loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-12-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Sư,
Mỗi người chúng ta có một tâm trong lặng, không một vọng niệm, mà lại chui vào cái thân chật chội này rồi sinh ra tôi, ta, muôn việc muôn sự.
Tất cả cũng từ một niệm, và một niệm đó cũng từ cái trong sáng đó mà ra. Tuy nhiên vọng niệm bản chất cũng là phật tánh, sóng cũng vốn là nước.
"Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, tương lai tâm bất khả đắc" vậy thì chỉ còn lại cái vô niệm trong lành thực tại này, chưa từng sinh hay tử.
Con xin được trình pháp vào một ngày thứ hai đầy nắng, con kính chúc Sư một tuần mới hoan hỷ và đầy niềm vui ạ.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-12-2016

Câu hỏi:

Con thưa Sư,
Con thành kính tri ân Sư ạ. Sau đây con xin phép được trình pháp, kính mong Sư từ bi chỉ dạy con nếu có gì sai sót ạ.
Nhờ ơn Chư Phật, Tổ, quí Sư thầy mà con nhìn ra là bản chất mọi việc trên đời đều là mộng, trong bản thân chúng ta chứa đựng một sự thật, gọi là Niết Bàn, hay Chân Tâm, Tánh Biết đều là một thôi. Con thì thích gọi là mặt trăng, mặt trăng sáng ngời ngay nơi sáu cửa, mắt là thấy, tai thì là nghe, thân xúc chạm, ý biết muôn pháp. Trong sự thật này không có ai cả, không người hay ta, tất cả đều là một. Thân thể này chỉ là chiếc xe để vận chuyển trong cõi mộng này. Tỉnh mộng ra thì mọi việc không có gì phải phiền não cả, vì mọi thứ vốn đã hoàn hảo theo cách riêng của chính nó. Dạ vâng, con xin được dừng tại đây ạ.
Con thành kính đảnh lễ Sư. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy ạ!

Con có duyên nghe những bài giảng của Thầy đã lâu, do muốn tìm tòi học hỏi thêm nên cũng đã tìm những cuốn sách mà thầy viết để đào sâu suy ngẫm. Con năm nay 26 tuổi, đọc khá nhiều sách nhưng đến khi con được nghe Thầy giảng, đọc những cuốn sách của Thầy, tâm con như sáng ra hẳn. Con bây giờ đã hiểu được cách mà cuộc sống vận hành và con cũng có thể giải thích được những tình huống mà con gặp phải trong cuộc sống của mình mà trước kia con không biết phải làm sao và vì sao lại như thế.
Con tu, con chỉ biết một điều như lời Thầy dạy: "Mình như thế nào thì biết mình như thế đấy". Con đã hiểu và thực chứng, đôi lúc con cũng quên nhưng lúc đó con biết con quên thôi. Con nhận thấy rằng, quá trình thấy biết này nó tự vận hành phải không Thầy? Con không thúc đẩy bản thân con tu, nhưng nó cứ tự nhiên đến, rồi tự nhiên đi, chỉ là càng ngày càng đến nhiều hơn mà thôi. Con cảm thấy mình sống thuận pháp hơn, con ngộ ra nhiều điều hơn. Điều còn lại là con cần thực chứng nhiều hơn. Con cám ơn Thầy rất nhiều, và con cũng cảm ơn Pháp đã mang Thầy đến với con cũng như với cuộc sống này.
Con kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con hiểu như sau: con người ta đến với cuộc đời này là để trả nghiệp và học ra những bài học mới. Nếu biết như vậy thì sẽ không còn đau khổ vì gieo nhân nào phải hái quả ấy, hãy ráng chịu đựng học hỏi từ những khổ đau của mình, và có được thân người trong kiếp này thì nên cố gắng tu tập như luôn nhớ ân đức Tam Bảo, giữ giới, làm các việc thiện lành, giữ tâm trong sáng,.. nguyện những việc ấy sẽ trợ duyên cho giác ngộ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Như vậy con thực hành đúng không ạ? Con nghĩ rằng nếu xuất gia thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho việc "diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân" nhưng con đã lớn tuổi (57 tuổi ạ), cuộc sống gia đình còn nhiều điều phải lo, thấy ra mình cứ phải ky bo giữ nhiều thứ sợ mất, sức khỏe kém, luẩn quẩn lòng vòng đủ thứ, biết là đến giờ này đã già mới hiểu ra được một chút vậy mà cũng chưa dám buông xả. Mắc cười quá Thầy ạ.
Con tri ân Thầy rất nhiều và hiểu rằng như lời Phật dạy để trả ân tốt nhất là phải thực hành đúng lời Ngài dạy, có phải không ạ?
Con kính đảnh lễ Thày, chúc Thầy nhiều sức khỏe và an vui.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2016

Câu hỏi:

Con chào Sư,
Con cảm ơn Sư vì đã dành thời gian để trả lời thắc mắc của con ạ, theo chỗ biết lõm bõm của con thì để trải nghiệm về chỗ vốn tự đầy đủ, như lúc con ở bờ sông ngồi chơi, không làm gì cả mà mắt và tai con vẫn thấy nghe đầy đủ ạ, gió ngang vẫn thấy mát, tánh biết không hình dạng trong con tự sáng ngời ngay hiện tại và đặc biệt con thấy lúc đó khoẻ ra. Dạ vâng, con đã hỏi Sư hơi nhiều rồi, trải nghiệm con còn non tuy nhiên con vẫn mạnh dạn thưa trình để chỗ nào sai thì Sư từ bi sửa lại giúp con ạ. Con chân thành tri ân và kính chúc Sư thầy có thật nhiều sức khoẻ hầu mang lại chánh pháp khắp muôn nơi ạ. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con,
Alvin Nguyễn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con quan sát bản thân và thấy một số điều sau ạ:
- Như lúc gần sáng là lúc con nửa tỉnh nửa ngủ, khi tập khí khởi lên tự nhiên có 1 cái biết nào đó nó nhắc con buông ra.
- Khi con nghĩ, bây giờ con lại biết là con đang nghĩ, không như trước đây con nghĩ là tâm chạy đâu mất luôn.
- Khi con nói chuyện với ai khác, có nhạc ở đâu đó bật lên tự nhiên con nghe thấy rất nhanh xong rồi con nghe nhạc luôn, sau đó có khi còn quên luôn đang nói tới cái gì.
- Khi gặp một ai đó. Con không cố ý nhưng con lại biết tâm người đó đang như thế nào, có thể đúng có thể sai ạ.

Bạch Thầy, một số biểu hiện như thế là con đang đi đúng hướng hay còn chỗ nào cần lưu ý mong Thầy chỉ dạy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Trước đây qua những tìm hiểu giải nghĩa khác nhau của nhiều vị nhiều sách về 12 nhân duyên của Bậc Toàn Giác, nhưng con vẫn còn phân vân chưa hoàn toàn đồng ý giải nghĩa theo hướng nguyên nhân tái sinh từ kiếp này sang kiếp kia. Nhưng sau khi được nghe Thầy giảng theo hướng sự hình thành khối đau khổ của tâm phát sinh từ vô minh ái thủ hữu và con thấy ra được thì không còn phân vân gì hết. Con mới thấy ra là từ xưa đến nay Như Lai chỉ nói về sự khổ và diệt khổ quả không sai.
Con cám ơn Thầy. Chúc Thầy hoằng Pháp mỹ mãn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con thấy sự tương giao chính là biểu hiện nhận thức của tánh biết về chính mình và cuộc đời. Mối quan hệ chính là nhận thức của bản ngã về chính mình và cuộc đời. Đời sống của một người khi không bị bản ngã chi phối thì người đó sẽ sống với sự tương giao. Như vậy khi không bị bản ngã chi phối thì tánh biết sẽ ứng tiếp với pháp chính xác như pháp đang là và tất nhiên cuộc sống sẽ trọn vẹn với dòng chảy của pháp. Khi không bị bản ngã chi phối thì con người mới thực sự sống chứ không phải đứng lại một chỗ theo kiểu không còn mục tiêu, lý tưởng, giá trị… Ngược lại khi đời sống là sự vận hành theo sự điều động của bản ngã thì toàn bộ những con người, những sự việc, những sự vật mà mỗi người hằng ngày vẫn tiếp xúc, phản ứng đều là ảo. Cái ảo này phần nhiều bắt nguồn từ cái thực, nhưng do không thấy cái thực là cái thực nên cái thực khi đi qua tiến trình nhận thức của bản ngã (quan điểm, khái niệm …) thì cái thực bị bóp méo thành cái ảo, rồi thì mỗi người cứ trên cái tướng ảo đó mà phản ứng vui buồn, hạnh phúc, đau khổ đủ thứ.
Trước đây con không biết phải lựa chọn thế nào cho đúng, phải hành động thế nào cho đúng để không bị nhận lấy kết quả là phiền não khổ đau. Giờ đây con thấy ra được làm sao có thể lựa chọn hay hành động đúng được khi nội tâm bên trong chỉ là một cái kho chứa toàn những cái ảo. Cửa ngõ để mỗi người có thể thoát ra cái ảo mà trở về sống với cái thực chính là “buông xả vô vi vô ngã”. Khi buông ra những ý đồ bản ngã thì sẽ trở về với thực tại. Có thể nói một cách khác là khi buông ra bản ngã lăng xăng tạo tác thì nhận ra tánh biết bất động vẫn đang nhận biết mọi sự mọi việc. Tánh biết bất động nhận ra bản ngã đang lăng xăng che mờ tánh biết, nhận ra tập khí sinh diệt, tánh biết ứng ra lục căn thì nhận biết mọi thứ xung quanh: cảm giác, cảm xúc… tánh biết khi tương tác với người, với sự việc, sự vật sẽ tương tác trên cái thực và cũng nhận những cái ảo mà bản ngã sinh lên phản ứng sai lệch hoàn toàn với cái thực. Tu là quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi. Trong đó tánh biết tự tu chứ không có ai tu. Tánh biết tự điều chỉnh lại những sai lệch chuyển hóa mọi mối quan hệ thành sự tương giao trong vận hành của pháp chứ không có cái nỗ lực của cái ta trở thành.
Con xin cảm ơn thầy và mong thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Xin Thầy giải thích cho con cách con hành pháp như vậy có đúng không?
Con niệm Phật và lắng nghe, theo dõi tiếng niệm Phật ngay cả khi có tạp niệm xen lẫn trong tiếng niệm Phật con vẫn rõ biết, rỗng rang không khởì lên ý gì.
Bạch Thầy con hành như vậy có đúng không?
Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con thấy mình còn những dính mắc, ảo vọng. Đi làm thì không sao, nhưng tối về, lúc rảnh rỗi thì những vọng niệm này nổi lên. Vì thế, lúc rảnh, nó đến thì con vừa biết thọ và tâm, con vừa lấy nó làm đề mục để quán pháp nhân-duyên-quả. Con thấy quán pháp rất hợp vì giúp con thông suốt vấn đề.

Tuy nhiên, hình như giống Thầy có lần dạy, quán pháp khó nên nhiều lúc bí, con lại rơi vào buồn ngủ. Con bèn đi nằm, buông lỏng thì thấy yên tịnh, rỗng rang và ngủ ngon. Nhưng hôm sau, những dính mắc, ảo vọng do chưa được thông nên lại tái hiện tiếp.

Vậy con có nên ngồi tập thiền đối trị một thời gian (sự thở) để tăng sức chú tâm, tỉnh táo, rồi dần dần sẽ có sức dẻo dai để quán pháp hơn không Thầy? Nếu không thì con nên làm thế nào?

Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »