Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-12-2010
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con có một số thắc mắc xin thầy giải thích cho con.
1. Theo con hiểu thì đạo Phật xoay quanh vấn đề làm sao để con người thoát khổ. Nhưng khi khổ, vừa sinh lên ý nghĩ muốn thoát khổ đã rơi vào phi hữu ái. Vậy ngay khi đó họ lại chuốc thêm một cái khổ khác ngoài những cái khổ của sinh lão bệnh tử. Như vậy căn bản của việc tu đã vướng vào nghịch lý này ngay từ đầu.
2. Vừa rồi thầy có dạy: "thường lặng lẽ biết mình". Con không hiểu chữ "mình" ở đây nghĩa là gì. Có phải là thân, thọ, tâm, pháp hay chỉ là tâm của mình?
3. Thầy có dạy về chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Chánh pháp là chỉ thẳng vào sự thật. Sau này vì các vị Tổ thấy căn cơ người học chưa đủ sức để nhận ra từ chánh pháp nên dùng phương tiện như niệm Phật, tham công án, khán thoại đầu, trì chú, v.v... Như vậy nếu học theo tượng pháp thì hành giả có phương pháp để hành, còn học theo chánh pháp thì hành giả phải làm sao? Theo những gì con đã học được thì có những cách sau:
a. Sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay thận trọng, chú tâm, quan sát.
b. Buông bỏ lăng xăng tạo tác khi đối cảnh.
c. Lặng lẽ thường biết mình.
Trong 3 điều trên thì cái nào là cái đầu tiên phải thực hiện hay thực hiện cả 3 cùng một lúc?
Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 04-12-2010
Câu hỏi:
1. Thưa sư, con muốn hiểu sâu hơn về Phật giáo Nam tông và Bắc tông.
2. Trong thời mạt pháp, con nghe nói pháp môn niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất trong tám vạn bốn ngàn pháp môn (vì đây là pháp môn dễ thực hiện nhất đối với tất cả mọi người già, trẻ) phải không sư?
Ngày gửi: 04-12-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi, người hành thiền lấy thước đo nào để nhận biết mình tu tập có tiến bộ?
Ngày gửi: 03-12-2010
Câu hỏi:
Thưa sư, có phải người giàu, kẻ nghèo, người đẹp, kẻ xấu... tất cả đều do nghiệp? Con người sinh ra sống chết đều có số phải không sư? Còn thuyết luân hồi là thế nào ạ? Và có phải trong tương lai, đức Phật Di-lặc sẽ hạ thế ở cõi Ta-bà? Con cám ơn sư.
Ngày gửi: 03-12-2010
Câu hỏi:
Con thưa thầy, có những lúc con cần niệm tưởng đến Phật, Pháp thì con có thể niệm thầm câu như thế nào ạ? Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 02-12-2010
Câu hỏi:
Thưa Sư, con có thắc mắc về việc hành chánh niệm tỉnh giác xin Sư chỉ giáo. Theo như lời hướng dẫn của một vài thiền sư (như ngài Goenka và ngài U.Tejaniya), nếu con nhớ và hiểu không nhầm thì có xu hướng dạy cho thiền sinh có thói quen giữ chánh niệm tỉnh giác, tức là tạo "đà" chánh niệm tỉnh giác để sau khóa tu họ vẫn có "đà" đó để tiếp tục trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng con băn khoăn như vậy có biến sự tỉnh giác thành một thói quen máy móc không mà trở thành thiếu tỉnh giác? Và phải chăng chánh niệm tỉnh giác không thể tập luyện hay vun trồng được? Chẳng phải kinh nghiệm trong khóa tu sẽ quy định những gì xảy ra trong những ngày tới của họ sao?
Ngày gửi: 02-12-2010
Câu hỏi:
Kính bạch Sư ông. Con vô cùng tri ân sư ông đã chỉ cho con thấy được giá trị của Pháp ngay nơi thực tại đang là. Nếu không được sư ông chỉ dạy, con sẽ cứ mãi chìm đắm trong lý luận sách vở không biết ngày nào thoát ra. Con có một số thắc mắc, kính xin sư ông chỉ dạy cho con.
Thứ nhất: Sau khi nghe sư ông dạy thiền vipassanà, con có tham khảo thêm Thiền Tông, thì thấy dung thông, không khác. Về "lý", nhờ sư ông chỉ dạy rõ ràng nên con đã khá thông suốt. Con cũng luôn thận trọng quay lại chính mình để ngay nơi pháp thực mà sống với "sự" để sự và lý dung thông.. Nhưng con nhận ra rằng có thể tập khí còn nặng nên con không dễ dàng thấy ra pháp và sống thuận pháp một cách thuần thục, nói cách khác là con hiểu nhưng "buông" không được. Vậy khi "lý" đi trước khá xa so với "sự" thì con cần thận trọng điều gì để không bị đi lạc vào con đường của lý trí ạ?
Thứ hai: Nếu như một người trong kiếp này thấu hiểu về lý, nhưng chưa thực sự vô được cái thực thì sau khi thân hoại mạng chung, việc thông lý đó có thể được duy trì ở kiếp sau không hay sẽ phải làm lại từ đầu? Và khi con đã nhận ra con đường sáng, có cách nào để những kiếp sau con sẽ không bị lạc đường nữa không ạ?
Ngày gửi: 02-12-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy từ bi giảng cho con một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, cơ bản nhất để con có thể lĩnh hội được về 7 Pháp giác chi. Con có đọc sách nhưng không hiểu được ạ. Con xin tri ân Thầy.
Ngày gửi: 01-12-2010
Câu hỏi:
Thưa Sư, Sư thường nói bản ngã huyễn ảo giống như là sợi dây mà tưởng con rắn, thấy danh sắc mà tưởng là "mình" vậy. Tuy nhiên làm thế nào mà hành giả có thể biết được mình có tuệ giác đi sâu vào cấu trúc của bản ngã, hay chỉ đơn thuần đang hoạt động trong phạm vi của tư tưởng, suy nghĩ, kiến thức, ký ức đã được tích lũy từ trước (về bản ngã, về vô ngã hay đại ngã...) học được từ kinh sách hay người khác ạ?
Ngày gửi: 30-11-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy, cho con hỏi là nếu mình ngồi thiền với dục vọng muốn tiêu trừ bản ngã thì như vậy có phải là tốt không? Mong thầy giải thích cho con và các bạn đồng tu...