loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-10-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!

Trước là con xin kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và duyên lành. Sau là con xin cám ơn về những lời giải đáp và góp ý của Thầy về quá trình tu học của con trong thời gian qua, con xin trình Pháp ạ.

Trước kia, con là người rất yêu thích khoa học, đặc biệt là vật lý thiên văn. Càng tìm hiểu con càng cảm thấy như có một cái gì đó rất chung (mọi sự vật hiện tượng: chúng sinh, đất, đá...) mà khoa học cũng ít nhiều đã nói (nhưng thật sự không rõ lắm). Con nghĩ rằng khoa học sẽ giải thích hết mọi sự thắt mắc, nhưng rồi cũng đi vào bế tắc. Và nhân duyên đã đưa con đến với đạo Phật, nhờ một người bạn nên con đã biết đến các bài giảng Pháp của Thầy. Con làm như Thầy dạy là chỉ nghe và chiêm nghiệm những gì mình thấy ra đúng với thực tế của mình. Điều đó hiệu quả vô cùng.

Rồi một ngày nọ, trong con có một cảm nhận về mọi chúng sinh, mọi sự vật hiện tượng (đất, đá, gió, lửa, nước,...), từ hiện tại cho đến vô lượng kiếp trước cho đến kiếp sau, cảm nhận rằng, tất cả đều là một thành phần của vũ trụ, làm con liên tưởng đến câu nói "từ không sinh ra có, rồi từ có trở về không". Từ đó làm con hiểu rõ hơn về tình thương của Đức Phật.

Cuộc sống của con có nhiều bận rộn nên lắm lúc làm con quên đi những gì mình từng tâm niệm. Nhưng mỗi khi con đi sai đường thì luôn có những sự việc trái ý xảy đến với con. Sau khi giải quyết xong vấn đề, trong giây phút lắng lòng, con chiêm nghiệm lại, lúc đó con bỗng giật mình cảm thấy rằng đây có phải là sự nhắc nhở của Pháp không, từ đó làm con hiểu rõ hơn về lời Thầy dạy, nghiệp là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ (con chỉ đọc lời tựa chứ con chưa nghe). Lúc ấy, con hiểu thêm vì sao Đức Phật nói rằng, rồi ai cũng sẽ thành Phật - trở về sự vắng lặng, trở về với cái không. Khi thấy vậy thì sự bế tắc trong con về vật lý đã được tháo gỡ tự lúc nào.
Sau đó, cảm xúc trong con dâng trào và một lần nữa, con chuyển nó thành vài dòng thơ, con xin trình ạ:

Sinh ra từ vắng lặng,
Rồi tự tạo lăng tăng.
Nhưng Pháp vẫn lặng thầm,
Nhắc quay về tịch diệt.

Con thấy và cảm nhận vậy nhưng không biết có đó có phải là thực không hay chỉ là lý trí của bản ngã? Con kính mong Thầy góp ý cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Trong quá trình thực tập, con có ghi lại như dưới đây. Mong Thầy xem giúp con ạ. Con cám ơn Thầy đã chỉ bảo.
Kính thư,
Con Thường Minh
---
Khi muốn đứa trẻ tránh những thứ nguy hiểm, cha mẹ thường đưa ra những lời dọa nạt làm đứa trẻ sợ. Nếu muốn bé không tiếp xúc với lửa, ba mẹ thường mang em tới gần ngọn lửa để em cảm nhận sức nóng, từ đó sợ hãi mà không muốn động vào lửa nữa. Dần dần cho đến lớn, chúng ta có thói quen mỗi khi những sự việc hơi giống trải nghiệm trong quá khứ diễn ra, chúng ta sẽ đem những kinh nghiệm cũ ra so sánh hoặc chúng ta có xu hướng gán cho sự việc đang xảy ra những kinh nghiệm đã cũ.

Sử dụng những kinh nghiệm cho hiện tại cũng rất tốt vì đó là sự thực diễn ra trong quá khứ, nó cũng giúp cho ta cảm thấy được an toàn, tránh được những sai lầm tương tự. Đồng thời, quá khứ cũng có thể làm cho chúng ta không nhìn thấy được “sự vật, sự việc, con người” như “họ đang là”. Những tập khí không chỉ theo ta từ kiếp người hiện tại mà có lẽ chúng đã bám dính chúng ta từ nhiều kiếp. Vậy nên chúng thật dai dẳng và khó phát hiện biết bao. Nhờ có Thiền Minh sát, tôi mới nhận biết ra những thói quen này thật kỳ lạ và chẳng hiểu nó từ đâu mà ra. Ví dụ, nói chuyện với người khác thì không sao nhưng mỗi khi nói chuyện với người A, giọng nói của tôi bỗng cao vút và xuất hiện một cảm giác “ghét”. Tiếp đến, tôi sẽ gán cho A thêm một số điểm xấu mà A đã từng làm với tôi trong quá khứ. Những định kiến làm mờ mắt của chính tôi trong hiện tại.

Mỗi một sát-na trôi qua, mọi thứ sẽ thay đổi. Ta có thể lựa chọn thực hành lại những thói quen cũ hoặc tự vượt qua những thói quen, tập khí của chính mình để trở nên tươi mới, tốt đẹp hơn.
Khi ta lựa chọn cho mình con đường thay đổi thì tức là ta cũng chấp nhận sự đổi mới của vạn vật. Ta sẽ mở rộng trái tim, tâm trí và các giác quan để quan sát sự vật. Độ trong sáng của tấm gương sẽ từ từ tăng dần khi ta thực tập Thiền minh sát. Tất nhiên, khi gương đã sáng thì ta sẽ thấy sự thật, lúc đó hành động sẽ tự “ứng” ra tương xứng.
Điều duy nhất ta cần làm chỉ là mở rộng cánh cửa trái tim, khối óc, các giác quan và thực tập Thiền minh sát hàng ngày mà thôi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp: Buông xả chính là nhận ra thực tại. Khi nhận ra thực tại thì quá khứ, tương lại liền chấm dứt. Cho nên khi một phản ứng tâm của bản ngã sinh lên mà thấy ngay (trực tiếp) thì tâm ảo ấy liền chấm dứt, chấm dứt cái quá khứ và cái tương lai của nó (thời gian). Quá khứ chính là nguyên nhân của tương lại cho nên một tâm tham, sân, si sinh lên mới có một giai đoạn kéo dài. Thời gian, quá khứ, tương lại thực ra chỉ là ý niệm mơ hồ của bản ngã. Chỉ có thực tại và thực tại luôn trôi chảy.
Con thành kính tri ân Thầy. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng, con ngồi xem tivi tự dưng thấy các diễn viên chuyển động chậm chạp như trong các bộ phim chiếu chậm, động tác của họ như những con rối vậy. Chính lúc đó con chợt nhận ra các pháp không có bản ngã, chỉ là sự kết hợp của năm đại mà thôi. Con không biết mình có nhầm lẫn không. Xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy, con xin thành tâm đảnh lễ Hòa Thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy đã lâu con không trình pháp, nhưng con vẫn sống với pháp và luôn luôn theo dõi thân tâm con. Hôm nay con muốn viết lên cách thức hành của con nhờ Thầy soi sáng thêm cho con để con đi đúng hướng trên con đường Thầy chỉ dạy và con kể cho Thầy nghe về sự trải nghiệm của con như sau:

- Tâm con thuộc loại hay phóng dật lắm cho nên khi làm chuyện gì chẳng hạn như nấu cơm rửa chén vì con không có đi làm chỉ ở nhà nội trợ lo cho con cái và cha mẹ già yếu, mỗi lần làm việc thì tâm con luôn chạy đi chỗ khác nhưng con biết là tâm mình đang ở chỗ khác mà không trọn vẹn với rửa chén hay nấu cơm khi con nhận biết như thế thì tâm liền quay về với thực tại rửa chén hay nấu cơm được 1 chut rồi nó chạy tiếp rồi con lại biết thì nó quay về.

- Về thọ, khi thân bệnh con nhận thức rất rõ về những trạng thái của thân khi bụng con đầy hơi nếu con để yên chỉ quan sát sự đầy hơi thì con thấy thân có khó chịu nhưng không khổ, ngược lại khi con khởi tâm tìm kiếm phương pháp để đối tri lại nó chẳng hạn suy nghĩ tìm coi thuốc nào hay hay bác sĩ nao giỏi để điều tri... thì con thấy tâm con rất khổ, khổ cả thân lẫn tâm. Khi ngay lúc ấy thì con biết là con chưa trọn ven với cái đang là mà chạy theo cái cho là, phải là, sẽ là... thì phát sanh lên khổ, con liền trở về cái đang là thì không còn khổ nữa chỉ còn cái thân khó chịu mà thôi.

- Về tham, sân, si con luôn nhìn chúng như thực mỗi lần chúng khởi sanh lên con không cố tình chế ngự hay loại bỏ chúng con cứ xem chúng nhờ vậy con mới cảm nhận được mỗi khi chúng sanh lên thì làm cho thân tâm mình mệt mỏi vô cùng chính nhờ thế mình mới cảm nhận sợ chúng rồi buông bỏ chúng được cho nên giờ đây con ít mắng chửi người khác hơn vì con biết mọi phiên não đều xuất phát từ chính bản thân mình chứ không phải đối tượng bên ngoài, bên ngoài chỉ giúp mình soi sáng thân tâm con mà thôi.

- Đố kị hơn thua, thành bai,... là điểm yếu của con trước đây nhưng giờ đây con thấy chúng không còn quan trọng nữa chúng chỉ đem lại sự khổ đau mà thôi hơn nữa chúng chỉ là ảo mà mọi người phải sống chết để tranh danh những cái ảo ấy mà thôi.

- Về nhận thức trong pháp hành con luôn luôn sửa chữa khi con nhận thức sai. Vi mỗi lần nhận thức sai con thấy thân tâm con rất khó chịu con biết đó là dấu hiệu báo là mình đã sai con liền thay đổi nhận thức cho đúng thì con thấy thân tâm con dễ chịu hơn.

- về đời sống vợ chồng con giờ tương đối hạnh phúc hơn. Vì con luôn luôn nhịn nhục và chịu đựng cải vả cũng chẳng lợi ích gì chỉ thêm mệt mỏi mà thôi và làm tăng thêm bản ngã mà thôi. Con chỉ biết lặng lẽ bỏ đi và mở pháp thoại của Thầy nghe thì thấy thân tâm nhẹ nhàng hơn và lợi ít hơn.

- Về cha mẹ con luôn luôn giúp đỡ những gì trong khả năng của con vì ba con giờ cũng liệt nên phải đổ phân mỗi ngày lúc đầu cũng khó chịu nhưng dần cũng quen sân cũng giảm đi.

- về những tập khí khi con ngồi buông xả thì chúng luôn luôn khởi sanh con chỉ biết nhẫn nại và từ bi nhìn chúng con làm như thế thì con thấy không bị căng thẳng, lúc trước thì con lại khởi sanh không thích chúng muốn làm cách nào để những tập khí không khởi sanh càng tìm kiếm thì càng khó chịu và căng thẳng nhiều hơn. Ngoài việc buông xả cho thân tâm khỏe thì con còn thấy thân tâm khởi sanh những gì thì con thấy như vậy cho nên giờ đây con mới thấy rõ thân tâm mình nhiều hơn mà không cần phải tìm hiểu nhiều trên ngôn từ sách vở, chỉ cần nghe Thầy giảng và nắm được nguyên lý là đủ rồi.

Hôm nay con xin trình những gì trong thời gian qua con thực hành theo Thầy dạy. Có chỗ nào chưa đúng kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con xin cảm ơn Thầy nhờ có Thầy mà con đã trở lại chính mình nhiều hơn thấy ra khổ nhiều hơn nhờ thấy được khổ nên con mới tìm thấy con đường giảm bớt khổ cho mình ngay trong thực tại này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, cho phép con được kính thưa Thầy là ân sư vì nhờ khai ngộ của Thầy mà con nhận ra được bao lâu nay con tu chỉ là ngoài vỏ nên khi gặp chuyện mới biết mình vẫn còn đầy phiền não tham sân si ngã mạn.

Bây giờ con biết tỉnh giác hơn, biết nhìn lại mình trong những cảm xúc đong đầy và buông xả. Con không còn tự trách mình, dày vò những lỗi lầm trong quá khứ, áy náy vì những ứng xử chưa được với người thân, than thở vì người thân xử tệ với mình,.. nữa. Khi xưa con phụ thuộc vào thái độ của người khác, chẳng dám làm những điều mình muốn dù điều đó là đúng, bây giờ con chợt nhận ra rằng chẳng qua đó là bản ngã của con nó muốn yên thân, nếu bây giờ sóng gió nhiều hơn, con tin là mình có thể vượt qua được mà tâm vẫn thanh thản. Nhưng con vẫn "sợ" mình chưa đủ phước duyên nên sẽ có lúc bị đi chệch khỏi chánh đạo, con nguyện rằng khi đó con sẽ được minh sư và các vị thiện tri thức dẫn dắt con quay trở lại để đi thẳng đến giác ngộ như trong một bài Kinh Phật dạy về khúc gỗ trôi sông, không tấp vào bờ, không bị nước xoáy, không bị mục nát, không bị người cướp đoạt, không bị ai uy hiếp, khúc gỗ sẽ trôi thẳng đến biển.

Con kính cảm tạ ân đức Tam Bảo, ân đức của Thầy, công đức của các vị Phật tử đã truyền giao giáo pháp đến cho chúng con. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và an vui.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!

Sáng nay, sau khi phát hiện ra Bản Ngã nó lừa con suốt ngày hôm qua và làm con mệt khủng khiếp, thì Tâm con đã trở lại trong sáng, sau đó con thấy Tâm con phát ra niềm Hoan Hỷ rất đặc biệt và không phải thọ Hỷ như trong ái dục hoặc Thiền định. Con cảm nhận niềm Hoan Hỷ này giống cảm thọ mà Thầy giảng ở buổi chủ Nhật tuần vừa qua. Sau đó, con thấy mọi thứ đều tốt đẹp và trong sáng!

Con ngẫu hứng làm bài thơ này:

Khi thấy được ngã không
Tâm lại thật sáng trong
Như mặt trời thức giấc
Sau một đợt ngủ đông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy,
Con chỉ mới được nghe pháp Thầy gần đây nên con nhiều điều thắc mắc xin Thầy vui lòng giải đáp giúp con.
Con được thấy Thầy hướng dẫn khi làm bất cứ việc gì thì ta chỉ cần biết trọn vẹn đang làm việc đó thôi. Con chưa hiểu rõ cho lắm, cho nên con tự nghĩ cách thực hành như con đang đi con nghĩ trong đầu đang đi, con đang chạy xe nghĩ trong đầu con đang chạy xe. Nhưng khi làm vậy con lại thấy có vấn đề, vì chẳng lẽ con chạy xe 10 phút thì con cứ nghĩ trong đầu con đang chạy xe, đang chạy xe hay sao? Như vậy thì có vẻ như đó chỉ là vọng niệm không phải đúng với cái biết mà Thầy đang dạy. Con rất muốn được thực hành đúng pháp nên con xin Thầy hoan hỷ dạy cho con.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ!

Thầy ơi, Tính đến nay con ngồi thiền trường sinh học cũng khoảng 6 năm. Nguyên do đưa con đến với môn học này do sức khỏe không tốt, con hay bệnh lắm, học môn này thì khi bệnh chỉ cần chăm chỉ ngồi thiền là hết bệnh không cần phải uống thuốc gì cả. Tuy nhiên sự thật là có nhiều người khỏi bệnh nan y nhưng cũng có nhiều người bị tâm thần. Chính bản thân con cũng thấy rất mệt mỏi, căng thẳng chứ không có sự an ổn, nhẹ nhàng khi ngồi thiền. Từ khi có duyên lành nghe Pháp Thầy giảng, con không cố gắng gồng lên ngồi thiền cho đủ 1 giờ đồng hồ như trước nữa kia nhưng vẫn duy trì khoảng nửa tiếng mỗi ngày với ý nghĩ là thì mình cứ ngồi buông ra không mong cầu gì là được. Tuy nhiên vì con thấy sâu xa trong cái gọi là duy trì, không mong cầu nghe có vẻ "hợp pháp" ấy là cái mong muốn không bệnh, không cần uống thuốc, lo sợ lỡ nghỉ ngồi thiền mà bệnh thì phải uống thuốc... Vậy nên con quyết định nghỉ không ngồi nữa ạ.

Con đang bị cảm cúm. Nghẹt mũi không thở được. Lúc như thế thì thường nghĩ và tìm cách này cách khác như xông hơi, tập thể dục... làm sao cho hết cảm, nghẹt mũi, cứ cố hít vào mà mũi tịt lại càng thêm tịt. Ngay lúc đó con thấy như là: bản ngã đây chứ đâu. Cứ kệ đi, cơ thể vẫn có không khí bằng cách thở mồm đấy thôi, thì dần dần mũi cũng thông. Thầy ơi, bản ngã nó ở mọi lúc mọi nơi thế hả Thầy?

Ngay khi thức giấc nằm nhắm mắt con có ý tưởng hình dung sẽ viết mail trình Thầy những điều này, con cảm thấy trước mặt con một vùng bao la rộng rộng mà con vẫn thấy con thở, vẫn thấy mũi đang nghẹt, tay con vẫn để trên bụng nghe ấm ấm. Cứ để im vậy thì cái vùng rộng rộng ấy có lúc tiến lại gần hơn mặt con hơn, có lúc lại tiến ra xa. Một lát sau thì hết. Đó là gì vậy hả Thầy?

Kính Thầy. Chúc Thầy cùng các Sư, Ni sức khỏe, an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nhân nghe lại bài giảng chủ nhật vừa rồi, các bạn hỏi lại về nhiệt tâm, cần mẫn, về định... nên con có dành thời gian thoải mái, tĩnh lặng thấy biết sự thở. Sau khi xong, con nghiệm ghi lại bài học thế này ạ, con xin trình pháp:

Sự thở vốn nhiệt tâm, cần mẫn, đều đặn không ngừng, không cần động lực, người hối thúc hay truyền cảm hứng, không dựa vào ai, không cần mong chờ ai giúp đỡ. Sự thở tự mình là điểm tựa vận hành của mình, không bị và không ảnh hưởng, dính mắc trực tiếp lên ai, chỉ có mối tương giao với các pháp (các bộ phận khác trong cơ thể) đang vận hành. Sự thở tĩnh lặng, vô ngại, có lúc khỏe lúc không, lúc thế này thế khác nhưng bản thân không xao động, không lo sợ, không cô độc và tìm sự che chở. Sự thở dù có thay đổi nhưng bản chất khí vẫn có đó. Sự thở không quay đầu tìm sự thở trước đó, không cố nắm giữ sự thở hiện tại, hay mau chóng muốn đến sự thở tương lai. Sự thở giống như 1 người bạn nhưng bền lâu, ở bên trong, có sẵn trong ta, không có tham sân si.

Trong cuộc sống, ta nên nhớ và lấy sự thở làm gương những khi thiếu nghiêm túc, nhiệt thành, cô độc, nuối tiếc sự chở che, muốn tìm cầu sự chở che khác, tham cầu, sân giận, nản, buồn chán, không nhớ dục tín tấn, không nhớ tin vào pháp tự vận hành theo luật tự nhiên.

Con xin cảm ơn Thầy ạ. Con cũng thắc mắc là:

1. Khi con ngồi rỗng lặng trong sáng cảm nhận sự thở, ý tưởng gì hay ho đến thì con biết nó đến, chứ không cố nhớ thì đây có phải là cách trải nghiệm, trực nhận chánh kiến và chánh tư duy bằng sự thở không?

2. Con làm vậy có bị lọt vào "thiền tưởng" gì không ạ?

Xem Câu Trả Lời »