loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con thưa Sư Ông
Khi bị trầm cảm, thì khi con niệm thân có thể giúp ích được gì cho bệnh trầm cảm ạ. Con xin Sư Ông chỉ cho con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Con vừa mới nghe xong một bài giảng của Thầy được đăng trên Youtube, trong đó Thầy có nói về "hi vọng của bản ngã". Con nghe được 5 từ này xong bỗng thấy thân thể đầu óc nhẹ tênh một cách lạ lùng. Con ngộ ra cái bản ngã nó kéo con đi theo nó bằng việc gieo vào đầu con ý nghĩ con sẽ đạt được cái này cái kia nếu con không từ bỏ niềm hi vọng và nỗ lực hết mình. Vi tế hơn, đó là một cái "cái hi vọng" thấy sự việc xảy ra "đúng như mình dự đoán hay phân tích". Mỗi lúc như vậy là con lại thấy "hả hê" và nghĩ cái tuệ của mình đang tăng, nhưng cũng may thay giờ thì con giật mình ngay sau đó và thấy được cái hả hê của bản ngã. Con thấy mình chưa buông được "cái hi vọng" vì con vẫn còn nương vào đó để làm có hướng đi trong cuộc sống. Con sẽ tiếp tục quan sát để hiểu hơn về "cái hi vọng của bản ngã" ạ. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi thầy cho con hỏi với ạ. Tập khí của con khá nặng do ngày xưa con chưa thức tỉnh và để bản thân bừa bãi, buông lung và phóng dật rất nhiều. Nên hiện tại lúc làm việc con rất khó tập trung ạ. Nhiều khi tập khí nổi lên và con có thể mất luôn cả buổi làm. Con ngày trước còn hay dùng ý thức để đè nén và gạt bỏ những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân nhiều nữa nên khi quan sát con thấy những tập khí đang đối kháng nhau nặng lắm ạ. Con biết đây là nghiệp con phải chịu, con cũng kh ngại khổ cực gì, nhưng con nên tu tập trong trường hợp này như nào thì đúng ạ thầy. Vì trong giờ làm nếu con cứ lặng yên, chỉ cố gắng hướng tâm đến cviec chứ kh đỏi hỏi sự tập trung nhiều, và để mọi thứ trôi qua thì gần như sẽ mất cả ngày làm. Còn nếu cố gắng tập trung nhiều thì có vẻ sự đối kháng diễn ra càng nặng. Mong thầy chỉ dạy cho con ạ. Con xin cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con xin tri ân Thầy và Pháp của Thầy đã giúp con nhận biết giây phút hiện tại và sống cùng chánh kiến ạ. Con là người đã có vợ con và con cũng đang cố gắng tu học theo Phật Pháp ạ. Những lúc con quán vô thường, khổ, vô ngã hay những lúc con nhận biết trạng thái của con thì những thứ gây khổ trong cuộc sống con đều tự dưng biến mất và mang lại cảm giác thật thư thái bình an, Phật Pháp thật vi diệu ạ.
Nhưng có nổi khổ mà con không thể giải quyết theo cách thường làm được ạ. Vợ con là người thích hội họp uống rượu ạ. Cô ấy luôn yêu thương con và gia đình nhưng lại thường xuyên uống rượu với bạn bè và thậm chí nhiều lần về nhà quá khuya thậm chí là 3-4h sáng ạ. Con biết là vợ con ham vui, con cũng nói với cô ấy nhiều nhưng cô ấy vẫn không muốn sửa đổi dù con rất khổ ạ. Con không thể nạt nộ không thể đánh đập nhưng con cũng rất khổ, những lúc đó con không thể quán nổi hay con nhận biết tâm sân nhưng vẫn ko thể hết đau khổ ạ. Mỗi lần cô ấy đi uống rượu về con lại sân và trải qua đau khổ nhiều ngày, và con cũng bị bối rối không biết nên đối xử với vợ của con như thế nào, con không thể vui vẻ nổi ạ. Con không biết nên đối diện với việc này như thế nào cúi xin Thầy khai tâm giảng pháp cho con hiểu ạ. Con xin cảm ơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Xin thầy cho con hỏi là: rằm và mồng một, trước khi ăn cơm con có hay bới 1 bát cơm dâng cúng bàn thờ Phật, nhưng chồng con nói Phật đâu có ăn cơm dâng cúng, nhưng con thì suy nghĩ là con dâng cúng với tâm thành kính. Con xin Thầy khai thị cho con là chồng con nói như vậy thì con phải giải thích sao cho chồng hiểu ạ. Con xin cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Sau bao nhiêu năm tu học con mới hiểu Tứ Đế là một nghệ thuật sống hơn là tu này nọ. Khi con sống bằng tập đế, tức vô minh ái dục thì khổ đế sớm muộn gì cũng đến dù cho mình chẳng muốn, và khi con sống bằng đạo đế thì chẳng phải cầu an lạc giải thoát gì tự nhiên cũng đến thôi, chẳng liên quan đến ông thần bà thánh nào cả, đó là quy luật, nguyên lý, chân lý ngàn đời.
Nhưng con thấy rằng, nhiều khi con biết mình sống bằng tập đế và biết rằng sẽ đưa đến cái khổ nhưng con không kìm lại được, như một thói quen, một năng lực ngủ ngầm nào đó cứ thúc đẩy con. Trong một ngày con sống nhiều bằng tập đế, ví như ăn, con biết tham ăn món này là không thích hợp, đưa đến bệnh tật, khó chịu... nhưng gặp là con vẫn bị hút vào.
Vậy xin thầy có phương pháp, phương án nào, cách thức nào, kinh nghiệm nào của thầy chỉ dạy cho con với ạ.
Con xin tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Thưa sư ông, con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu. Con biết thái độ đó của con là do con đã thấy biết những khổ lụy của đời sống tình cảm ràng buộc gia đình mang lại nên con muốn xả ly. Nhưng con không chắc có phải mình đang né tránh bài học của pháp hay không. Mong sư ông cho con lời khuyên về thái độ và nhận thức của con. Con kính tri ân Sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông cho con hỏi từ “trụ” trong Kinh Kim Cang là gì ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Hôm nay con xin chia sẻ với quý đạo hữu gần xa về ý nghĩa thật của từ "Chấp nhận", nó không phải là sự cam chịu, cũng không phải là sự đối đầu, chỉ đơn thuần như nó đang là, chấp nhận không có nghĩa là nó không còn đau, nỗi đau nó cứ diễn ra đúng theo quy trình tự nhiên của nó. Việc của bạn là chỉ cảm nhận nỗi đau ấy mà thôi.
Con còn hiểu biết nông cạn xin thầy chỉ bảo thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con có câu hỏi về nỗi sợ. Lúc nhỏ con không sợ hay nói đúng là rất vui khi gặp mọi người rồi trò chuyện vui vẻ, lúc đó con chỉ sợ ma- do người lớn hay dọa trẻ con. Hiện con ít sợ ma, thỉnh thoảng có sợ bóng tối nhưng con sợ người thật, ngại tiếp xúc với người vì trong sự tiếp xúc có thể xảy ra hiểu lầm mâu thuẫn tranh chấp dù có tránh cũng không thể tránh hết được. Lúc chưa biết Đạo thì con hay đấu khẩu, to tiếng nếu việc ấy không đúng, giờ con chỉ lặng im quan sát. Con xin hỏi Thầy là làm thế nào để vượt qua những nỗi sợ ấy? Con kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »