loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-05-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, giờ đây con đã thấy được định luật vô thường qua quá trình luôn sanh diệt của danh sắc nơi thân bệnh hoạn này của con. Giờ con đã thấy được sự sanh diệt liên tuc nơi thân thọ tâm pháp này. Có bệnh thì uống thuốc cho hết bệnh nhưng bản thân con uống hoài mà chẳng hết gì cả, nhờ thế con mới thấy được thân này là khổ đế. Đó chính là quy luật tự nhiên của thân tâm này. Vì mình luôn làm sai với quy luật ấy nên sinh khổ. Vì mình luôn khởi tâm tìm kiếm những gì vừa lòng nhất theo ý đồ của bản ngã, minh luôn muốn cái không bệnh, muốn sống mãi mãi nên không được thì sinh ra khổ. Nhưng pháp thì luôn sanh diệt mà mình không nhìn thấy được lại đi tìm những cái cầu toàn theo ý mình, vì thế cứ khổ dài dài. Con nhận thấy được là do con thường quan sát thân tâm này và thấy ra sự thật như vậy. Con thấy vui lắm Thầy ơi! Chỉ có câu nói của Thầy, đơn giản là "trở về quan sát trọn vẹn thân thọ tâm pháp". Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! <p>
Thưa thầy! Thầy cho con trình lên thầy về sự nhận thức của con trên đường tu tập. Mong thầy lắng nghe và chỉ dạy cho con thêm. Con chân thành tri ân thầy! <p>
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có vô vàn duyên cảnh thuận nghịch với thân tâm mình và chúng ta phải sống với chúng như một thể hòa hợp thì mới có sự ung dung tự tại, như thầy hay nói "ung dung trong ràng buộc", sự ràng buộc ở đây không phải cảnh trần bên ngoài mà ở ngay ý phân biệt bất giác bên trong chúng ta. Thực sự cảnh bên ngoài là sự vận hành của pháp thuận nghịch, thật sự nó rất hoàn hảo, trong thuận có nghịch mà trong nghịch có thuận, chỉ ở chỗ có khéo nhận biết và sống với pháp thôi. Tức khi duyên với cảnh bên ngoài cái sự phân biệt bắt đầu làm việc cho thế là sai-đúng, tốt-xấu,... sự phân biệt đó đưa đến sự động tâm và vọng theo ý phân biệt đó mà có hành động tạo tác tiếp theo, mà mất đi sự sáng suốt của sự giác tỉnh và dẫn đến sân hay hỷ mà có hành động theo vọng tâm ấy. Nhưng khi xúc chạm cảnh ý thức phân biệt phát sinh mà nhận thấy đang có phân biệt đúng-sai, tốt-xấu,... tự nhiên ta bật cười trong tâm mình một nụ cười nhẹ nhàng và không còn là tốt hay xấu nữa mà chỉ là nên hay không nên làm cho hợp với đạo mà thôi, lúc đó tâm trở nên định tĩnh sáng suốt không còn sự dính mắc bởi ý phân biệt nữa. <p>
Thật sự tâm của chúng ta ngày ngày niệm niệm liên tục không ngưng nghỉ do ý thức luôn làm việc, nếu diệt niệm mà trú trong định vô niệm thì khi xúc chạm việc đời liệu có diệt hết niệm được không? Các giác quan có duyên với cảnh thì niệm sinh, ta không thể trừ hết niệm, giống như có gió tiếp xúc với cành cây thì cành cây đung đưa thôi, ta đâu thể ngăn gió tiếp xúc với cành cây được vì điều kiện tự nhiên thì cây đâu sống thiếu gió được, cũng như chúng ta không thể sống mà không tiếp xúc bất kỳ cái gì trên thế gian này, chúng ta không thể mãi trú trong thiền định và cũng không thể hủy hoại thân này của chúng ta được. <p>
Vậy thưa Thầy! Thầy cho con hỏi, khi niệm sinh khởi ta biết niệm đang có và không vọng theo đó là sự giác tỉnh và không bị vọng dẫn đi mà tạo tác hành động. Lúc đó, có định của sự định tĩnh, có sự sáng suốt của giác tỉnh nhưng không trụ lại tức không lìa (diệt) niệm mà thấy nó như thực như vậy có phải là bản thể của Tự Tánh không ạ? <p>
Con cảm ơn thầy đã lắng nghe và hướng dẫn thêm cho con. Con xin tri ân Thầy!
Con, kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con cảm ơn Thầy đã cho con câu trả lời. <p>
Đến chỗ này con thấy mình thật tối tăm. Lý trí thì lý luận, lúc nào cũng lý do, có vẻ như là thông minh và ổn ào nhưng thực sự chỉ đưa đến rắc rối phiền não. Lúc đầu con chưa thấy gì, con cứ để nó biểu hiện dần dần rồi đến những ngày qua, con mới thấy bản thân mình trong công việc thật là phức tạp, lý trí quá nhiều, đôi khi con thấy mình cũng ghê gớm, rồi con thấy do con mong muốn mà khổ, tháo gỡ bao nhiêu cũng chưa hết, có lẽ con trói buộc nhiều quá. Con nói về người khác thì rất sắc sảo nhưng bản thân mình thì chưa giải quyết được. Con xin cảm ơn Thầy đã dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy, thời gian gần đây con không còn được tập trung khi nghe pháp, khi đọc sách, hành thiền. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, trong tâm con lại tái hiện những chuyện buồn trong tình cảm, con đã quên 1 thời gian nhưng bây giờ con không điều khiển được nữa, con bật khóc mỗi lần như vậy vì không thể tập trung được, con nên làm gì thầy có thể chỉ bảo giúp con, con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Dạ con cảm ơn Thầy vì con thiếu pháp học nên con tưởng kiến thức và tri kiến là một. Giờ con đã hiểu thêm sự khác biệt. Nhiều khi con trải nghiệm nhưng con không phân biệt được đó là kiến thức hay tri kiến. Nhờ Thầy nhắc nhở nên giờ đây con đã hiểu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp về đề tài: Cái nhìn tổng quan về cuộc đời. <p>
Cuộc đời có thực và ảo. Khi chưa thấy ra sự thật, cuộc sống của con là cuộc sống ảo bị chi phối bởi 8 pháp thế gian. Vì vô minh ái dục nên tự trói buộc mình và tự tạo ra phiền nảo khổ đau. Trước đây con luôn thắc mắc không biết phải đi con đường nào vì những thành bại trong cuộc đời rõ ràng không đem đến hạnh phúc. Bây giờ con đã rõ ràng hướng đi con xin trình bày như sau: <p>
Hướng đi của cuộc đời là hướng đi đúng theo vận hành của pháp là trở về với sự thật, vì không nhận ra sự thật nên mới tạo tác sai lầm mong cầu hạnh phúc thế gian. Cái gì chưa đạt được thì mong muốn đạt được. Không đạt được theo ý muốn thì đau khổ. Đạt được rồi thì chán. Còn tiến trình thực hiện mong cầu toàn là những gán ghép khái niệm, phán đoán mơ hồ, căng thẳng, bắt an, lo sợ, kể cả những ham thích đạt được cái này cái nọ cũng là nguyên nhân của cái khổ cận kề. <p>
Sau một thời gian học đạo từ thầy con nhận ra được sự thật ở khắp mọi nơi mà cụ thể là ở thân, thọ, tâm, pháp. Con tạm chia sự thật hiện hữu trên 2 đối tượng, một là sự thật trên thân, thọ, tâm này và hai là sự thật ngoài thân, thọ, tâm này đó là pháp. Phát hiện sự thật nơi thân, thọ, tâm thì là trở về với thực tại thân, thọ, tâm. Phát hiện sự thật nơi pháp là phát hiện ra sự tương giao và mối quan hệ. Tuy phân chia như vậy nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ còn lại là nội tâm thanh tĩnh thấy rõ các pháp. Trong đó nội tâm thanh tĩnh thì tất yếu sẽ thấy rõ các pháp, nhưng nội tâm thanh tĩnh là một tiến trình khám phá ra thái độ nhận thức của tâm đối với thân, thọ, tâm, pháp này. Đối với thân, thọ thì trọn vẹn như nó đang là, đối với tâm thì sáng suốt, định tĩnh, trong lành, đối với pháp thì không thêm bớt, không khái niệm hóa thực tại và không biết pháp bằng những khái niệm. quan điểm, thành kiến, tưởng tượng. <p>
Cuối cùng con xin tóm lại việc thấy LÝ của con: Một nội tâm thanh tĩnh trong sáng thấy các pháp như nó đang là thì đó là đang sống trong sự thật. <p>
Con xin cám ơn Thầy trong 2 ngày thứ 7, chủ nhật vừa qua con đã được trực tiếp nghe Thầy thuyết pháp. Con. Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin phép Thầy cho con xin được trình trải nghiệm mà con đã nhận thấy trong mấy hôm nay, đó là sự xảo thuật thiên biến vạn hóa của cái Bản Ngã, nếu không thận trọng chú tâm quan sát thật kỹ thì sẽ bị nó lừa một cách rất dễ dàng. Tham sân si, phiền não, lo âu sợ hãi... cũng điều do bản ngã biến hóa ra để đánh lừa sự nhận biết của mình và gây ra mọi sự khổ đau. Nếu người hành pháp không đủ khả năng để nhận ra điều này mà khởi tâm muốn tìm cách này cách khác để loại bỏ chúng thì càng khổ nhiều hơn. Chính nhờ có cái bản ngã này mà nó giúp cho sự thấy biết của con càng trong sáng hơn, nó càng biến hóa thì sự thấy càng bén nhạy hơn, vì con thấy rằng giữa bản ngã và tánh biết luôn luôn có sự phối hợp rất nhịp nhàng với nhau. Mặc dù nó trốn ở đâu, nó biến hóa ra sao thì tánh biết đều thấy cả. Khi không có bản ngã khởi sanh thì con thấy tâm mình hoàn toàn rỗng không. Trả tâm mình về trạng thái tự nhiên rỗng không của nó. <p>
Thưa Thầy, sao càng khám phá con nhận thấy thân tâm này nó vận hành quá vi diệu. Giờ đây con đang chơi trò chơi với cái bản ngã này mà không còn khởi tâm thích hay không thích nữa, nó biến hóa như thế nào thì kệ nó, con chỉ thấy nó như thế ấy. Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho con trở về chính mình và tự khám phá ra chính mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy! <p>
Thưa Thầy, hôm trước con có gặp lại một cô cùng tham dự khoá thiền thứ 15 với con, cô chia sẻ là lúc tham sân si cô biết cô tham sân si nhưng nguyên nhân dẫn đến tham sân si thì cô quan sát hoài không thấy. Con biết mình chưa thể chia sẻ những trải nghiệm của mình làm sao để cô có thể hiểu mà không bị rối nên con khuyên cô nên vào mục hỏi đáp trên trang trungtamhotong.org để đặt câu hỏi và được Thầy hướng dẫn. Hôm nay con xin phép chia sẻ điều này lên mục hỏi đáp với những gì con thấy ra hi vọng có thể giúp ích phần nào cho cô ấy và nếu như có điều gì đó cần điều chỉnh xin Thầy chỉ dẫn thêm cho con ạ. <p>
Thưa Thầy, từ khi con biết ứng dụng Thận trọng chú tâm quan sát trong đời sống một cách đúng đắn con dần phát hiện ra nhiều điều mới mẻ nơi mình. <p>

Nguyên nhân dẫn đến tham sân si đó là thói quen trong đời sống, thói quen của nhận thức, chính những thói quen này tạo nên những hành động cho là, nên là, phải là... với mong muốn mọi sự đạt được như ý. Mới đầu nghe Thầy hướng dẫn Thận trọng chú tâm quan sát bằng ví dụ uống nước, thời điểm đó con hiểu và áp dụng trong đời sống của con là làm việc gì thì chú tâm thận trọng quan sát trong việc đó như rửa bát, nấu cơm... Thời gian đầu là sự Thận trọng chú tâm quan sát của lý trí nhưng hành một thời gian đi vào tự nhiên không có sự cố gắng nhắc nhở từ lý trí, rồi hành thêm một thời gian nữa thì tâm con mở ra nhận thấy Thận trọng chú tâm quan sát không phải chỉ là trên một việc, một đối tượng nhất định nào mà là Thận trọng chú tâm quan sát tổng thể của thái độ tâm trong đời sống. <p>

Khi con trở về Thận trọng chú tâm quan sát nơi thái độ tâm con dần phát hiện ra trước nay con toàn sống ảo, ảo trong công việc, ảo trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ảo trong mối quan hệ vợ chồng... Lúc đầu sẽ thấy những nguyên nhân thô, từ từ sẽ phát hiện ra những nguyên nhân vi tế hơn và đó là một quá trình quan sát, chiêm nghiệm trong đời sống của chính mình. Tu là không phải là một điều gì to tát, lớn lao, chỉ đơn giản là trở về quan sát thái độ tâm nơi mình rồi từ đó tâm sẽ tự mở ra phát hiện nhiều điều vô cùng thú vị nơi chính mình, và nơi cuộc sống thực tại. <p>
Thưa Thầy, đôi lời chia sẻ của con, con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2016

Câu hỏi:

Kính thầy, <p>
Người ta muốn làm việc gì, bất kể việc đó là gì, người ta phải có năng lượng thúc đẩy, có năng lượng của tham muốn, của sân hận, của sự ngu dốt si mê, của sợ hãi, của tự ti, của tự tin... Rất nhiều hình thái năng lượng, tuy chúng vô hình nhưng nó tác động ghê gớm trong thế giới này. Thưa thầy, có phải tâm thức ô nhiễm lấy thân thể trong hình tướng để thoả mãn những khao khát dục vọng đó để rồi tiếp tục vướng vào mạng lưới này không bao giờ thoát ra cho đến khi họ thức tỉnh? <p>
Con nhận thấy có năng lượng của sự tĩnh lặng, không nghiêng trái nghiêng phải, không đạt tới, không sợ hãi, không... Nó vận hành vô cùng linh động mà tĩnh. <p>
Con thấy khi năng lượng trong câu nói, trong việc làm, trong đi đứng, trong mọi việc của đời sống,... không có bản ngã thì năng lượng đó không bao giờ bị dội lại bởi tâm thức ô nhiễm cùng dòng, không bị phản kháng lại như khi ta đấm vào bức tường. Thì ra có trật tự ẩn trong đời sống, trật tự của năng lượng tâm thức trong sáng, tĩnh lặng. <p>
Không có ai chết, không có ai sinh ra. Chỉ có tâm thức lấy dạng xác thân. (nhận định cuối cùng này có thể chỉ là tri thức do lý luận, con sẽ xem xét lại). <p>
Đôi điều con chia sẻ với thầy. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. <p>
Đầu tiên con xin cảm ơn lời khuyên của thầy, con đã đọc nó rất nhiều lần và con nhận ra rằng con đã quá tự ti về bản thân mình. Con đã luôn muốn được trở lên năng động hơn, tốt đẹp hơn, được mọi người yêu quý, muốn được thoát khỏi cái vỏ bọc của quá khứ nhưng con lại chưa làm gì cả để biến những điều mình muốn thành hiện thực bởi vì con cũng không biết mình nên bắt đầu từ đâu, càng thất bại con lại càng tự ti, con luôn so sánh mình với những người giỏi giang hơn và thấy mình thật bất tài và thậm chí con đã ghen tị với họ... Con đã rất ích kỉ phải không thầy? Con sẽ cố gắng để thay đổi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Con sẽ luôn nhớ một điều thầy dạy đó là cố gắng làm thật tốt từ những việc nhỏ nhặt nhất và những việc con có thể làm. <p>

Cuối cùng con xin cảm ơn thầy đã lắng nghe những lời tâm sự của con và con xin chúc thầy luôn mạnh khỏe và hạnh phúc ạ.

Xem Câu Trả Lời »