẫn biết rất rõ ràng âm thanh bên ngoài và tiếng con đang thở. Nhưng 2 lỗ tai con rất đau, cơ thể không cử động được. Con vẫn chú tâm quan sát thì lát sau hết. Xin Thầy chỉ dạy con đã hành sai gì không ạ?
Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2017

Câu hỏi:

Dạ con xin kính đảnh lễ sư ạ.
Thưa sư xin cho con hỏi một vài thắc mắc ạ. Con thường lặng lẽ ngắm nhìn và theo dõi các hoạt động của thân và tâm. Có lúc (dạo này thường hơn) con nằm con hay nghe tiếng rè rè như ve kêu (không có tác ý) mà cái nghe tự nhiên, và lúc nghe đó vẫn phân biệt được các âm thanh bên ngoài lúc đó luôn. Lúc làm việc mà rảnh thì quan sát hơi thở, tối trước khi ngủ con thực tập ngồi thiền, khi thực tập con có vài thắc mắc là dạo này con thấy con ngồi được 30p là thấy toàn thân như bị nghiêng, bị đè nặng xuống và cảm giác như sắp chìm, hoặc có lúc nghe tiếng ve kêu re re mà thấy điếc cả tai.
Ngoài ra lúc nước bọt tuôn ra nhiều (nước bọt khá trong).
Xin sư cho con biết con phải làm gì khi gặp những hiện tượng đó và cách vượt qua ạ.
Con xin cảm ơn sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, bản thân tuy biết đến Đạo Phật đã lâu nhưng đều lòng vòng nên kiến thức chắp vá, thực hành cũng ít. Dạo gần đây con nghe các bài pháp và các buổi trà đạo của Thầy, con xin kính tri ân Thầy vì nhờ vậy con đã bớt bám chấp. Có điều này con xin Thầy chỉ dạy thêm. Vừa rồi con gặp chuyện bất như ý, tâm nổi sân. Con không tìm cách xoa dịu hay làm việc gì cho quên đi mà trực diện quan sát nó. Các tư tưởng xấu như các đợt sóng liên tục khởi lên rồi biến mất, không chỉ sân mà còn đủ tham si trong đó, thôi thúc thân phải làm gì đó cho "đã nư", nếu con không làm theo thì chân tay bứt rứt, lòng nặng nề. Cơn giận đó kéo dài 2, 3 ngày, con cũng có làm việc này việc kia nhưng khi không làm gì thì con lại tiếp tục quan sát cho đến khi nó biến mất. Vậy Thầy cho con hỏi cách con quan sát như vậy có đúng không và liệu sự biến mất của cơn giận đó 1 phần vì có những lúc con bận làm việc khác mà nguôi đi thì có ảnh hưởng đến cách con quan sát không ạ? Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Mấy hôm nay con tiếp tục nghe pháp của Thầy và tiếp tục chiêm nghiệm. Vì vậy nên con cũng không có câu hỏi gì thêm. Nhưng con muốn trình với Thầy vài sự so sánh với những vấn đề thế tục rất thú vị mà con thấy trong thời gian thực tập Thiền.

Sau khi thực tập Vipassana thì con phát hiện là con nghiên cứu về các tông phái khác và cũng như nghiên cứu những vấn đề thế tục như lịch sử, chính trị rất thoải mái. Lý do là trong quá trình tìm hiểu thì con hạn chế bỏ vào thái độ yêu ghét của mình, có lẽ đó là cái quả của việc thực tập Vipassana. Vì vậy nên khi nghiên cứu một pháp môn, con thấy rất rõ ràng cái hay cũng như cái hạn chế, tính phương tiện của nó. Về chính trị, lịch sử thì con chấp nhận được một số cái dở của ý thức hệ chính trị mà trước giờ con thích, đồng thời con chấp nhận được những cái hay, ghi nhận công lao của những nhân vật trong lịch sử mà con từng rất ghét. Và khi không bỏ yêu ghét vào, con thấy rõ ràng lịch sử cũng vận hành theo quy luật nhân quả và thấy được quy luật vận hành của lịch sử. Nếu dùng từ của Thầy, thì con thấy lịch sử cũng là 1 pháp. Và khi thấy quy luật vận hành của nó trong quá khứ thì sẽ hiểu cách nó vận hành trong tương lai.

Một ví dụ khác mà con vừa thấy gần đây sau khi “thấm” pháp của Thầy, đó là con thấy Thiền và võ thuật rất có nhiều điểm chung. Dạo gần đây hay có trào lưu các võ sĩ tự do đánh bại các võ sĩ theo võ truyền thống. Việc này làm con suy nghĩ rất nhiều và đặt nghi ngờ vào những võ thuật cổ truyền mà con từng rất yêu mến. Sau khi chiêm nghiệm pháp của Thầy đối với “Thiền không phương pháp”. Con nhận ra chính phương pháp là một vấn đề của các thể loại võ cổ truyền (bên cạnh nhiều yếu tố khách quan khác). Lý do là các võ sinh cổ truyền quá bám vào các bộ pháp, các kỹ thuật quyền, cước do các tổ sư trong tông phái của mình phát triển. Nếu đánh với những người cũng theo phương pháp thì vận dụng hiệu quả nhưng khi đánh với những võ sĩ tự do thì các kỹ thuật này bị phá vỡ hoàn toàn và không thể triển khai được. Con thấy nó cũng giống như nguyên lý Thiền mà Thầy đã dạy. Phương pháp có cái hay là dẫn người thâm nhập dễ dàng nhưng nếu không vượt khỏi phương pháp thì sẽ mất tính linh hoạt, uyển chuyển của thân (đối với võ thuật) và tâm (đối với Thiền).

Bây giờ con dần hiểu tại sao Thầy chỉ chỉ ra nguyên lý chứ không nói về chi tiết. Vì khi hiểu nguyên lý thì sẽ thấy rõ ràng các pháp, dù đó là đạo hay thế tục.

Con xin luôn tri ân Thầy. Chúc Thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục dìu dắt cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Khi có sân, buồn, thương hiện hữu, rồi con quán đó tất cả do nhân duyên; thì dần dần con nhận ra mình đang nén những thứ đó lại khiến chúng ngày một mạnh mẽ hơn. Bởi vì khi đó mình muốn mình tốt hơn mà mình không nhận ra.
Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Xin Thầy con xin được trình pháp. Vài ngày gần đây con nhận ra một điều, những niềm vui những đau khổ của bản thân phần nhiều xuất phát từ những suy nghĩ vu vơ. Khi hình ảnh quá khứ hiện về, tâm con mất chánh niệm, suy nghĩ lại trỗi lên vẽ ra bao nhiêu điều không thực, những thành công trong quá khư, những so đo với người này người khác,... làm con lúc vui lúc buồn. Có những khi vì tham muốn, suy nghĩ lại vẽ ra những tương lai tạo ra biết bao kỳ vọng, sau đó nó lại so sánh với thực tại và làm cho tâm thất vọng khởi sanh.
Tình cờ 1 lần quan sát thấy không có những suy nghĩ ấy, con chợt thấy mình không có khổ nữa (giống như cái máy vi tính bị rút phích cắm vậy thầy ạ, cái thế giới ảo biến mất tiêu, chỉ còn những pháp thực sự đang hiện hữu quanh con lúc đó mà thôi), thế là con được đà tiến tới, con gắn mình vào hiện tại, giữ cho tâm không phóng dật nữa; khi có dấu hiệu những suy nghĩ chuẩn bị khởi lên, con liền niệm Araham Samma Sambudhho, niệm là để tâm không có "nhàn cư vi bất thiện". Con thực hành vậy được gần 1 tuần và thấy thân tâm mát mẻ, nhưng dường như ngã mạn cũng vì thế mà phát sinh.
Bạch thầy, không biết con thấy vậy, làm vậy có chi sai không, xin thầy từ bi khai thị cho con.

Con xin được cảm ơn và cúi đầu đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp, hy vọng điều con chia sẻ sẽ hữu ích.
Thiền tứ niệm xứ không phải là một phương pháp hướng dẫn về việc niệm thân như thế nào, niệm thọ như thế nào… Thiền tứ niệm xứ là mô tả cái thực của bậc giác ngộ. Như vậy tâm khai thị của bậc giác ngộ là tâm vô ngã. Người nghe pháp tức đang nghe cái thực thì không thể để cái lý trí bản ngã nghe cái thực rồi thực hành được vì cái hiểu đó không đúng với điều mà bậc giác ngộ muốn chỉ bày. Do đó người nghe pháp cũng phải với thái độ vô ngã thì mới thực chứng được điều mà bậc giác ngộ mô tả về cái thực.
Vấn đề không phải là học hỏi kiến thức về cái thực mà là khám phá cái thực mà bậc giác ngộ đã khai thị. Vì cái thực nơi mỗi người và bậc giác ngộ là giống nhau, cho nên không phải là học hỏi kiến thức để biết thêm thông tin mà là khám phá cái có sẵn nơi chính mỗi người. Bậc giác ngộ chỉ chỉ ra cho chúng ta cái chúng ta đang có mà lại không biết chứ bậc giác ngộ không cung cấp thêm thông tin gì khác về con người và cuộc đời của chúng ta.
Tại sao là buông xả mà không phải là thực hành tinh tấn miên mật?
Vì ai thực hành, ai tinh tấn? Còn buông xả là rời đi cái bản ngã lăng xăng muốn biết, muốn được để trả tâm về với bản chất thanh tịnh trong sáng như nó vốn là. Như vậy là không có rèn luyện để tâm đạt được trạng thái thế này hay thế kia vì cái tâm tự nó đã hoàn hảo rồi (khi hữu sự nó ứng ra cũng hoàn hảo và khi vô sự nó rỗng lặng cũng hoàn hảo). Ý đồ của bản ngã muốn thế này thế kia thực ra mới làm hỏng đi cái hoàn hảo để chỉ thấy bất toàn. Trở về với cái tâm hoàn hảo sẵn có tự nhiên thì mới tùy duyên thuận pháp được. Hoàn hảo không phải là một tiêu chuẩn mà là sự hòa đồng với vận hành của pháp.
Tóm lại thực hành thiền tứ niệm xứ là khám phá thực tại vì Niết-bàn hay Luân hồi sinh tử là ngay nơi thực tại thân, thọ, tâm, pháp. Mà cốt lõi là không có ai khám phá cả, tâm tự khám phá pháp nên tâm pháp đều vô ngã vậy thôi. Chánh niệm tỉnh giác là biểu hiện cơ bản nhất của tánh biết thấy pháp hay tướng biết thanh tịnh. Khi thực sự chánh niệm tỉnh giác thì tánh tướng dung thông. Hữu sự thì ứng ra, vô sự thì rỗng lặng trong sáng đó cũng là hoạt dụng tự nhiên của pháp vậy.
Thưa thầy nguyên lý tu tập con chỉ thông suốt tới đây.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »