loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-04-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Mỗi ngày con thực hành theo lời Thầy dạy tự nhiên hơn, nhận biết rõ hơn, nhẹ nhàng hơn, không phải cố quá mức nữa. Con cảm thấy rõ hơn thế nào là vô thường, khổ và vô ngã. Khi nhìn một sự vật, con thường hay phán xét hay theo tập khí có chê bai, khen ngợi,.. nhưng bây giờ khi nó nảy sinh con biết quay trở lại chính mình, con tự nhủ mình hãy biết mình thì hơn, từ đó con bớt cảm xúc với người khác (nghĩa là không thấy giận hờn nữa, mà chỉ có lòng yêu thương và cảm thông). Nhưng nhiều lúc khi gặp những chuyện gợi nhớ chuyện buồn cũ, con vẫn thấy muốn khóc, con cứ khóc thì thấy nhẹ nhàng hơn, giống như là những cái sân si đau khổ trong lòng phải theo dòng nước mắt chảy ra vậy, chứ không thì như có cái gì làm mắc nghẹn. Rồi con nhớ lời Phật dạy, nước mắt của chúng sinh trong vòng trầm luân nhiều hơn bốn biển, sao mà đúng quá.
Thật ra con nghĩ con người ta chỉ cần buông xả được là Niết-bàn, nhưng tại sao khổ nhiều như vậy nhưng người ta vẫn không muốn buông, như con vậy, con vẫn thích có một nơi ở sạch sẽ, yên tĩnh, mát mẻ không ai làm phiền, thích một cuộc sống dễ chịu,.. Điều đó là tự nhiên mà, nhưng cái cơ bản là khi có một cuộc sống như vậy, thì không dễ từ bỏ nó (dù biết nó cũng là không thực). Con chưa có can đảm để đi xuất gia, ràng buộc vào giới luật (con chỉ ráng giữ được 8 giới trong 8 ngày/tháng). Rồi con cho là con còn con cái chưa lo xong, nhưng thật ra đó cũng chỉ là bao biện, cũng biết sợ là cái chết đến lúc nào sao biết trước được, có mang theo cái gì được đâu, nhưng vẫn cứ níu giữ, không dám bỏ, thật là dở Thầy ạ.
Con kính cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con có chiêm nghiệm như sau, xin thầy từ bi chỉ bảo.
Phá trừ Thân kiến: Là tánh biết nhận ra tiến trình ngũ uẩn - các trạng thái tâm hành - qua các căn mà vẫn lặng lẽ rỗng rang, nhẹ nhành trong sáng (soi chiếu khi tâm tiếp xúc mọi hoàn cảnh của cuộc sống).
Phá trừ Hoài nghi: Do tâm hoàn toàn lặng lẽ trong sáng, nên thấy ra Tánh đế và Thánh đế, không còn bất cứ mối hoài nghi nào đối với Bốn Sự Thật.
Phá trừ Giới cấm thủ: Là nhận ra sự tinh tế trong các oai nghi đi đứng ngồi nằm, hoặc bất cứ việc gì mà không câu nệ vào các khuôn mẫu quy định hoặc những lễ nghi, hình thức nào.
Con tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con không định viết thư trình pháp. Nhưng điều con thấy ra có ý nghĩa quan trọng nên nhân tiện con muốn chia sẻ trải nghiệm mà con đã thấy với đạo hữu.
Với những người không có tu tập thì không có gì phải bàn. Nhưng với những ai đang đi trên con đường trở về với pháp thì nhân quả là vấn đề mà ai cũng phải đối mặt.
Bản ngã nơi mỗi người có qui luật để hình thành nó, mỗi người sinh ra trong cuộc đời này khi biết nhìn lại chính mình thì trời ơi nơi nội tâm này đầy đủ tham lam, sân hận, si mê, tà kiến, ngã mạn… Hãy đừng trách mình vì trong quá khứ ở nhiều đời kiếp trước chúng ta đã từng ác và rất ác, đã từng tham và rất tham cho nên đã nuôi lớn cái bản ngã tham sân đến như vậy. Trong cuộc sống hiện tại từ trong gia đình cho đến bên ngoài xã hội những nơi mà có quan hệ mật thiết về lợi ích sinh tồn như chỗ làm việc, khách hàng,… gần như rất khó có thể tìm ra được những người tử tế, ngay cả môi trường tu cũng vậy.
Ở bên trong mỗi người thì tham, sân, si, bất an, sợ hãi. Ở bên ngoài thì cũng là hiện hữu những bản ngã như vậy. Muốn thoát ra khỏi sự tệ hại này thì phải làm sao và thoát khỏi là thoát đi đâu mới được. Con xin trình bày điều con muốn chia sẻ:
1. Rõ ràng mình đã từng ác, từng tham thì nay vui vẻ kham nhẫn với những điều bất như ý đó là trả nghiệp. Nợ thì trả, thiếu nợ hoài làm gì, trả đi cho nhẹ lòng.
2. Giải thoát là giải thoát ngay trên thân, thọ, tâm, pháp nơi mỗi người. Khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh và ý thức biết được thực kiện đang diễn ra thì tiến trình tâm diễn ra và kết quả là tham sân khởi lên hay bất an, sợ hãi khởi lên… rõ ràng một người biết tu tập thì đâu ai muốn. Nhưng dù muốn hay không thì tiến trình tâm này cũng sẽ tự động diễn ra. Người không biết tu tập gì cả thì tiến trình tâm này điều khiển họ đến hết cuộc đời ngắn ngủi. Người biết tu tập thì chỉ cần quan sát lại sự hoạt động của nó, mà nguyên lý cốt lõi là chỉ có thấy. Nếu chỉ có thấy thì cái thấy sẽ phát huy và cái thấy sẽ tự động thấy từ thô đến vi tế cho đến tri kiến thanh tịnh.
Cái thấy nơi mỗi người chính là giới, định, tuệ tự tánh. Với cái thấy tự nhiên vô tâm mà đi vào cuộc đời thì chính những cái bất như ý đến là đang giúp cái thấy phát huy đi đến chỗ rỗng lặng trong sáng, giúp phá đi cái bản ngã ảo tưởng cùng với tiến trình hình thành nó. Con đường ngắn nhất vẫn là con đường thẳng. Pháp gì đến thì học bài học từ pháp ấy để thấy ra cái bản ngã nó đau khổ như thế nào, nó bất mãn như thế nào, nó ngã mạn như thế nào… cho đến khi không còn ngũ uẩn nữa thì đó là giải thoát nhưng cũng chỉ là trên thân, thọ, tâm, pháp này mà thôi.
Thưa thầy do có nhiều người than phiền với con về sự bế tắc trong đời sống và con viết cho những ai cần và con cũng viết cho chính con để tự nhắc nhở mình.
Con luôn nhớ ơn thầy. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2017

Câu hỏi:

Cảm ơn Thầy, Thầy đã nói rất chính xác. Có những lúc con thấy được như vậy nhưng tâm con chưa đủ rỗng. Con đang nhìn thấy mình trôi chảy đến bờ bên kia theo sự vận hành của pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Con biết là khi vọng tưởng khởi lên và nếu bám theo chúng thì sẽ có những tâm hành khởi lên như tham đắm hay ghét bỏ. Có đôi lúc con có thể quan sát sự sanh khởi của chúng và chúng tự động lắng dịu trong lúc ngồi thiền hay trong lúc 'thận trọng, chú tâm, quan sát' trong các công việc. Tuy nhiên, nếu làm như vậy liên tục thì con thường cảm thấy 'nặng nề' hoặc bị cuốn theo sự sanh diệt liên tục của vọng tưởng luôn. Con cũng cố gắng quay lại hơi thở hoặc cảm giác toàn thân trong lúc đó, nhưng vọng tưởng và những thái độ ấy (thường là ghét bỏ) luôn bắt con phải chú tâm đến chúng và vì thế sự mệt mỏi lại có mặt. Con hiện hơi bân khuân là không biết thái độ thực tập như vậy có đúng chăng hay con nên làm những gì trong những lúc như vậy? Cám ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con cảm nhận được thân tâm nhẹ nhàng trong sáng lạ thường; con cảm nhận tâm như mặt trời rực sáng soi chiếu các tâm hành, niệm khởi nhỏ nhiệm... khi các căn tiếp xúc với lục trần & chúng nó như những đám mây mờ nhạt, làn sóng gợn nhẹ che khuất mặt trời sinh lên rồi tan biến. Đôi khi con nhận ra sự tham đắm cố níu lấy của bản ngã đối với các trạng thái an lạc, nhẹ nhàng, và tò mò thắc mắc... nhưng rồi nó cũng tan biến. Tâm con nhận ra điều này và nó không trụ vào đó nữa, mà chỉ ung dung tự tại nhìn chúng. Con luôn nhớ lời thầy đã dạy, không tham đắm, không bám víu, chỉ thấy thôi là được.
Con hành như vậy đúng không? Thầy từ bi chỉ bảo cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy! Thưa Thầy! Mấy hôm nay con thấy tâm của con nó yên, định tĩnh và sáng hơn. Nhất là những lúc con ngồi lại buông xả và thư giãn. Con đã ngồi lại một cách trọn vẹn cả thân lẫn tâm. Con cảm nhận được cảnh vật chung quanh cũng rất thanh tịnh và yên bình, con đã để cho tâm con hoà vào cùng với cảnh đó, con thấy nó rất yên và lắng đọng. Con đang phân vân tâm con như vậy là thế nào và con có nên giữ trạng thái này trong khi ngồi và khi làm việc được không thưa Thầy? Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con đưọc rõ hơn trong sự tu tập. Con xin tri ân và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Trước đây con có một thói quen đó là ban ngày xảy ra chuyện gì tối con rất hay nghĩ lại với ý định là rút kinh nghiệm vì tính con quá cầu toàn. Và sau đó là rơi vào hôn trầm thụy miên sâu. Nhưng gần đây khi gặp một ai, nói chuyện với họ rất lâu, nhưng khi về con muốn nghĩ lại mọi chi tiết như trước đây thì gần như con không nhớ gì cả. Khi đối cảnh con cứ giao tiếp tự nhiên và không khởi quá nhiều lý trí. Con muốn hỏi Thầy biến chuyển của con như vậy có đúng tốt không thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2017

Câu hỏi:

Con thưa Sư. Qua lời chỉ dạy của Sư qua 2 câu hỏi trước của con thi con thấy ra 1 điều mà con không biết có chính xác không. Khi con ý thức chánh niệm, con mường tượng lại con cảm nhận còn 1 cái đang ghi nhận ý thức nói mình chánh niệm, xong con lại cảm nhận điều nữa là làm sao phải thông thoáng Tâm thì mới không bị quên. Con xin Sư chi con như vậy có phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2017

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi con thật sớm. Con mừng lắm vì Thầy nói là con hiểu đúng, nhất là câu nói cuối cùng của Thầy là khi đã ngộ ra TÁNH BIẾT, tướng biết là hoạt dụng chân chính của tâm. Đây mới đích thực cái con muốn biết, nhưng con không biết diễn tả câu hỏi, cứ nói loanh quanh với tướng và tánh biết, Thầy đã gỡ ra mọi thắc mắc cho con rồi. Lần nữa, con rất cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »