loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-08-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con xinh trình thầy những điều con thấy trong quá trình tu tập ạ.
1. Lúc đầu con thận trọng chú tâm quan sát bằng lý trí, nên gây căng thẳng mệt mỏi vì thận trọng chú tâm quan sát quá mức cần thiết.
2. Sau đó con nghe pháp thoại rất nhiều và có thiền với một hy vọng là muốn thoát khổ. Nhưng con lại bị rơi vào hôn trầm và cứ muốn ở một mình.
3. Rồi con buông luôn cả tu, con nghĩ con chỉ sống tùy duyện thuận pháp thôi. Khi đó trong cuộc sống con gặp nhiều trở ngại. Con lại suy sụp tinh thần như trước kia nhưng giờ con gượng lại nhanh hơn. Và lúc đó con mới hiểu tất cả những điều con học được mà không thấy thực trên thân tâm mình thì cũng chưa phải là học được thực sự.
4. Giờ con mới hiểu thêm được 1 chút về những lời thầy dạy sống tùy duyên thuận pháp. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày con không phân biệt được khi nào thì nên chân đế, khi nào thì nên tục đế để sống cho phải đạo. Kính mong thầy cho con xin một lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, kính Thầy chỉ dạy giúp con vấn đề sau:
1. Con đã làm theo lời dạy của Thầy (ngày 19/07/2016), hiện con đã khắc phục được tình trạng trì trệ của định xả nhiều. Thời gian gần đây con thường niệm sự chết, việc này rất có hiệu quả đối với con, qua việc niệm sự chết những phiền não, ràng buộc đã được giải phóng, nhưng con không biết nếu con tiếp tục niệm sự chết thì con có bị rơi vào tình trạng xả nhiều hay không?
2. Trước đây hành thiền định con đã bị tình trạng định (hữu vi hữu ngã) và xả nhiều, sau này chuyển sang hành theo pháp của Thầy con cũng rơi vào tình trạng định (vô vi vô ngã) và xả nhiều làm cho con bị trì trệ mặc dù con hoàn toàn không có chủ ý tìm kiếm trạng thái định xả này. Con không biết là con sai chỗ nào hay vì lý do gì?
Kính Thầy cho con lời khuyên, con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-08-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay con xin chia sẻ một chút hiểu biết của mình ạ. Khi nhìn thấy đâu là cốt lõi rồi, con mới biết thì ra lúc trước, bắt chước khép hờ mắt ngồi kiết già, đếm hơi thở vô thở ra, diệt tham sân si cho tâm mình giống tâm tịch tịnh, làm tâm trải rộng từ bi yêu thương chúng sanh, v.v... tất cả chỉ là bắt chước biểu hiện của bậc giác ngộ, còn cốt lõi bên trong vẫn chưa thấy gì. Còn khi đã biết đến cốt lõi rồi, thì vạn sự tự thông, chứ không cần học từng cái biểu hiện, từng việc làm của người khác nữa. Con hiểu ra pháp Thầy dạy là đi thẳng tới cốt lõi đó, không phải là học những biểu hiện kia. Con xin thành kính tri ân Thầy và pháp vi diệu đã cho con biết đến Thầy. Chúc cho đạo hữu nào còn bắt chước biểu hiện bên ngoài sẽ sớm nhìn thấy cốt lõi đó.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về thiền Tứ niệm xứ.
Thưa thầy bài trình pháp này của con viết ngày 16/08/2016. Con nhận ra được đây là kim chỉ nam cho cuộc sống của con trong đời này.
Mặc dù con đã làm rất nhiều chuyện trong cuộc sống nhưng cuối cùng cho dù thành công hay thất bại, hài lòng hay không hài lòng thì kết quả vẫn là sầu, bi, khổ ưu, não.
Chính vì vậy mà nội tâm con luôn đi tìm một con đường thật sự để sống đúng tốt và cuối cùng nhờ thầy mà con đã tìm ra. Thiền tứ niệm xứ chỉ đơn giản là trở về quan sát lại thân và tâm, quan sát lại các tình trạng cảm giác của thân và các tình trạng cảm xúc của tâm và đặc biệt là thái độ phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh sống.
Thiền tứ niệm xứ bao gồm; niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Khi nắm vững nguyên lý và thực hành thiền tứ niệm xứ trong đời sống thì giá trị cốt lõi thiền tứ niệm xứ mang lại là phá đi bản ngã vô minh ái duc. Con người sở dĩ đau khổ chỉ đơn giản là do sống trong vô minh. Vô minh là không biết sự thật. Nếu biết sự thật và sống trong sự thật thì không có phiền não khổ đau. Vậy sự thật là gi? Sự thật là tất cả những gì khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà không có cái bản ngã vô minh ái dục chen vào. Như vậy mỗi người đều đang sống trong một tình trạng ảo được kết thành từ những kinh nghiệm, khái niệm, quan điểm… biểu hiện dưới dạng cái “ta”. Phá đi cái ta trong từng hoạt động, trong từng suy nghĩ... thì đó cũng chính là phá đi bản ngã vô minh ái dục chi phối đời sống mỗi người. Phá đi cái ta tức là gỡ ra trói buộc do chính cái ta cột vào. Cột vào như thế nào thì gỡ ra cũng như vậy. Gỡ ra chỉ đơn giản là biết cái ta đã cột vào như thế nào, hậu quả ra sao. Chính vì vậy mà thầy đã dạy chúng con: Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao, không có sự giác ngộ cá nhân.
Bản ngã vô minh ái dục hình thành từ đời sống, do đó cũng phải từ đời sống mà phá đi bản ngã vô minh ái dục. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm là giúp cho mỗi người biết trở về nhìn lại thân và tâm, hạn chế tình trạng tâm chạy ra bên ngoài dính mắc vào các đối tượng, hay đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng tương lại. Niệm pháp là thấy ra trói buộc khi tương giao với hoàn cảnh sống. Thấy ra khổ chỉ là ảo, thấy ra nguyên nhân đưa đến đau khổ là hoạt động tạo tác của bản ngã trong tình trạng vô minh, tà kiến. Khi một tâm sinh lên có thể là do duyên bên ngoài tác động hay tự bên trong phát ra mà tâm ấy là phản ứng của bản ngã đầy chất trói buộc thì đó chính là luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Đạo đế chính là tuệ thấy được tâm sinh lên từ sự duyên khởi, thấy trói buộc từ tâm ấy đem đến… cũng tương đương với niệm pháp là con đường duy nhất để tháo gỡ những trói buộc hay phá ra bản ngả vô minh ái dục. Thưa thầy con tin là nếu sống như vậy thì giác ngộ giải thoát là tất yếu. Giá trị sống của con người trên cuộc sống này chỉ có vậy.
Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, lúc này là 1h đêm, con không ngủ được nên nằm quan sát pháp. Trời đang giông bão tháng 7, thấy pháp đến đi con chợt nhận ra con đường giác ngộ không hẳn là con đường xa lánh khổ đau. Con cảm nhận ra ta sống trong thế gian này đau khổ không hẳn là tồi tệ, đau khổ là hiện sinh. Nếu ta không đau khổ làm sao thấy được cái đau khổ của nhân sinh.
Gió rất to, nhìn pháp dữ dội nhưng thật sự vẫn thanh tịnh. Con cảm nhận một sự yên tĩnh đến lạ.
Đôi dòng tâm sự giữa đêm.
Con mong thầy sức khỏe.
Con Tuấn Anh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy ạ!
Trước là con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và duyên lành!
Sau là con xin cám ơn về bài giảng "Thập Nhị Nhân Duyên" của Thầy vào ngày 05/12/2015 ở Sydney (con xem qua Youtube). Quả thật, thời gian gần đây, con gặp nhiều khó khăn bế tắc trong cuộc sống, không biết tìm giải đáp nào từ Phật Pháp thì tự dưng, như một sự mầu nhiệm đến con vì tình cờ xem ngay bài giảng ấy. Từ đó, làm con hiểu rõ hơn về Phật Pháp cũng như có cách nhìn đúng về thân này ở hiện tại vì lúc ấy, con mới biết được rằng khổ - lạc - xả, hay luân hồi sinh tử đều do thái độ tự thân mà ra.
Một lần nữa, con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Thời gian này con chú tâm quán sát tâm con, con xin phép kể những gì con thấy:
Khi tâm con sân, tánh biết quan sát thấy nó khởi lên rồi mất, mỗi lần tánh biết chiếu soi lại thấy tâm sân dần biến mất, nhiều lần như vậy con thấy lý do là khi tánh biết chiếu soi thì nguyên nhân của sân không còn nên sân cũng tự động biến mất. Con trực hiểu ra một điều là giống như cảm giác đau của thân xác, sân là cảm giác đau của tâm. Khi mất nguyên nhân đau thì tự động hết đau. Nhưng con vẫn chưa rõ sân có phải là thực pháp không?
Dạ con kể lại sự quán sát của con không biết có sai lầm chỗ nào không mong Thầy chỉ bảo.
Con chân thành cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ.
Con có câu hỏi nhờ sự giúp đỡ của Thầy.
Khi con quán sát tâm con, con thấy tham, sân, si cũng là những tâm pháp, mà là pháp thì không đoạn diệt do đó sự khổ không thể đoạn diệt. Vậy Niết bàn là trạng thái vắng sự khổ chứ không thể là trạng thái đoạn khổ. Con hiểu vậy có sai lầm không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Từ lúc con lĩnh hội được pháp Thầy giảng, con thấy được nguyên lý của đạo giác ngộ giải thoát. Con thấy trong con có một nguồn năng lượng gì Thầy, nhưng chưa thấy rõ ràng, con thấy giống như nó muốn bộc phát ra một chuyện gì (vấn đề) gì đó, nhưng nó còn luẩn quẩn ở đâu trong tiềm thức và tánh biết. Nhưng con vẫn thấy có một gì đó trong bộ não con, nó muốn bộc phát, nhiều lúc con muốn dừng lại buông tất cả xuất gia đi tu đó Thầy. Con thấy cuộc đời vô thường, khổ, vô ngã, sinh diệt, được mất thành bại một chu kỳ vòng tròn luẩn quẩn. Vậy nghĩa là sao Thầy. Kính bạch Thầy chỉ dạy. Con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con được hiểu. Khi con không nhìn thấy bản ngã, "tâm" lan tỏa xung quanh, nhưng khi gặp sự cố đập đầu vào vật cứng, con ý thức được cơn đau và một ý niệm ấm ức sinh khởi "tại sao chuyện này lại xảy ra" sau đó lập tức biến mất, vì ý niệm đó nhanh quá nên sau khi biến mất thì lý trí con mới nhận biết, con nghĩ rằng thấy ra cơn đau và ý niệm đó trước là tánh biết. Thưa Thầy, tánh biết phải như thế nào để thoát vòng sinh tử? Vì như hiện giờ con thấy tánh biết chỉ đơn giản là nhận biết. "Tâm" con khi không thấy bản ngã thì trải rộng nhưng con không biết kêu nó là gì, có lẽ nó không phải tánh biết. Khi đụng chạm việc đời, bản ngã con xuất hiện ngày càng vi tế, khi con phải làm một việc gì đó, phải suy nghĩ trước sau, thì thật khó dung hợp với "tâm" đó. Con gặp phải vướng mắc vì không nhìn ra được vấn đề ở đâu, mong được Thầy chỉ dạy. Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »