loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Viên Minh! <p>
Hôm con lái xe đưa cô con về quê vào buổi tối, lúc đó đường vắng nên con đã buông thư thân tâm và tự nhiên con thấy cảnh vật trở nên đẹp đẽ, giản dị và gần gũi, một cảm giác trong sáng rỗng lặng trong con xuất hiện, và đặc biệt là con thấy cái bản ngã trung tâm của minh nó biến mất, kèm theo đó là cảm giác bình an va hạnh phúc thanh thanh, con cứ để như vậy cho đến khi đưa cô con về nhà! Xin Sư giải thích dùm con thế là thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy, hôm nay con xin trình pháp với thầy về đề tài ngồi thiền. <p>
Thưa thầy, với con ngồi thiền là hoạt động thăng bằng giữa tĩnh và động, vì công việc và cuộc sống của con hằng ngày rất động nên khi nào thoải mái thì con ngồi thiền như một hoạt động phục hồi thân tâm. Theo hướng dẫn ngồi thiền mà thầy đã dạy lúc đầu con không sao hiểu được nhưng nhờ có sự trải nghiệm đời sống mà dần dần biết các hành. <p>
Hoạt động ngồi thiền thực ra cũng chính là thái độ tâm trên các hoạt động khác của đời sống như đi, đứng, làm việc… mà thái độ tâm này chính là tâm thiền còn cụ thể hơn chính là trở về trọn vẹn với thực tại. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đó, cho nên khi bắt đầu ngồi thiền thầy dạy: buông xuống – trở về. Các hoạt động khác như thân như thế nào thì thấy vậy, tập khí khởi lên như thế nào thì thấy vậy, thì phần này không quan trọng vì nếu tâm trở về với thực tại thì tánh biết sẽ tự hoạt động như thế chứ không phải đó là những việc cần làm khi ngồi thiền mà con đã từng hiểu sai ý thầy. Thầy chỉ phân tích vấn đề cho con hiểu ra chứ không phải áp một phương pháp để con bắt chước theo. <p>

Như vậy ngồi thiền hay các hoạt động khác trong đời sống đều cùng bản chất đó là tâm thiền, là thái độ tâm trở về trọn vẹn với thực tại. Trở về trọn vẹn với thực tại là tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Như vậy nếu biết trở về với thực tại thì biết Thiền. Con xin trình bày với thầy về cách thức mà con trở về với thực tại. Cách thức mà con xin trình pháp với thầy là một quá trình tu tập chứ không phải một giai đoạn cục bộ nào đó. Cách thức như sau: <p>

