Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-02-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, con là Phật tử tu theo pháp môn niệm Phật (niệm Ân đức Thanh Tịnh, Sáng Suốt của chư Phật), nhưng những điều con thấy đều tương thông với thiền. Pháp môn nào Phật dạy cũng đều đưa tới giải thoát. Bữa đó con đang nấu cơm, bất chợt thấy hễ mình còn khởi lên ý niệm "Ta thấy", "Ta đang làm" là còn xa rời với đạo. Từ bữa đó làm việc gì với tâm không bị ngoại duyên chi phối thì con an nhiên tự tại, vui buồn mừng giận không còn chi phối nữa. Kính mong thầy chỉ dẫn cho con. Con xin chân thành cám ơn.
Ngày gửi: 18-02-2011
Câu hỏi:
Con rất thích thiền, xin thầy hướng dẫn cho con học thiền nên bắt đầu từ đâu? Đọc sách gì ạ?
Ngày gửi: 17-02-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy! Chiều qua con đi xe máy đường dài. Trong khi lái xe con phải tập trung vào đường đi. Khi đó tự nhiên con khởi lên suy nghĩ: Hãy buông ra. Ngay khi đó con buông xuống những tính toán để chú tâm quan sát: mắt đang nhìn đường đi, tai đang nghe âm thanh... Thật lạ kỳ, ngay khi đó những stress và sân hận trong con không xuất hiện. Con tiếp tục chú tâm quan sát trên suốt đường đi như thế. Lạ lắm thầy ạ! Hình như con đã trở thành một người mới thưa thầy. Những người con cực kỳ ghét họ thì bây giờ con không thấy đối kháng với họ nữa. Con không biết đó là hiện tượng gì, nhưng lúc này con cũng không dám mong cầu gì hơn nữa.
Con biết mình còn tham, sân, si rất nhiều, nên nguyện bình thản đón nhận các pháp để thấy ra bài học!
Con cảm ơn Phật, cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy đã chỉ cho con bài học từ cuộc đời này!
Ngày gửi: 17-02-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, con được đọc câu trả lời của Sư cho một sư về vấn đề phạm lỗi và cách hành trì (Pháp Tạ Sám). Con rất hoan hỷ vì trong quá khứ do vô minh, hèn nhát con cũng bất kính với thầy của con là một cao tăng và là người ân của con; đã không giúp đỡ mẹ con khi mẹ cần đến con (mẹ con có nhờ đưa đi thăm những người thân ở nước này, nước nọ vài năm trước khi mất nhưng con từ chối); đã nói những điều không hay về ba con, chị con cho anh con nghe làm anh đánh hai người đó. Sau này anh bị tâm thần vì nhiều lý do nhưng con nghĩ cũng một phần là do con tâm sự không đúng người. Con cũng làm nhiều việc thiện cho các vị đó như bố thí pháp, tài vật, bênh vực... nhưng những lỗi vấp phải cứ ám ảnh con vì con sợ trả quả. Thưa thầy, khi mình hành Pháp Tạ Sám mỗi ngày thì khi nào mình biết là mình đã làm được, quả báo sẽ không nặng lắm hoặc đã được hoàn toàn tiêu diệt ạ? Con kính tri ân Sư.
Ngày gửi: 17-02-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con rất muốn tụng kinh niệm Phật những lúc có thời gian rảnh, nhưng hiện nay Kinh sách in ấn rất nhiều và có nhiều quyển cùng một thể loại nhưng nội dung lại không giống nhau nên con không biết nên đọc quyển nào. Con chỉ thích nhất là Kinh Bát Nhã vì ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc. Còn các kinh khác khó thuộc và khó hiểu quá. Có người nói với con việc đọc chú Đại Bi có thể hóa hung thành kiết, có thể cầu gì được đó v.v... Nhưng con tìm hiểu thì thấy rằng đó là đọc tên các vị Phật thôi. Xin Thầy tư vấn giúp con là con nên đọc quyển Kinh nào vì có rất nhiều kinh mà con chỉ muốn đọc một quyển thôi nhưng thật chú tâm và thành thục chứ đọc nhiều con loạn hết cả lên. Nếu đọc chú mà huyền diệu như vậy thì ta chỉ nên đọc chú là được có đúng như vậy không thưa Thầy. Xin Thầy giúp con ạ.
Ngày gửi: 16-02-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, kính chúc thầy một năm mới nhiều sức khỏe. Con xin trình bày vấn đề làm con rất lo lắng trong mấy ngày nay. Cách đây vài năm, con có làm trụ trì một ngôi chùa, thực ra là con cao hạ nhất trong các huynh đệ, cũng nhanh nhẹn, tháo vát nên được tín nhiệm thôi chứ sự thật là đất do thí chủ cúng dường cho thập phương Tăng, liêu cốc cũng được cúng dường đến thập phương Tăng. Một hôm, có vị tỳ khưu khách tăng đến chùa chơi, cũng gần chiều chiều rồi, nhưng qua buổi nói chuyện, con thấy không thích vị ấy, khi vị ấy ngỏ ý xin ở lại một đêm, con đã tìm cách từ chối khéo (trong chùa vẫn còn mấy cái cốc không ai ở. Vị ấy rất vui vẻ, đảnh lễ con rồi ra đi.
Thời gian gần đây,con đọc lại tích truyện Pháp cú, liên quan đến Jambuka và Lokatissa 2 vị tỳ khưu đã tạo ác nghiệp trong thời kỳ Đức Phật Ca Diếp (một vị sỉ mắng vị A-la-hán, vị kia đốt vật thực), cả hai sau đó đều chịu quả báo rất đau khổ trong nhiều trăm kiếp. Con bỗng giật mình nhớ ra câu chuyện con đã làm với vị tỳ khưu kia. Không biết vị kia có phải là bậc Thánh hay không, con rất lo sợ, mỗi khi con định ngồi thiền, tâm bất an khởi lên rất mạnh, dù cố chánh niệm mà không nổi. Thời gian này là con không thể ngồi thiền được nữa rồi. Con phải làm gì bây giờ đây, bạch thầy? Thầy là bậc trưởng lão, có nhiều kinh nghiệm pháp học, pháp hành, kính xin thầy tháo gỡ giúp cho con, con chỉ còn biết hỏi thầy.
Ngày gửi: 16-02-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con xin hỏi: Vì sao nhiều vị tu rất tốt nhưng về già bị lẫn rất nặng, nếu họ thường chánh niệm tỉnh giác hay liễu liễu thường tri thì mọi sự đều minh bạch làm sao bị lú lẫn được? Như vậy do tu chưa đúng hay còn lý do nào khác, xin thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 15-02-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con đã suy nghĩ rất lâu mới mạnh dạn hỏi Thầy rằng: Thầy có niềm vui hay nỗi buồn không? Và niềm vui hay nỗi buồn của Thầy là gì ạ? Con hỏi Thầy như vậy vì con không biết một bậc giác ngộ thì sẽ lấy gì làm niềm vui, và có gì có thể làm cho vị ấy buồn được?
Điều thứ hai con muốn hỏi Thầy là: Hiện nay con đang rất lo sợ vì con đang rất hạnh phúc và đầy đủ nhưng con hiểu rằng cuộc sống hiện tại là giả tạm. Nếu ta yêu cái giả, tạm thì ta sẽ chìm trong luân hồi. Thầy dạy con rằng cứ tu sao mà thân khẩu ý, tức hành động, nói năng, suy nghĩ thanh tịnh là có cực lạc ngay, đừng lo lắng vọng cầu gì cả. Nhưng con vẫn bị chấp bởi cái Ta và của Ta. Như vậy con phải làm sao? Xin Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-02-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con vẫn chưa biết việc sử dụng "Như lý tác ý" trong việc hành thiền minh sát là phải như thế nào? Kính mong Thầy chỉ giúp con. Nếu được, xin Thầy cho ví dụ cụ thể. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 08-02-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Thầy dạy rằng lúc động dụng thì "thận trọng, chú tâm, quan sát" là thực hành Vipassanà rồi. Như vậy thì những người làm các công việc cần sự chú tâm cao như: thợ điêu khắc hay bác sĩ giải phẫu thì có phải thực chất là họ đang hành Thiền Vipassana không? Con nghĩ là nếu thận trọng, chú ý thuần túy thì Tâm để hoàn toàn trên đối tượng, còn hành Vipassanà thì Tâm phải để trong thân, chứ không tập trung hoàn toàn trên đối tượng, đồng thời khi đó ta phải ý thức, hay biết được sự chú tâm của mình. Con hiểu như vậy có đúng không ạ? Con kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cám ơn Thầy.