Đầu tiên con nghe pháp để có cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và cuộc sống. Trong cuộc sống con kẹt ở chỗ nào thì con nghe những bài pháp có liên quan để mở tâm trí mình ra. Lâu ngày con thấy ra được tham, sân. Cứ tiếp tục theo hướng dẫn của thầy trong các bài pháp thoại con thấy ra nguyên nhân của tham sân. Tham sân chỉ là ngọn còn gốc là thái độ nhận thức của con trước những vấn đề đời sống. Thêm một thời gian nữa con thấy ra hướng tu, thêm một thời gian nữa con thấy ra bản ngã, thêm một thời gian nữa con thấy ra tánh biết. Con nhận ra tánh biết trong lúc con thất niệm, trong lúc thất niệm con nhận ra tánh biết vẫn thấy con đang thất niệm, thậm chí tâm đang thất niệm nhưng con vẫn làm việc được, và từ đó con sử dụng tánh biết để soi chiếu lại mình mà không còn soi chiếu bằng lí trí nữa. Soi chiếu lại mình là ở ngay đó không thêm, không bớt, không có khái niệm buông xuống với một tâm thấy thực tại nhưng không đánh giá khái niệm hóa thực tại. Soi chiếu một thời gian con nhận ra được sự trở về. Trong các bài pháp thầy giảng có chỗ con không hiểu là trọn vẹn với tâm sân, tâm tham, tâm bất an. Bây giờ con dần hiểu ra được trọn vẹn là cảm nhận thực trạng trong lặng lẽ, sáng suốt... Tánh biết chỉ thấy mà chưa cảm nhận thực tại thì chưa thực sự là trọn vẹn với thực tại. Con tin là trọn vẹn với các cảm giác, cảm xúc của thân, tâm thì có thể thấy ra chính mình và cuộc đời rõ ràng minh bạch. Con thấy tâm si là tâm trở ngại cho việc ngồi thiền lớn nhất vì tham sân không hoạt động nhưng si luôn hoạt động che mờ tánh biết. <p>
Cuối cùng con xin tóm lại, trở về không phải là một công thức, mà trở về là một quá trình gỡ ra các nút thắt mà bản ngã tự trói vào, chỉ có thông qua cuộc sống để phát hiện ra các nút thắt đó, chứ không thể gỡ ra các nút thắt bằng sự tinh tấn tu tập theo một phương pháp cụ thể nào. <p>
Con thành kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy! <p>
Thưa Thầy, đã lâu rồi con không viết thư trình pháp với Thầy trên mục hỏi đáp, nay con xin được trình bày những trải nghiệm của con trong thời gian gần đây. Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. <p>
Thầy ạ! Nếu như trước đây khi tâm sân nổi lên con quan sát tâm sân đó cho đến khi tâm sân diệt thì giờ đây ngoài sự thấy tâm sân đó con còn thấy rõ thái độ tâm phản ứng với tâm sân, cũng là tâm sân nhưng trước mỗi hoàn cảnh khác nhau thì thái độ tâm lại phản ứng khác nhau. Con cũng thấy ra tâm sân khởi lên là do trước đó con nhận thức sai về bản chất sự việc cũng như về con người, nhận thức sai lầm này là do thành kiến, quan niệm, kinh nghiệm sống và sự giáo dục hình thành trong con. <p>
Con đã từng cố gắng nỗ lực, tinh tấn tu tập khiến thân tâm mệt mỏi và rồi con nhận ra là bản ngã đang tu, chứ thực ra làm gì có ai tu, tu không phải là sự nỗ lực rèn luyện gì cả mà là những vấn đề trong cuộc sống đến mình thấy ra và trở về. <p>
Trước đây con hiểu và hành Buông là thả lỏng toàn thân, không suy nghĩ lăng xăng, không cố gắng để thoát ra khỏi những dính mắc ràng buộc để thân tâm nghỉ ngơi. Giờ đây con hiểu và hành Buông không phải là một hành động mà là để yên cho Pháp vận hành như nó đang là, không thêm cũng không bớt gì cả, chỉ lắng nghe và lặng lẽ quan sát sự đến đi của Pháp. Khi tâm mình trong sáng, thanh tịnh thì Tánh biết sẽ chiếu soi lúc này bản ngã sẽ không còn tạo tác nữa mà nhường chỗ cho Tánh biết. <p>
Con nhận ra sự tương quan giữa Bản ngã và Tánh biết. Nếu như càng muốn diệt bản ngã thì bản ngã chồng chất lên bản ngã, nếu như quá nuông chiều thì bản ngã sẽ luôn tạo tác gây nên nhưng sai lầm, còn khi biết cảm thông, thấu hiểu và yêu thương bản ngã thì bản ngã sẽ tự nhiên ngoan ngoãn hơn, hiểu chuyện hơn giống như giữa cha mẹ và con cái vậy. <p>
Thư cũng đã dài rồi con xin dừng tại đây, giờ này chắc Thầy đang chuẩn bị về nước rồi, con chúc Thầy thượng lộ bình an và mạnh khỏe. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2016

Câu hỏi:

Con xin cảm ơn bài kệ của Thầy. <p>
Bây giờ mỗi Pháp đến đi đều giúp mình học ra được một bài học. Thầy có thể giải thích cho con hiện tượng này không ạ? Hôm qua do công việc phải đi ngoài nắng nhiều nên con bị đau đầu cả buổi chiều, nhưng con vẫn làm việc bình thường, vẫn thận trọng chú tâm quan sát mà không khởi tâm phản ứng lại cơn đau. Đến buổi tối về cơn đau vẫn càng mạnh thêm và rất khó chịu, lúc đó con liền ngồi thư giãn buông xả, chỉ quan sát cơn đau như nó đang là. Ngồi được một lúc khoảng 10 phút thì thấy cơn đau nó từ từ chuyển hóa. Một trạng thái an lạc tỏa ra từ đỉnh đầu xuống khắp toàn thân. Và một lát sau thì cơn đau đầu cũng biến mất. <p>
Mong thầy hoan hỷ. Con xin cám ơn Thầy!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2016

Câu hỏi:

Đọc thơ hồi đáp của Thầy con thấy tim đập nhanh, huyết áp tăng lên, tai nóng mặt nóng, thấy mình muốn viết thư phản bác ngay với rất nhiều lý lẽ. Nhưng khoan đã, mình thấy mình nổi giận và muốn phản bác lại, vậy thì trong mình có hai cái mình. Một cái mình đang nổi giận muốn phản bác lại và một cái mình đang thấy cái mình kia nổi giận muốn phản bác lại. Vậy thì cái mình nào mới thực sự là mình? Một lát sau thì thấy tim mạch trở lại bình thường, không còn muốn viết cái gì để mà phản bác lại nữa. Vậy thì cái mình nổi giận lúc nãy không còn, nhưng cái mình thấy mình nổi giận lúc nãy vẫn còn thì mới thấy mình không nổi giận nữa. Cảm ơn bài thơ hồi đáp của Thầy đã giúp con thấy ra cái mình thực sự của con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy! <p>
Con đã nghe Pháp thoại của Thầy và hành theo được một thời gian. Khi nghe con thường quan sát lại chính mình, cho đến bây giờ con đã nhận ra bản ngã của mình và nó không còn chi phối con nữa. Bản ngã bây giờ cũng chính là các Pháp đến đi, sinh diệt. <p>
Con nhận ra là bấy lâu nay mình đem cái bản ngã ra để mà hoàn thiện, tu tập thiền này thiền kia với mong cầu sự giác ngộ nhưng thực ra lại tự trói buộc mình. <p>
Thật ra tu là không làm gì cả, chỉ sáng suốt, tỉnh thức và trọn vẹn với mọi chuyện đến đi trong đời sống bên trong cũng như bên ngoài. Bây giờ thì con đã biết thế nào là sống Tùy Duyên Thuận Pháp như Thầy đã dạy. Mọi thứ đã hoàn thiện nơi mình rồi, chỉ trở lại và thấy bằng cái thấy trong sáng của Tánh Biết. Thấy được đâu là cái ảo, đâu là cái thật, buông cải ảo đi để sống với cái thật. <p>
Con xin trích lại bài Kệ của Thầy: <p>
Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu <p>
Sáng suốt hồn nhiên khỏi vọng cầu <p>
Buông hết một phen đừng luyến tiếc <p>
Mới hay ngay đó thấy đạo mầu! <p>

Con thành kính tri ân Thầy đã khai ngộ cho con. <p>
Con chưa có pháp danh, thầy có thể hoan hỷ đặt cho con pháp danh được không ạ? <p>
Con kính chúc Thầy sức khỏe và thành công trong con đường hoằng Pháp, khai thị cho chúng sanh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi. Con đọc khá nhiều sách về thiền, về Phật pháp, có lẽ vì đọc nhiều quá nên con bị vưóng vào mục đích, như kiểu trong tâm con muốn tu để vượt qua nỗi sợ hãi hay bất trắc trong cuộc sống sau này. Con biết nếu tâm khởi sinh mục đích thì đã vướng vào cái tham sân si rồi nhưng nó hay lởn vởn trong đầu con mà con không kiểm soát được.
Đặc biệt con hay bị lo sợ và bất an lắm, chính vì vậy con hay bị vướng vào mục đích, con vẫn hay tập quan sát các hành động của minh hằng ngày, như đi, hay đang làm gì, nhưng thường thì không được lâu, kể cả niệm Phật con cũng hay bị quên và chìm vào suy tư nghĩ viển vông, những suy nghĩ của con thường là những suy nghĩ rất xấu như là sau này mình bị bệnh, vợ con gặp tai ương từ đó con nổi lên sự lo sợ, con lại quan sát sự lo sợ đó 1 lúc là nó biến mất, mọi việc cứ thế diễn ra mà không có sự tiến triển gì cả, hàng đêm con vẫn nghe pháp thoại của Thầy nhưng con hiểu rất mông lung.
Con trình bày dài dòng xin Thầy giúp con với, nếu được thầy chỉ bảo cho con con nên bắt đầu lại từ đâu.
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy. Con không quên lời dạy của Thầy, con luôn chánh niệm nơi thân tâm mình. Con thấy mình giờ đây tương đối trở về với chính mình nhẹ nhàng hơn không còn dụng công nhiều như trước đây nữa. Nhưng con vì bệnh suy nhược thần kinh là do trước đây con chưa hiểu biết đến pháp Thầy chỉ dạy nên dẫn tới kết quả làm cho thần kinh bị suy nhược như ngày hôm nay. Vì thế trong ngày con dành thời gian tương đối nhiều cho việc buông xả để giúp thần kinh phục hồi lại. Đúng là thần kinh suy nhược cũng ảnh hưởng 1 phần tương đối tới việc thấy pháp tới đi. Vì những chuyện gì tới thì con lại lo sợ trước tiên làm trở ngại cho việc nhìn pháp trung thực. Mỗi lần lo sợ thì dẫn tới thân tâm mệt mỏi vô cùng, kéo dài tới 1 khoảng thời gian thì từ từ tinh thần mới trấn tỉnh lại. Khi trấn tỉnh thì mới thấy lo âu thật quá khủng khiếp vô cùng, nó làm cho con mệt mỏi. Ước gì con có được thần kinh chuẩn để lắng nghe các pháp tới đi thật là hạnh phúc. Vì trước đây con bị rối loạn thần kinh thực vật nên tuy giờ đã giảm nhưng chưa hết hắn nên cũng ảnh hưởng 1 phần cho con thực hành. Cũng nhờ hành pháp Thầy thì tương đối đỡ hơn trước, trước kia con sợ dữ lắm. Con hy vọng 1 ngày bệnh sẽ hết và được trọn vẹn với pháp Thầy chỉ trong giây phút còn lại. Con xin tâm sự với Thầy 1 chút.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp cùng thầy. Thưa thầy nguyên nhân con đến với Phật giáo là do nội tâm con có nhiều phiền não khổ đau mà con đã dùng nhiều phương pháp nhưng không sao giải thoát được. Con xin trình bày với thầy về đề tài tánh biết và bản ngã. <p>
Một người chưa phát hiện ra tánh biết, chưa biết sử dụng tánh biết thì toàn bộ hoạt động đời sống đều do bản ngã chi phối. Đau khổ chỉ là cái giá mà bản ngã phải trả để bản ngã biết bản ngã có vấn đề. Theo con thấy bản ngã không thiện, không ác bản ngã chỉ vô minh. Vì vô minh nên nghĩ bậy, làm bậy, đặc biệt là tưởng tượng, đoán mò và mong muốn đạt được những cái mà bản ngã thích và loại trừ những cái bản ngã cho là không thích hay nguy hại cho nó. <p>
Trong khi đó pháp vận hành theo định luật, trật tự của pháp, bản ngã càng cướp công pháp, ăn trộm pháp và cản trở pháp bao nhiêu thì sẽ đau khổ bấy nhiêu. Bản ngã sợ đau khổ nhưng lại không biết chính bản ngã tạo ra đau khổ. Và khi đau khổ bản ngã càng không biết tình trạng đau khổ này là do chính bản ngã dựng nên chứ không phải là kết quả từ đâu đến theo kiểu Thượng Đế trừng phạt bản ngã. <p>

Theo trải nghiệm của con thì chỉ có một cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là: “Hãy trở về mà thấy”. Lúc đầu con băn khoăn không biết thế nào là trở về và khi trở về thì ai thấy? Tu tập một thời gian theo hướng dẫn của thầy, con thấy ra nơi con có tánh biết và con sử dụng tánh biết để soi chiếu lại mình. Nhưng cốt lõi là con đã sử dụng tánh biết như thế nào? Con xin trình bày với thầy về cách con sử dụng tánh biết. <p>
Muốn sử dụng tánh biết thì trước tiên phải phát hiện ra tánh biết, sau đó bản ngã hãy nhường chỗ cho tánh biết, đừng lăng xăng, nghi ngờ, thêm, bớt mà che mờ tánh biết. Chỉ có tánh biết thấy, không có tôi sử dụng tánh biết của tôi, đó chỉ là bản ngã cản trở tánh biết thấy pháp mà thôi. Con cũng thấy ra được tại sao mà con khó trở về, nguyên nhân là do bản ngã không tin và luôn bất an với sự giản dị cho nên bản ngã luôn tìm cách cản trở và bày ra đủ chuyện để tự làm khổ mình. <p>
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con cám ơn Thầy đã trả lời, chỉ bảo con về sự việc gây hối hận của con. Đọc thư Thầy và suy ngẫm, bỗng con nhận ra một điều, đôi khi lòng ích kỉ của mình nó tiềm ẩn rất khó nhận ra, vì bảo hộ che đậy cho nó là những suy luận logic của lí trí, khiến cho mình nghe theo sự xui khiến của lí trí mà hành xử sai để rồi sau đó phải hối hận. Cọn nhận thấy như vậy có đúng không Thầy? Và sau đó, cái gì đã giúp minh nhận ra hành xử vừa rồi là sai, thưa Thầy? Có phải là vai trò của tánh biết không hay cũng là một chiều khác của lí trí vậy Thầy? Xin thầy chỉ dạy con vấn đề này. Con thành kính cám ơn Thầy! Kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »